SỐ 58 - THÁNG 4 NĂM 2013

 

Thể thơ ngắn 10, 12, 14, 16 chữ

Huỳnh Kim Khanh 

Thơ Hai Ku của Nhật được xem là ngắn nhất, vỏn vẹn có 17 chữ
Thơ Việt Nam dùng hai câu lục bát kết thành bài thơ ngắn hơn, 14 chữ theo đề nghị của nhà thơ Thi Vũ.

Trong bài này tôi sẽ nhìn tổng quát về cách kết cấu của những bài thơ ngắn từ thể thơ Việt Nam, đặc biệt là thơ Tứ Tuyệt bốn câu, mỗi câu 5, 6, 7, 8 chữ v.. v...  Trong phương thức này, chúng ta chỉ cần lấy ra hai câu đầu của một bài thơ Tứ Tuyệt là đủ để kết hợp thành bài thơ ngắn thể loại mới.

Thơ Ba Ku do chữ Bài Cú, có nghĩa là trình bày câu cú mà ra. Một câu được ngắt ra làm ba đoạn 5, 7, 5 chữ để diễn tả một ý niệm như một nét phác họa của tranh thủy mặc, thô sơ, cô đọng, thâm thúy, sâu sắc. Ta để ý số chữ của mội đoạn là số lẻ, cộng lại là 17 chữ cũng số lẻ.

Trong khi đó nếu ta dùng hai câu trong bất cứ bài thơ Tứ Tuyệt nào, tổng cộng lại ta cũng có được 10, 12, 14, hoặc 16 chữ, toàn số chẵn.
Thí dụ bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt sau

Đề chùa Vô Vi
Vắt vẻo sườn non Trạo
Lơ thơ mấy ngọn chùa
Hỏi ai là chủ đó
Có bán tớ xin mua

Trích hai câu đầu và trình bày lại, chúng ta có:

Vắt vẻo
Sườn non Trạo
Lơ thơ
Mấy ngọn chùa

Câu đầu bắt đầu và kết thúc bằng vần trắc
Câu cuối kết thúc bài thơ bằng vần bằng

Ta thấy có một sự đối đãi nhịp nhàng về âm điệu. Đó là điều cốt yếu của thể thơ ngắn.
Âm điệu lúc đầu đi lên rồi đi xuống và kết thúc bài thơ

Lấy một thí dụ khác như đoạn thơ thất ngôn tứ tuyệt sau

Em đứng bên bờ sông xa thẳm
Nhìn theo con nước chảy xuôi dòng
Em nhớ lại lần đầu gặp gỡ
Tình ta rồi như bọt nước trôi sông

Trích hai câu đầu, viết ra thành bài thơ ngắn:

Bơ vơ
Em đứng
Bên bờ sông
Xa thẳm
Nhìn theo
Con nước
Chảy xuôi dòng

Hoặc giả lấy hai câu sau:

Ngùi nhớ tình xưa
Em nhớ lại
lần đầu
gặp gỡ
Tình ta
rồi
như bọt nước
trôi sông

Cứ thế, từ bất cứ hai câu thơ thể 5, 7 chữ, ta có thề đút kết lại thành một bài thơ ngắn giống như thề thơ Baku của Nhật, cũng cô đọng, sâu sắc nhiều ý nghĩa.

Sau đây chúng ta thử khai triển cách thức làm thơ ngắn từ những câu thơ mới 5,6,7,8 chữ đã hiện hữu trong thơ Việt Nam.

1. Thơ 5 chữ:

Như đã nêu trên, từ hai câu thơ 5 chữ, ta làm thành một bài thơ 10 chữ

Đêm vỗ về mộng mỵ
Niêm nhung nhớ tràn trề

Đêm hoang
Đêm
Vỗ về
Mộng mỵ
Niềm
Nhung nhớ
Tràn trề

Trăng nằm chờ bóng tối
Về ôm ấp đem đen

Trăng
Trăng
Nằm chờ
Bóng tối
Về
Ôm ấp
Đêm đen

Biển mênh mông huyền bi
Sóng ồ ạt điên cuồng

Biển động
Biển
Mênh mông
Huyền bí
Sóng
Ồ ạt
Điên cuồng

Bàn tay em ngón nhỏ
Bờ mông em đẫy đà

Đường nét
Bàn tay em
Ngón nhỏ
Bờ mông em
Đẫy đà

 

Ta yêu em rời rã
Em đón nhận đê mê

Đam mê
Ta
Yêu em
Rời rã
Em
Đón nhận
Đê mê

Cuộc tình sao lận đận
Cuộc đời sao mong manh

Mong manh
Cuộc tình
Sao lận đận
Cuộc đời
Sao mong manh

 

