SỐ 61 - THÁNG 1 NĂM 2014

Hương mận vẫn nguyên mùi…

Vũ Hoàng Thư


Mận đêm, Limeil, Pháp, 2002 - Ảnh VHT

 

hương quyện sớm
tinh khôi ngời
nụ mơ

Trời trong và không khí ươm lạnh bất ngờ. Cánh hoa cong mềm mại như ren áo, màu trắng bao quanh nhụy phấn phớt nhạt thoáng dấu. Khu vườn yên gọi về thanh âm tắt tiếng đã lâu và xa. Vô thanh gõ nhịp dư âm, những nhỏ nhặt đánh điều vũ trụ, những tịch mịch vọng dồn thái hư. Người ngồi xuống không đợi chờ trong ngày lên như thế.
Buổi sáng bỗng đượm hương và nhảy múa vẻ vời lâng ngật. L'oreal phảng phất từ người con gái mắt xanh. Tóc cô vàng phủ chiều màu lụa, tỏa sáng một mình như sao Hôm điểm vào đêm sâu ngất. Ồ, Sao Thương năm cánh ối a… Ta muốn hát một điệu ru người khi con dậu bờ ao còn là điểm hẹn. Nơi đó người con gái đi qua, chân quấn lấy mùi cho người ngưỡng mặt nhìn ở cuối đường.

Em đi để lại mùi hương
Bóng xa vừa khuất con đường xin theo. [1]

Rạng rỡ hiện kỳ rồi mờ dần thành chiếc bóng cuối đường. Người trở thành chiếc bóng hay vốn đã là chiếc bóng ? Đến, đi thu nhiếp trong một khung thời gian. Cái gì còn lại sau những đến, đi nhạt mờ ? Không là chiếc bóng vì bóng đồng lõa với ảo giác. Còn chăng một mùi hương? Mùi hương thành kẻ hướng đạo. Thi sĩ ẩn mật mượn lục bát phiêu hốt để thi hóa một lời kinh chăng ? Này các Tỳ khưu, sau khi ta tịch diệt, Pháp và Luật sẽ là đạo sư của các ngươi…
Len lỏi vào cánh mũi, hương thì thầm nhiều điều. Cách chúng ta vạn lý trùng khơi trong không gian sâu thẳm ngoài kia có một cõi tên gọi Chúng Hương. Ở đó con người sống bằng mùi hương. Ngôn ngữ là hương thơm vi diệu. Kinh Duy Ma Cật bảo thế. Ở cõi ta bà này, hương là một trong năm ứng nhiệm của con người. Biết đâu đó hương mang niềm nhớ, hương gọi ngày xưa và hương tràn trên sóng nước. Hương giang. Bây giờ hương gọi về một sáng lù mù hải đảo, khua thức những chòm mây đen bay ngập trời quê hương một thuở đã lâu. Khí quản như còn giữ lại khoảng không của ngày ấy, lượng dưỡng khí hắt hiu bảo hòa trong huyết phách luân lưu. Không thể như thế, ôm hoài một ký ức hóa thạch. Còn, mất là một giả định ở không, thời gian mà cũng ở tự chính mình. Mất nhau chẳng lúc bước đi, lạc nhau vừa mới từ khi ghé về.

Những khoảng không đóng hộp thành băng. Như cục đá kéo trầm Khuất Nguyên nơi Mịch La. Và thi sĩ trầm mình, chung cuộc với dòng nước. Tiếng nấc thành ly tao. Cõi thơ mở để muôn đời là một dấu hỏi,

Em từ vô tận xa xăm
Trùng lai chất vấn: từ trăm năm nào? [2]

Chùm hoa trắng leo bờ dậu li ti nở từng tháng xuân hàng năm đánh động những ngõ đường hương phấn. Bén một giây rung, người vẽ ra trăm màu lắng đọng thanh hương. Thụ quan lơ là, thế giới như vô tri như sỏi đá. Thi sĩ chạm hai hòn sỏi bật lên cung điệu, thế là ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. [3]

Mai sau để lại hoe vàng.
Cầm nghe có thịt da nàng ở trong. [2]

Mai sau là lời hứa, cái mốc lơ lửng ngàn đời khó nắm bắt mà tình nhân thường hứa hẹn chăng? Hay biết đâu cũng là cánh mai chờ ngày xuân nơi phía sau nhà ? Nơi hậu liêu Mai trầm lời kinh tịch mịch ? Thi sĩ gùn ghè mượn chữ nghĩa, khép mở đôi bờ song môn nhị bội để mở ra vạn lộ thiên sa. Cũng thế, cầm nghe tưởng chừng như hành động bấu víu tuyệt vọng vào một chút thịt da mà cũng có thể là cung đàn gợi khêu hương hơi ? Như Tình Cầm, Nếu anh còn trẻ như năm cũ / quyết đón em về sống với anh… [4]

Từ khi nào thi ca chất chứa ẩn ngữ, từ khi nào nụ hoa đưa lên và không cần nói một lời nào? Trăng không là nguyệt khi trăng hiện hữu nhờ ngón tay. Sự liên tưởng sinh sản ngôn ngữ và giết chết thực tại cùng một lúc, bởi sự vật không được nhìn như sự vật mà chỉ qua cảm nhận từ cái bóng của nó. Sống với bóng là hôn phối với hư vô, là chơi trò cút bắt trên những cánh đồng cháy nám. Trần trụi không chỗ che thân. Hãy đi về đầu xuân hoa lá nở, khi cỏ non xanh tậncành lê trắng điểm. Chẳng phải theo nàng Thúy để tìm sổ đoạn trường nhưng lần gót Cảnh Sầm, theo dấu cỏ non. Chuyện kể rằng thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm đi dạo núi, khi về Sư trưởng ở chùa hỏi:

- Hòa thượng vừa đi đâu?

