SỐ 61 - THÁNG 1 NĂM 2014

Năm Ngọ tản mạn về Ngựa

Sưu tầm của Vinh Hồ


Ngua-7
1. Khái quát về ngựa:

Ngựa thuộc động vật móng guốc ngón lẻ.
Động vật móng guốc ngón lẻ phát sinh tại khu vực Bắc Mỹ. Có khoảng 12 họ trong bộ này, nhưng hiện còn tồn tại chỉ có 3 họ.

Trong bộ này được chia thành 2 phân bộ:
   - Ceratomorpha là các động vật móng guốc ngón lẻ có vài ngón chân, nặng nề, di chuyển chậm, bao gồm 2 họ là: lợn vòi, tê giác.
   - Hippomorpha là các động vật móng guốc ngón lẻ chạy nhanh, chân dài và chỉ có một ngón chân; phân bộ này chỉ có 1 họ duy nhất là họ Ngựa bao gồm các loài: ngựangựa vằnlừalừa rừng Trung Á và các loài đồng minh khác.

Động vật họ Ngựa đầu dài, cổ có bờm, đuôi dài, gặm cỏ, đôi khi ăn lá, chồi non, chỉ có một móng guốc bằng chất sừng; thích nghi với địa hình thoáng đãng từ bình nguyên tới sa mạc hay miền núi. Tai linh động, dễ dàng xác định nguồn phát ra âm thanh. Mắt nằm phía sau đầu nên có góc nhìn lớn. Nhờ giác quan “thứ sáu”, con đực có thể biết tình trạng kích dục của con cái. Không giống như động vật nhai lại, ngựa có hệ thống dạ dày phức tạp, bộ răng gần như hoàn hảo.

Ngựa có: ngựa bạch, ngựa ô, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, tím đỏ pha đen là ngựa tía, ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, trắng sọc đen là ngựa vằn.
Ngựa vằn tốc độ 55 km/ giờ, chậm hơn các loài Ngựa khác, nhưng bền bỉ và có thể chạy đường xa, sống nhiều nhất ở Phi Châu.

Ngựa sống thành bầy gồm 1 con đực và 1 đàn cái. Các con đực còn lại tạo thành các bầy nhỏ hơn. Con cái đầu đàn kiểm soát sự tiếp cận các nguồn thức ăn/nước uống; con đực đầu đàn kiểm soát các cơ hội giao phối.

Con cái mang thai độ 11 tháng, thường chỉ đẻ 1 con và sinh một. Ngựa con có khả năng đứng dậy và chạy một thời gian ngắn sau khi sinh. Con mẹ cho con bú từ 4 tới 13 tháng và sẽ sinh tiếp sau 1, 2 năm.

Tại vùng ôn đới, con cái động đực theo mùa, từ đầu xuân tới thu; ở vùng nhiệt đới, động đực quanh năm.

Ngựa bắt đầu được thuần dưỡng vào khoảng 4,000 TCL

Ngựa 4 tuổi trưởng thành và tiếp tục phát triển cho đến 6 tuổi. Ngày nay ngựa có tuổi thọ từ 25 đến 30 năm.

Loài ngựa Miniature Horses nhỏ nhất thế giới, cao từ 35 đến 47 cm, sống tập trung ở vùng núi Nam Carolina (Mỹ), có tuổi thọ trung bình từ 40 đến 50 năm, trong khi đó, ngựa bình thường có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm.

Về cách đi đứng của con ngựa có nhiều động từ diễn tả như: Đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt, phốc, phi nước đại, phi nước kiệu, phi rạp mình, ngựa lồng...

2. Ngựa Trong thần thoại:

Ngựa xuất hiện trong văn hóa Đông-Tây từ lâu. Ở phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại như Nhân Mã trong 12 cung Hoàng Đạo. Ở phương Đông, Ngựa là Ngọ trong 12 con Giáp, nằm trong “Lục súc tranh công” truyện thơ ngụ ngôn khuyết danh của Việt Nam. Ngựa là biểu tượng của sự trung thành, tận tụy, tài lộc, thành công, kiêu hãnh, tự do… Ngựa thông minh, khôn ngoan, sống gần người, được người yêu quý, kề vai sát cánh cùng người trong công việc nặng nhọc, kể cả nơi trận mạc. Ngựa có dáng dấp đẹp đẽ, thanh nhã, hiền lành và cũng rất mạnh mẽ, bền bĩ.