2. Thơ 6 chữ

Cũng theo cách thức đã nêu trên, bây giờ là thơ sáu chữ

Ta đứng bên bờ vực thẳm
Nhìn theo sóng nước trùng trùng

Nhìn trùng
Ta đứng
Bên bờ
Vực thẳm
Nhìn theo
Sóng nước
Trùng trùng

Tay ta vuốt vùng da thịt
Môi em nông thắm ân tình

Vùng đam mê
Tay ta
Vuốt
Vùng da thịt
Môi em
Nồng thắm
Ân tình

Chiều xuống trên bờ biển vắng
Người đi cuối nẻo phong trần

Phong trần
Chiều xuồng
Trên
Bờ biển vắng
Người đi
Cuối nẻo
Phong trần

Sương lạnh đầm đìa lá cỏ
Đêm sâu rời rã cô phòng

Đêm sâu
Sương lạnh
Đầm đìa
Lá cỏ
Đêm sâu
Rời rã
Cô phòng

Lời tỏ tình sao vụng dại
Niềm tin yêu quá ngây thơ

Tình ngây thơ
Lời tỏ tình
Sao
Vụng dại
niềm tin yêu
Quá
Ngây thơ

 

3. Thơ 7 chữ

Bây giờ dùng thể thơ bảy chữ

Em đứng đó tóc dài đen mượt
Ta ngồi đây tình héo khô gầy

Phút vụng về
Em đứng đó
Tóc dài
Đen mượt
Ta ngồi đây
Tình héo
Khô gầy

Trăng nằm xuống ruổi dài xa tắp
Sóng vỗ ra mù mịt phương trời

Biển trăng
Trăng
Nằm xuống
Ruổi dài
Xa tắp
Sóng
Vỗ xa
Mù mịt
Phương trời

Mây trôi mãi không về với biển
Sóng vỗ hoài chẳng lại bờ xưa

Mây và biển
Mây
Trôi mãi
Không về
Với biển
Sóng
Vỗ hoài
Chẳng lại
Bờ xưa

Làm sao nhắn được lời yêu cuối
Để gửi cho người yêu chốn xa

Lời cuối
Làm sao
Nhắn được
Lời yêu cuối
Để gửi
Cho
Người yêu
Chốn xa

Vắng em vũ trụ là sa mạc
Tinh tú ngân hà lạc hướng rơi

Trống vắng
Vắng em
Vũ trụ
Là sa mạc
Tinh tú
Ngân hà
Lạc hướng rơi

Yêu em tình đã tan thành khói
Nỗi nhớ niềm yêu đã dại khờ

Yêu em
Yêu em
Tình đã
Tan thành khói
Nỗi nhớ
Niềm yêu
Đã dại khờ

Trăng đêm lặng lẽ về trong mộng
Gác vắng âm thâm ngủ giấc đêm

Gác vắng
Trăng đêm
Lặng lẽ
Về trong mộng
Gác vắng
Ăm thầm
Ngủ giấc đêm

4. Thơ 8 chữ

Cuối cùng xin xét đến thơ tám chữ

Ta cúi mặt nghe mùa thu trở giấc
Hồn ngất ngư lãng đãng mộng sông hồ

Tiếng thu
Ta cúi mặt
Nghe mùa thu
Trở giấc
Hồn ngất ngư
Lãng đãng
Mộng sông hồ

Trăng nằm xuống ruổi dài đôi bến mộng
Một dòng sông thôi thúc mộng giang hồ

Mộng giang hồ
Trăng nằm xuống
Ruổi dài
Đôi bến mộng
Một dòng sông
Thôi thúc
Mộng giang hồ

Đêm lơi lả đưa mây về gối mộng
Trăng thẹn thò núp gió nẻo thiên thai

Trăng
Đêm lơi lả
Đưa mây
Về lối mộng
Trăng thẹn thò
Núp gió
Nẻo Thiên thai

Ta nói yêu em  đêm dài tĩnh mịch
Bờ mông em gợn thung lũng tình yêu

Thung lũng tình
Ta nói yêu em
Đêm dài
Tĩnh mịch
Bờ mông em
Thung lũng
Tình yêu

Ta hẹn em chiều công viên tắt nắng
Em đến với ta áo rợp phương trời

Chiều hẹn
Ta hẹn em
Chiều công viên
Tắt nắng
Em đến với ta
Áo rợp phương trời

Ta yêu em những đêm dài rời rã
Bờ vai em tóc phủ nét mặn mà

Những đêm yêu em
Ta yêu em
Những đêm dài
Rời rã
Bờ vai em
Tóc phủ
Nét mặn mà

Em đừng khóc khi tình yêu gãy cánh
Khi tàu anh một sớm đã ra khơi

Lời nhắn nhủ
Em đừng khóc
Khi tình yêu
Gãy cánh
Khi tàu anh
Một sớm
Đã ra khơi

Ta bỗng thấy chiều nay hồn sa mạc
Mà môi em là dấu vết lạc đà

Trống vắng
Ta bỗng thấy
Chiều nay
Hồn sa mạc
Mà môi em
Là dấu vết
Lạc đà

5. Bàn về âm luật

Sau khi duyệt qua những thí dụ về thể thơ ngắn, bây giờ xin bàn sơ về âm luật.

