Xuân TÂN MÃO - SỐ 49 - THÁNG 01 NĂM 2011

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam (Kỳ 32)     

Hoàng Thiếu Khanh

Thăng Long (1)

Tản lỉnh Lô giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Đồng du hiệp thiếu tẩn thành ông
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung

(Thăng Long 1)

Núi Tản sông Lô năm năm vẫn vậy
Đầu bạc lại được nhìn thấy Thăng Long
Nghìn năm trôi qua những tòa nhà đồ sộ nay thành đường cái
Một mảnh thành mới vùi lấp cung xưa
Những người đẹp ta hằng quen biết nay đà con ẩm con bồng
Những chàng bạn bè thủa nhỏ nay đã thành những lão già
Một đêm nằm ưu tư trằn trọc không ngủ nỗi
Có tiếng sáo đâu đây văn vẳng dưới ánh trăng )

Núi Tản song Lô năm tháng đồng
Bạc đầu lại thấy được Thăng Long
Ngàn năm nhà lớn thành đường cái
Một mảnh thành mới vùi lấp cung
Người đẹp quen xưa nay thiếu phụ
Bạn bè thân trước thành lão ông
Ưu tư đêm vắng không ngủ được
Tiếng sáo đâu đây vẳng trăng trong

HKK 
Ý bài này phảng phất bài Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài của Lý Bạch:

….
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu

( Cung Ngô Hoa cỏ che đường vắng
Đời Tấn cân đai hóa núi già )

Tuy nhiên ta có thể nhận thấy ý và lời của Tố Như còn sâu sắc hơn nhiều.

Tản Lỉnh tức núi Tản Viên, ở Sơn Tây, thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Lô Giang tức sông Lô, chảy qua tỉnh Vĩnh Phú.
Thành Thăng Long các đời Lý, Trần, Lê nằm ở Tây Bắc Hà Nội. năm 1805, vua Gia Long hạ lệnh phá bỏ thành Thăng Long cũ và cho xây một thành mới nhỏ hơn, nằm ngay trên các cung điện của những triều vua cũ.
Nguyễn Du làm bài này khi ông 48 tuổi, ra Bắc lần thứ hai. Ông rời Thăng Long năm 1789 lúc vua Lê đã bỏ sang Trung quốc. Lúc bấy giờ ông mới 25 tuổi.

 
Quỉ môn quan

Liên phong cao sáp nhập thanh vân
Nam Bắc quan đầu tựu thử phân
Như thử hữu danh sinh tử địa
Khả liên vô số khứ lai nhân
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ
Bố dã yên lam tụ quỉ thần
Chung cồ hàn phong chuy bạch cốt
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân

(Ải Cửa Quỉ)

Núi cao trùng trùng tiếp giáp mây xanh
Ranh giới Bắc Nam được phân chia ngay chỗ này
Chỗ này có tên là đất chết sồng
Khá thương vô số những kẻ chinh chiến đi về
Bụi gai che lấp nơi rắn và cọp ẩn núp
Khí độc khói sương quỉ thần tụ hợp
Tự nghìn xưa, gió lạnh thổi xương trắng
Kỳ công của những tướng nhà Hán có gì đáng khen? )

Quỉ Môn Quan

Núi cao trùng điệp tiếp trời xanh
Nam Bắc chỗ này là giới ranh
Danh tiếng nơi đây vùng tử địa
Bao người qua lại chốn tử sinh
Bụi gai đầy phủ núp cọp rắn
Sương khói vây quanh tụ quỉ thần
Gió lạnh từ xưa thổi xương trắng
Kỳ công tướng Hán có gì vinh? 

                                                HKK

Quỉ Môn Quan là một ải nằm giữa biên giới Việt Hoa vùng Lạng Sơn, rất ư là hiểm trở, và là nơi mà quân ta đã từng phục kích và tàn sát quân xâm lược Trung quốc thời phong kiến.

Thơ cổ Trung Hoa có câu:

Quỉ Môn Quan, Quỉ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn!

Cửa Quỉ Môn, Cửa Quỉ Môn!
Mười người đi, một người về!

Lạng Thành đạo trung

Quần phong dũng lãng thạch minh đào
Giao hữu u trung quyên hữu sào
Tuyền thủy hợp lưu giang thủy khoát
Tử sơn bất cập mẫu sơn cao
Đoàn Thành vân thạch tịch tương hậu
Hồng lĩnh thân bằng nhật tiệm dao
Quái đắc nhu tình khinh cát đoạn
Khuông trung hòa hữu bút như đao

(Giữa đường Thành Lạng)

Gió núi chập chùng thổi vào đá nghe như song vỗ
Thuồng luồng có hang sâu, chim quyên có tổ
Nước suối chảy gộp lại thành nước sông rộng
Núi con chưa đủ, núi mẹ cao
Mây đá Đoàn Thành còn đợi nhau khi chiều xuống
Bạn thân Hồng Lỉnh ngày càng chia xa
Quái thật tình than sao dễ đứt
Trong tráp lại còn có bút sắt như dao )

Trên đường thành Lạng

Gió dập vào đá nghe như sóng
Thuồng luồng có động quyên có sào
Nước trôi từ suối thành sông rộng
Non bé chưa cao, non mẹ cao
Mây đá Đoàn Thành chiều nhau đợi
Bạn bè Hồng Lỉnh ngày xa nhau
Tình xưa quái lạ sao dễ dứt
Trong tráp bút còn sắt như dao

                                                HKK 

Đoàn Thành là một thành nhỏ ở Lạng Sơn, cửa ải cuối cùng trước khi qua ranh giới Trung Quốc - Việt Nam

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2011