Trong thần thoại châu Á, Thiên Lý Mã trông giống như ngựa trắng có cánh Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Bốn con ngựa của Apocalypse trong thần thoại Kitô giáo là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết.

Nhân Mã trong thần thoại Hy Lạp nửa thân trên là người, nửa thân dưới là ngựa. Trong thần thoại Bắc Âu: Kelpie là quái vật tới từ các sông hồ ở Scotland, thường được gọi là Hà Mã.  Ở Phi Luật Tân có Ngựa Quỷ trong tín ngưỡng dân gian: đầu là người, các chi rất dài, ẩn trốn trong rừng, hay cưỡng hiếp phụ nữ. Trong thần thoại Trung Hoa: Bạch Long Mã có nguồn gốc từ rồng, cũng là đồ đệ của Đường Tăng Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.

3. Ngựa trong nghệ thuật:

Có nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa trên sách báo, đền đài, lăng tẩm. Ở các quảng trường, công viên, nhiều nơi có tượng danh tướng ngồi trên lưng ngựa.
Về tranh ngựa, có nhiều họa sĩ Đông Tây chuyên vẽ tranh ngựa.

- Từ Bi Hồng (1895 - 1953): là họa sĩ Trung Hoa hiện đại. Danh họa để lại hàng nghìn kiệt tác đồng thời đào tạo nên những họa sĩ tên tuổi của Trung Hoa.

ng-ua-2-jpg-1350898321_500x0.jpg
Tranh của Từ Bi Hồng

   - Zayasaikhan Sambuu, Mongolian painter (sinh năm 1975, họa sĩ quê  Gobi, Mông Cổ. Ông thường vẽ phong cảnh, sinh hoạt ở Mông Cổ gắn với ngựa và các loài động vật hoang dã.

5-7395-1389069472484494
Tác phẩm Green Horse, tranh của Sambuu

Sambuu từng nghiên cứu về mỹ thuật truyền thống Mông Cổ tại Soyol Fine Art College ở Ulaanbaatar. Giờ đây ông thực hiện sứ mệnh mang vẻ đẹp của Mông Cổ tới công chúng nghệ thuật thế giới.

-John Maler Collier  (1850 –1934): họa sĩ và tác giả người Anh.

200px-Lady_Godiva_by_John_Collier
Một họa phẩm xuất sắc của John Collier,  Nàng Godiva, 1898, đang cỡi trên một con ngựa trắng.

4. Ngựa trong võ thuật:

Gió qua lay trúc, gió đi rồi trúc không lưu luyến âm thanh. Nhạn lướt mặt hồ, nhạn bay rồi mà hồ không giữ hình ảnh nhạn. Người quân tử cũng vậy, việc xảy ra thì tâm tiếp xử, việc qua rồi, tâm lại hư không” (-dịch từ thơ chữ Hán).

Người dụng võ sẽ thấy ngựa trong võ thuật như bóng dáng của thiên thần (Thiên mã hành không).
Chân Ngựa (Mã Bộ) là nền tảng của các thế tấn; phương pháp di chuyển, nghệ thuật tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế nhất nhất đều gắn liền với chân ngựa như chiến tướng trên lưng ngựa hiểu ý ngựa, ngựa hiểu ý chủ, phối hợp điệu nghệ mới thành công. 

Võ thuật cổ truyền có nhiều môn phái, võ phái, hệ phái, lưu phái, gia phái. Mỗi trường phái có cách thể hiện riêng nên về Mã Bộ cũng có đôi điều khác biệt. Mười tám bài Võ quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam có 1 bài liên quan tới ngựa:

-“Chắp thủ khai mã; song thủ phá cước.” (Lão hổ thượng sơn).