Âm là nhạc trong thơ. Mỗi chữ Việt Nam mang một dấu hoặc không mang dấu nào trong năm dấu hiện hữu trong ngôn ngữ của chúng ta: sắc hỏi, huyền, ngã, nặng.

Cộng thêm tiếng không dấu ta có đến sáu tất cả. Trong luật làm thơ ta phân biệt trắc bằng để quyết định là bài thơ có vần trắc hoặc vần bằng ở chữ cuối câu hoặc ở vị trí niêm cốt yếu.

- Vần trắc gồm những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng
- Vần bằng gồm những chữ có dấu huyền hoặc không dấu

Xem đoạn thơ của Đoàn Thị Điểm trong bài Qua Đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( t T b K t T B
t K k T t K K
k K t T b B T
t T k K t T B )

Ghi chú:

- Chữ cao ( Upper Case) tượng trưng cho luật bất biến, nếu đổi sẽ bị chói tai, thất luật
- Chữ thấp( Lower Case) tượng trưng cho luật uyển chuyển, có thể đổi bằng ra trắc hoặc ngược lại mà không bị chói tai hay thất luật

Để ý những chữ thứ 2, 4, 6 và 7 đều tương trưng bằng chữ cao tức âm luật bất biến

Vì ở đây ta không bàn đến thể thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt của Đường mà chỉ áp dụng ở hai câu cuối của thí dụ trên để kết cấu thành bài thơ ngắn. Nên để ý những bài thơ ngắn được trình bày ở phần trên bắt nguồn từ câu thơ kết thúc vần trắc rồi tiếp tục khai triển và kết luận bằng một chữ vần bằng. Lấy hai câu chót:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( k K t T b B T
t T k K t T B )

Dưới đèo
Lom khom                 k K
Dưới núi                    t T
Tiều vài chú              b B T
Lác đác                    t T
Bên song                   k K
Chợ mấy nhà             t T B

1. Năm chữ

Bàn tay em ngón nhỏ    b K k T T
Bờ mông em đẫy đà      b K k T K

Đường nét
Bàn tay em
Ngón nhỏ
Bờ mông em
Đẫy đà

Bờ môi em hé mở          b K k T T
Làn tóc em buông lơi     b T k K K

Suối tóc
Bờ môi em
Hé mở
Làn tóc em
Buông lơi

Năm năm tình lận đận              k K b T T
Niềm yêu quá phũ phàng         b K t T B

Tình lận đận
Năm năm                       k K
Tình lận đận                   b T T
Niềm yêu                       b K
Quá phũ phàng               t T B

Ở đây sau khi ngắt đoạn, hai chữ kết thúc của hai câu chẵn phải đối nhau vế âm luật
Ta thấy quan trọng nhất hai chữ cuối của hai câu thơ gốc là chuẩn của bài thơ ngắn.
Câu đầu kết thúc bằng hai tiếng trắc
Câu sau kết thúc bằng hai tiếng không ( bằng)
Đôi khi âm không làm nhạc của bài thơ phong phú hơn thay vì dung âm bằng.

2. Sáu chữ

Bao năm tình mình lận đận     k K b B t T
Tình yêu rồi cũng chia lìa       b K b T k B

Rồi cũng chia xa
Bao năm              k K
Tình mình             b B
Lận đận               t T
Tình yêu               b K
Rồi cũng               b T
Chia lìa                 k B

Ta thấy khi ngắt ra câu thơ thành những đoạn ngắn âm luật về sự đối đãi vẫn được giữ. Nếu chữ cuối ở đoạn trên vần trắc, chữa cuối của đoạn dưới phải vần không hoặc vần bằng

Trăng đêm lõa lồ đón gió                      k K t B T T
Biển xa vồn vã xa nguồn                      t K b T K B

Lả lơi
Trăng đêm           b K
Lõa lồ                 t B
Đón gió               t T
Biển xa               t K
Vồn vã                b T
Xa nguồn             k B

Đây ta thấy khi ngắt ra, hai câu đầu ở vào ngoại lệ về âm luật, là vì hai chữ cuối đêu là vần không hoặc vần bằng.