Trường Sa trả lời :

- Đi chơi núi

Sư trưởng hỏi :

- Ngài đã đi đến chỗ nào vậy ?

Trường Sa trả lời :

- Lần theo dấu cỏ non đi, nghe hoa rơi gọi trở về (thỉ tùy phương thảo khứ, hựu trục lạc hoa hồi).

Thật như nhiên và quyết liệt. Thong dong theo đám cỏ non và nghe cho ra tiếng hoa rơi. Chỉ có kẻ biết lắng nghe mới nhận ra được tiếng hoa rơi vì âm ấy vốn vô thanh. Hựu trục lạc hoa hồi không bằng thính giác mà bằng sự hiệp thông trong ngoài giữa người và hoa. Ta và hoa thành một, thấy hoa như hoa, nghe hoa như hoa, lâng thơm cùng hoa... Và có thể cũng không cần khứu giác. Hay biết đâu chẳng cần nhờ đến giác quan nào?

Mùa xuân có hoa mận [hay mơ] bay thơm trong gió. Hương ngàn đời bay lẳng lặng trong khi loài người mãi bận rộn, chạy đuổi theo những hiện tượng lay động bên ngoài. Ki no Tsurayuki (Kỷ Quán Chi), thi sĩ Nhật cùng thời với Cảnh Sầm ở thế kỷ thứ 9, viết một hòa ca (waka) tán tụng hương mơ. Nhắc đến hoa để gợi khêu một điều ẩn mật, sự thường hằng trong chuyển dịch duyên sinh,

Hito wa isa
Kokoro mo shirazu
Furusato wa
Hana zo mukashi no
Ka ni nioi keru
- Ki no Tsurayuki

The depths of the hearts
Of humankind cannot be known.
But in my birthplace
The plum blossoms smell the same
As in the years gone by. [5]

Ở người
ý mã tâm viên.
Chốn quê
hoa mận
còn nguyên hương mùi.

Đọc mấy câu hòa ca của Kỷ Quán Chi nhớ đến Đình tiền tạc dạ nhất chi mai của sư Mãn Giác. Cùng nói đến hoa, đến hương, nhưng không chỉ đơn thuần nhắc đến diễn biến trước mắt, bởi chưng nhìn, ngửi chưa hẳn đã thấy, biết

Vũ Hoàng Thư
Cận Tết Giáp Ngọ, 2014


[1] Thơ Thi Vũ
[2] Thơ Bùi Giáng
[3] Diễm xưa, nhạc TCS
[4] Tình Cầm, thơ Hoàng Cầm, nhạc Phạm Duy
[5] Ogura Hyakunin Isshu, http://etext.lib.virginia.edu/japanese/hyakunin/

Here is the transliteration with dictionary meanings:

Hito wa isa
people/ as for/ well now...

Kokoro mo shirazu
heart, spirit/ also/ is unknowable

Furusato wa
birthplace/ as for

Hana zo mukashi no
flowers/ [emphatic]/ bygone days/ of

Ka ni nioi keru
fragrance/ with/ emit a scent



Literally:

Well...as for people
their hearts are unknowable.
As for [my] birthplace,
the flowers do
emit the fragrance of bygone days.



Here is what MacCauley makes of this:

No! no! As for man,
How his heart is none can tell,
But the plum's sweet flower
In my birthplace, as of yore,
Still emits the same perfume.

MacCauley, p. 71



Here is our revision of MacCauley:

The depths of the hearts
Of humankind cannot be known.
But in my birthplace
The plum blossoms smell the same
As in the years gone by



And here are some recent translations:

No, the human heart
Is unknowable.
But in my birthplace
The flowers still smell
The same as always.

Rexroth, One Hundred Poems, p. 87


Now I cannot tell
What my old friend is thinking:
But the petals of the plum
In this place I used to know
Keep their old fragrance.

Bownas and Thwaite, The Penguin Book of
Japanese Verse
(Harmondsworth: Penguin, 1964), p. 82


As for people--well,
I don't know how they feel,
but in my old home
these flowers still bloom
with the same scent as before

Sato and Watson, From the Country of
Eight Islands
(New York: Columbia University
Press, 1986), p. 130


I cannot well know
What human feelings may do,
But in this village
The plum blossoms anyway
Still have the fragrance of old.

Galt, p. 35


About the people
living on in this old place
I cannot be sure--
but the plum blossoms at least
have the scent of long ago.

Carter, p. 216

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2014