Mã Bộ dùng để gọi chung cho nhiều bộ vị như:
Thập tứ mã bộ chân quyền; Thuận thiên nghịch mã; Kỵ mã bộ; Tứ bình mã bộ, Trảo mã bộ; Nhị tự kiềm dương mã; Bạch mã hiến đề; Chắp thủ khai mã; Bạch mã hồi đầu; Bái tổ thâu mã; Nghịch mã cước; Hồi mã cước; Hồi mã thương; Ngựa chiếc; Ngựa đôi; Ngựa biên; Ngựa ba chân hổ; Ngựa tứ bình; Đổi ngựa; Hốt ngựa; Gài ngựa; Triệt mã; Phá mã…; ngoài ra trong võ thuật còn có loại hình Võ bọ ngựa (ngựa trời) gọi là Đường lang quyền (Praying mantis Kungfu)… Hồi Mã Thương là 1 món võ nổi tiếng.

5. Ngựa Trong tín ngưỡng:

Trong quan niệm cổ, ngựa được xếp dưới nguyên lý Dương, tượng trưng cho yếu tố Hỏa. Có nơi, ngựa tượng trưng cho Mặt Trời. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

Trên đồ gốm cổ VN được trang trí hình ngựa bay có 2 cánh giống như ngựa trong văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa.

Dân Hồi giáo ở Đông Nam Á có tục thờ Ngựa, coi Ngựa là vật linh thiêng. Ngựa là một trong những chòm sao của Hoàng Đạo phương Tây, được hình tượng hóa qua người bắn cung Sagittarius, xuất hiện ở vòng cung thứ chín dưới dạng hình Nhân Mã.

Người ta quan niệm rồng bay lên là tung, mã chạy ngang là hoành. Long Mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, hay cho những bậc anh hùng cái thế.

Về nhân tướng, theo quan niệm Phương Đông, người sinh năm Ngọ thường phóng khoáng, có suy nghĩ độc lập, ít để bụng, thích làm ngay không chần chờ do dự.

Trong Kinh Pháp cú nhà Phật có câu:
“Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng những con ngựa gầy hèn”.

Nhờ bản tính đặc biệt, Ngựa được con người thần thánh hóa, huyền thoại hóa, trở thành con vật linh thiêng trong đời sống văn hoá tâm linh.

6. Ngựa Trong chiến tranh, quân sự: 

Từ những ngày xa xưa, ngựa trở thành biểu tượng oai phong lẫm liệt cùng bao chiến tướng lưu danh thiên cổ.

Nói đến ngựa không thể không nhắc đến vó ngựa Mông Cổ. Từ khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162 - 1227) được tôn làm Đại Hãn (Gurkhan) thì vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp các thảo nguyên, đánh chiếm từ Á sang Âu. Nhưng rồi đoàn quân thiện chiến ấy lại ba lần đại bại trên đất Đại Việt. Ngày khải hoàn dự đại lễ  tại Chùa Lăng, Vua Trần Nhân Tông cảm khái làm hai câu thơ trước con ngựa đá:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện Kim âu.”
(Xã tắc hai phen bon ngựa đá;
Non sông nghìn thuở vững âu vàng).

 con-ngua1

Một hình ảnh ấn tượng khác là ngựa miền Viễn Tây, Hoa Kỳ, tái hiện trong các phim Cao bồi. Trên lưng ngựa, anh hùng miền Viễn Tây, hoặc thổ dân da đỏ tung vó bốn phương, hành hiệp giang hồ, anh hùng mã thượng, mặt đối mặt, hiên ngang rút súng ru lô (rouleau) bắn nhanh như chớp, hoặc bắn cung, phóng lao, ném búa, đấu dao găm điêu luyện tại những cuộc chạm trán để tranh giành lãnh địa, v.v… 

Ngựa gắn liền với kỵ binh, kỵ sĩ, hiệp sĩ Tây Phương hay dũng sĩ, chiến binh miền thảo nguyên, sa mạc. Từ đó có những từ ngữ như: ngựa chiến, giáp trụ, sa trường, xa mã.

Trong lịch sử Việt Nam, Phù Đổng Thiên Vương đã cỡi Ngựa sắt, đánh tan giặc Ân xâm lược, rồi phi Ngựa  lên núi Sóc Sơn bay về trời, là hình ảnh kỵ binh đầu tiên của VN.