Xuân thắm có chàng đến hỏi  k T t B T T
Em thơ chị đẹp ở đâu               k K t T T K
( Thơ Thái Can)

Thắc mắc
Xuân thắm           k T
Có chàng             t B
Đến hỏi                T T
Em thơ                 k K
Chị đẹp                t T
Ở đâu                  T K

Sự ngắt đoạn trong bài thơ này không có ngoại lệ

Em ơi chiếu nay biển động                k K b K T T
Tàu anh vượt sóng muôn trùng         b K t T K B

Biển động
Em ơi                 k K
Chiều nay           b K
Biển động           T T
Tàu anh             b K
Vượt sóng           t T
Muôn trùng         K B

Ở đây ta có một trường hợp ngoại lệ

Đâu đó mùa thu tàn úa           t T b K B T
Chân em giẫm nát lá vàng       k K t T T B

Thu phai
Đâu đó                 k T
Mùa thu               b K
Tàn úa                 b T
Chân em              k K
Giẫm nát              t T
Lá vàng                t B

Không có ngoại lệ về âm luật ở đây

3. Bảy chữ

Chiêu nay bỗng nhớ người yêu cũ   b K t T B k T
Trên nẻo giang hồ tbước cô đơn     k T k B T k K

Chợt nhớ
Chiều nay         b K
Bỗng nhớ          t T
Người yêu cũ     b k T
Trên nẻo           k T
Giang hồ           k B
Bước cô đơn      t k K

Những câu ngắn đối đãi về âm luật: 3 và 6; 1 và 4; 2 và 5

Em đi buổi ấy thu tàn úa                 k K t T K B T
Lá rụng âm thầm theo bước em        t T k B k T K

Bước âm thầm
Em đi                 k K
Buổi ấy              t T
Thu tàn úa         k B T
Lá rụng              t T
Âm thầm            k B
Theo bước em     k T K

Những câu ngắn đối đãi về âm luật: 3 và 6; 1 và 4; 2 và 5

Chờ em cuối nẻo trời mộng mỵ        b K t T B t T
Ôm ấp trong lòng nỗi nhớ thương     k T k B T T K

Cuối nẻo
Chờ em                 b K
Cuối nẻo               t T
Trời mộng mỵ         B t T
Ôm ấp                   k T
Trong lòng              k B
Nỗi nhớ thương        t T K

Những câu ngắn đối đãi về âm luật: 3 và 6; 1 và 4; 2 và 5

4.Tám chữ

Em cúi mặt nghe mùa thu trở giấc            k t T k B K T T
Hồn chơi vơi phong kín áng mây chiều       b k K k T T K B

Cúi mặt
Em cúi mặt         k t T
Nghe mùa thu     k b K
Trở giấc             t T
Hồn chơi vơi       b k K
Phong kín           k T
Áng mây chiều    T K B

Ở đây ta thấy sau khi ngắt đoạn, lẻ chẵn tiếp nhau thì mang sự đối đãi về âm luật:
1 và 2; 3 và 4; 5 và 6

Ta bỗng thấy chiều nay hồn sa mạc  k t T b k B k T
Mà môi em là dấu vết lạc đà             b k K b T T t B

Hồn sa mạc
Ta bỗng thấy      k t T
Chiều nay           b K
Hồn sa mạc         b k T
Mà môi em          b k K
Là dấu vết          b T T
Lạc đà               t B

Sự đối đãi về âm luật của những câu ngắt đoạn cũng giống như trên

5. Kết luận

Tóm lại chúng ta có thể dùng hai câu thơ trong thể 5, 6, 7 hoặc 8 chữ, ngắt ra nhiếu đoạn ( thường là số chẵn) để kết cấu thành những bài thơ ngắn. Luật vế âm điệu thì nên bắt đầu bằng câu kết thúc ở vần trắc của câu nguồn và kết cục bằng một câu vần bằng vữa câu nguòn cuối. Sau kiến trúc thành bài thơ ngắn, tùy trường hợp, ta có được cách diễn tả về âm điệu rất là uyển chuyển và lưu loát.

Một bài thơ ngắn cũng ví như một nét chấm phá đơn giản trong tranh thủy mặc, chỉ một ý đơn sơ được ghi chép theo một âm điệu đối đãi trầm bổng, ngắn gọn mà có thể làm người đọc rung cảm theo như một giọt nước rơi thảnh thót xuống mặt hồ thanh vắng trong đêm tịch liêu.

Huỳnh Kim Khanh

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2012