Ngày xưa, các danh tướng cỡi ngựa chiến xông pha trận mạc.  Tại các nước Âu Mỹ, có những pho tượng đồng lớn ghi tên tưởng niệm những vị tướng tài. Alexander (356-323 TCN), Hoàng đế Macedonia đã chinh phục Ba Tư; Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) xâm lược từ Á sang Âu; Napoleon (1769-1821) được xem là Thần chiến tranh...

Giap Ngo 2014

Tất cả đều có tài cầm quân, bách chiến bách thắng, từng xử dụng những đoàn kỵ binh thần tốc, tinh nhuệ. Những tượng đài tưởng niệm của các vị nầy đều ngồi trên lưng chiến mã. Ngựa gắn liền với chiến công hiển hách. Những chiến sĩ dọ thám, liên lạc, truyền tin, vận chuyển dùng Ngựa để ngược xuôi giữa các chiến trường. Ngày nay, binh chủng Thiết Giáp được gọi là Kỵ binh.

7. Ngựa Trong Hình Pháp:

Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) tức là cột tứ chi của tội nhân cho bốn con ngựa kéo về bốn hướng là một hình phạt thời phong kiến. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành nhiều mảnh. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.

8. Ngựa Trong đời sống:

-Ngựa được con người xếp loại “khuyển mã chi tình”, nghĩa là chó và ngựa là giống vật có tình. Thế nhưng con người lại không chí tình.

Chuyện kể trên núi Vân Vụ bên Tàu trồng trà, quanh năm mây phủ. Buổi sáng người ta cho ngựa nhịn đói lên núi ăn đọt trà no nê rồi giết chết ngựa, mổ dạ dày ra lấy trà, chế biến thành 1 loại trà qúy gọi là "Trảm Mã Trà". Ngựa in dấu nhiều nơi trên thế giới từ Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại, Trung Cận Đông, Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Hồi giáo, Châu Âu Trung cổ, Mông Cổ…

-Bọ ngựa: Con vật nhỏ, nổi tiếng với việc ăn thịt bạn tình trong khi giao phối, ngay khi còn sống.

 Những “cỗ máy sát nhân” tàn bạo trong thế giới động vật
Bọ ngựa

-Nững kiểu búi tóc đuôi ngựa vô cùng quyến rũ, trữ tình, quý phái thịnh hành như sau đây:

3 biến tấu lãng mạn cho tóc đuôi ngựa mùa thu - anh 3cos-02-knotted-ponytail-de-mdn-resized-11b916 kiểu tóc đuôi ngựa đẹp không thể bỏ qua 51380271847-3-bien-tau-lang-man-cho-toc-duoi-ngua-mua-thu-anh-43 biến tấu lãng mạn cho tóc đuôi ngựa mùa thu - anh 7

   -Xe Thổ Mộ xuất hiện từ khoảng thập niên 80/ thế kỷ 19 
có nguồn gốc từ những chiếc xe song mã sang trọng của Vua chúa, của giới thượng lưu tại nước Pháp. Người dân Nam Việt đã cải tiến cho thích hợp với địa hình của miền quê sông nước. Xe Thổ Mộ có 2 bánh bằng cây; thân xe trang trí rất đẹp, được kéo bởi một con Ngựa. Người ta phải đóng móng ngựa bằng sắt. Mắt Ngựa được che hai bên, chỉ nhìn về phía trước. Xe có thể chở từ 5-7 người cùng với hành lý nặng nề.

 Giap Ngo 2014

-Có dòng họ Mã như danh tướng Mã Siêu, nhạc sĩ mã Đình Sơn…  

-Trong dân gian có cụm: từ thiên lý mã, phi ngựa, cỡi ngựa, lạm phát phi mã, mã lực, vành móng ngựa. Con đĩ ngựa, đồ ngựa, giở chứng ngựa… được dùng để  ám chỉ phụ nữ có sức mạnh tình dục cao, trong khi đàn ông thì dùng hình ảnh con .

9. Ngựa trong âm nhạc:

Nhiều lắm chỉ xin trích lời ca từ một số bài nổi tiếng:

-Lệnh vua hành quân trống kêu dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông…

-Ngựa phi ngoài xa hí vang trời, chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi vọng ra khắp nơị. Phiá cách quan xa vời, chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi dậy ra khắp nơi, thắm bao niềm chia phôi.  (HÒN VỌNG PHU 1, Nhạc và lời: Lê Thương)

-Đường chiều mịt mù cát bay, tỏa buớc ngựa phi. Đường trường nếp tàn y, hùng cường vẫn còn bay trong gió. Bóng từ xa, sắp dần qua, bóng chàng chập chùng vuợt núi non cũ. Với hành lương độ đường, chiếc hùng gươm danh tướng. Dưới tà huy, đếm nhịp đi, vó ngựa phi… Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng (-HÒN VỌNG PHU 3, Nhạc và lời: Lê Thương).

-Tuấn mã ơi hãy phi mau về báo hung tin cho quân ta được rõ rằng Võ Đông Sơ đã vùi thây nơi cát bụi quan… hà…”   (Bài vọng cổ Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà).

- Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang
Sáng tác: Phạm Duy

Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời 
Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời 
Ngựa phi như điên cuồng 
Giữa cánh đồng dưới cơn giông 
Vì trên lưng cong oằn 
Những vết roi vẫn in hằn 

Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình 
Thảm cỏ tình yêu dưới chân mình 
Ân tình mở cửa ra với mình 
Ngựa hoang bỗng thấy mơ 
Để quên những vết thù 

Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục 
Giòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt 
Ngựa hoang quên thù oán căm 
Từ nơi tối tăm về miền tươi sáng 

Ngựa hoang về tới bến sông rồi 
Cởi mở lòng ra với cõi đời 
Nhưng đời ngựa hoang chết gục 
Và trên lưng nó ôi 
Còn nguyên những vết thù

- Lý Ngựa Ô:
Sáng tác: Y Vân

Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng (ự..)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, dây cương nhuộm thắm
Cán roi anh bịt đồng vàng
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh

2. Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp đi khắp các nẻo xa
Đi qua suối mộng, trở lại đồi mơ
Đi bên suối đợi, đi sang rừng nhớ
Dắt nhau trông biển hẹn hò (ơ)
Là theo í a theo nàng, anh theo nàng
Anh theo nàng một phen (ơ)
Là theo í a theo nàng, anh theo nàng
Anh theo nàng một phen

3. Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp duyên bén ta thành đôi
Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui
Em mang áo đỏ, chân đi hài tía
Thắt lưng dây lụa màu vàng (ơ)
Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
Lễ tơ hồng cùng nhau (ơ)
Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
Lễ tơ hồng cùng nhau.

- Ngẫu Hứng Lý Ngựa Ô:
Sáng tác: Trần Tiến

ANd9GcQInQLVkrTXI1CTxHVDX8FgdBmnhTgw2povqn7BRv2J8tE4RinqBQ

Đêm phương Nam nằm nghe dòng sông nước chảy
Nghe một tiếng ầu ơ nửa đêm bão giông
Đêm phương Nam nằm nghe đường xa vó ngựa
Nghe một thuở hồng hoang ngựa qua bến sông
Đêm phương Nam nhìn lên mây bay khói toả,
Nhìn hòn đá lăn Nghiêng, nghiêng,
Nghiêng nghiêng câu ca dao,
Nghiêng nghiêng mái chèo
Dưới bóng cây bóng cây ngô đồng, có con ngựa dừng chân, Có hai người yêu nhau
Khớp khớp khớp khớp con ngựa ô ngựa ô ngựa ô
Ngàn năm thương nhớ đất nước có bao bài ca tình yêu ngựa ô
Để anh đón nàng Ơ hơ, ơ hơ, ơ hơ, ơ hờ
Cho ai yêu thương nhau bên nhau mãi mãi
Có tiếng vó khớp con ngựa ô ngựa ô ngựa ô
Ngàn năm thương nhớ đất nước có bao bài ca tình yêu ngựa ô
Để anh đón nàng Ơ hơ, ơ hơ, ơ hơ, ơ hờ
Cho ai yêu thương nhau bên nhau suốt đời
Khớp khớp khớp khớp con ngựa ô
Ô ô ô để anh khớp Khớp khớp khớp con ngựa ô
Ô ô ô để anh khớp Khớp ô ô khớp Khớp con ngựa ô ngựa ô

10. Ngựa trong thành ngữ, tục ngữ:

-Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
-Mã đáo thành công.
-Ngựa non háu đá.
-Cỡi ngựa xem hoa.
-Ngựa chứng là ngựa hay.
-Ngựa quen đường cũ.
-Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
-Đầu trâu mặt ngựa.
-Thẳng như ruột ngựa.
-Ngựa lồng cóc cọt cũng lồng.
-Da ngựa bọc thây.
-Đơn thương độc mã.
-Thiên binh vạn mã.
-Chiêu binh mãi mã.
-Một mình một ngựa.
-Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy: (Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm.)
-Tái ông mất ngựa.
-Bóng câu qua cửa sổ.
-Mặt như mặt ngựa.
-Đường dài mới biết ngựa hay.
-Thay ngựa giữa dòng
-Ngựa về ngược
-Voi dày ngựa xé
-Tứ mã phân thây
-Ðược đầu voi, đòi đầu ngựa.
-Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, ngà voi.
-Gái có chồng như ngựa có cương.
-Ngựa nào gác được hai yên.
-Chữ tốt xem tay, ngựa hay xem xoáy.
-Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn;
-Ngựa le te cũng đến bến giang, voi đủng đỉnh cũng sang qua đò.
-Dần Ngọ Tuất tam hợp.

11. Ngựa Trong Ðiển Tích:

bavarian-chesnut-horse

- Tái ông thất mã:

"Tái ông thất mã" nghĩa là ông già ở biên giới mất ngựa".
Sách của Hoài Nam Tử chép:
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn (nơi giáp giới với Phiên Quốc (Hồ) mất con ngựa. Mọi người đến chia buồn. Ông lão nói:
-Mất ngựa biết đâu là 1 cái phúc!
Mấy tháng sau, ngựa trở về dẫn theo một con ngựa tốt. Mọi người đến chúc mừng. Ông lão nói:
-Được ngựa biết đâu là 1 cái họa!
Được ngựa tốt, con ông lão mê cỡi bị té gãy chân. Mọi người đến chia buồn. Ông lão nói:
-Què thế biết đâu lại là 1 cái phúc!
Cách một năm có giặc Hồ, lệnh Vua bắt thanh niên đi đánh giặc. Quân lính mười người chết hết chín. Con ông lão vì què, nên khỏi đi lính.
"Tái ông thất mã" là một thành ngữ chỉ sự họa, phúc xoay vần, khó mà biết trước được. Trong cái phúc thường có cái họa, trong cái họa thường có cái phúc.

- Con ngựa thành Troie:

Theo thần thoại, quân Hy Lạp muốn chiếm thành, đã dùng một con ngựa gỗ trong bụng chứa nhiều quân mai phục đánh lừa quân Troie vào bên trong thành đánh úp, hạ thành trong đêm. Sau này “Con ngựa thành Troie” dùng để chỉ việc làm có nội ứng bên trong.

- Bóng ngựa qua cửa sổ

Thường được nghe là bóng câu, chỉ thời gian trôi nhanh. Xuất phát từ câu nói Mạnh Tử:
“Nhân thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ.”
(Nghĩa là người ta sống trong khoảng trời  đất cũng như ngựa trắng qua cửa sổ trong chốc lát).
Hán Thư cũng có chú thích rằng bạch câu là con ngựa non, dùng để chỉ sự lướt nhanh cửa bóng mặt trời.

- Da ngựa bọc thây

Mã Viện đã trả lời Hán Quan Vũ (trong  Hậu Hán Thư) rằng:
-“Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn, chứ sao lại nằm yên trên giường, trong tay bọn đàn bà trẻ con mà được ư.”

- Thẳng như ruột ngựa:

Khi nói về tính bộc trực người ta nói “thẳng như ruột ngựa", bởi ruột ngựa dài 22m, ngắn hơn ruột trâu bò, cũng uốn khúc như trâu bò nhưng ống tiêu hóa của chúng có manh tràng, thực chất là một túi bịt đáy dài 1 m, đường kính 0,20 có thể chứa được 30 lít thức ăn trong quá trình tiêu hoá. Trong manh tràng có nhiều vi khuẩn giữ vai trò lên men thức ăn, giúp tiêu hoá được dễ dàng,  ở ngựa không có tập tính nhai lại, do dạ dày không có 4 ngăn như trâu bò. Manh tràng làm thành một một túi xếp thẳng trong khoang bụng nên ngựa được mệnh danh là thẳng như ruột ngựa. Ngựa có thể nhịn được đến 2-3 ngày, nhịn thức ăn từ 3 tháng đến 1 năm, chúng chỉ ăn toàn cỏ vẫn sống được nhưng không béo khoẻ.

- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ:

Dân gian mượn chuyện con vật có thật, để nói đạo làm người. Câu thành ngữ đã nêu truyển thống tương thân, tương ái của cộng đồng người.

- Vành móng ngựa:

Xưa kia ở La Mã, nhà nước trừng trị phạm nhân bằng cách dùng ngựa xé xác. Đó là cách thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Về sau người ta lấy vành móng ngựa để làm biểu trưng cho uy lực của pháp luật. Do đó trong các phiên tòa, bị cáo phải đứng trong vành móng ngựa. Thành ngữ trước vành móng ngựa được hiểu là trước toà án, trước pháp luật, chịu sự trừng phạt của pháp luật.

- Ngựa trắng có cánh:

Trong thần thoại Hy Lạp, hình ảnh ngựa trắng có cánh biết bay, tượng trưng cho cảm hứng trong sáng tạo thi ca.

- Ngựa Hươu:

do câu "Chỉ lộc vi mã". Triệu Cao đời Tần bên Tàu ỷ mình lập Hồ Hợi lên làm vua (tức Tần Nhị Thế), một hôm mang con hươu vào cung chỉ cho Vua nói là con ngựa. Vua bảo Tể Tướng nói sai. Triệu Cao ngoảnh mặt hỏi các quan, các quan vì sợ Triệu Cao nên đều nói đó là con ngựa. Nghĩa bóng chỉ người điêu ngoa, gian trá, tráo trở.

- Ngựa Tre:

tích đời Hậu Hán. Có quan Thái Thú là Quách Cấp thanh liêm chính trực, làm Thái Thú tại Tĩnh Châu. Sau đổi đi nơi khác, một thời gian được chiếu chỉ triều đình cho về lại Tĩnh Châu. Dân chúng kết con ngựa tre mang ra thành rước Quách Cấp vào.
Nghĩa bóng: rước được vị quan thanh liêm chính trực về địa phương của mình.

- Ngựa Hồ, Chim Việt:

tích nói dân Hồ phương Bắc mang triều cống Vua Hán Võ Ðế một con ngựa qúy nổi tiếng là "Thiên Lý Mã". Vua cho nuôi tại vườn Thượng Lâm. Thế nhưng ngựa bỏ ăn, khi thấy gió Bắc thổi tới là ngựa hí lên vui mừng sau buồn bỏ ăn mà chết. Còn chim Việt là do tích Vua Phương Nam cống nhà Vua cặp chim quý nhưng chim chỉ đậu cành hướng Nam. Do đó, trong thơ cổ có câu:

Việt điểu sào Nam chi
Hồ mã tê Bắc phong

Nghĩa là: Chim Việt đậu cành cây phương Nam
Ngựa Hồ hí lên khi thấy gió Bắc. 
Nghĩa bóng chỉ lòng tưởng nhớ quê hương

con-ngua1

- Trú Mã Pha:

do chuyện kể giữa Lưu Bị và Tôn Quyền cùng thi cưỡi ngựa, khi Lưu Bị đi làm rể tại Ðông Ngô. Ðây là ngọn núi nơi cất chùa Cam Lộ bên Ðông Ngô. Sau vụ việc cưỡi ngựa này, nơi đây đổi tên là Trú Mã Pha.

- Bóng Câu Qua Cửa Sổ:

nhanh như ngựa phóng qua cửa sổ. Ý nói thời gian qua rất nhanh. Cùng nghĩa với chữ "Câu Ảnh". Trong Tống sử có câu:
"Nhân sinh như bạch câu quá khích"
(nghĩa là: đời người như con ngựa trắng chạy qua lỗ hở).

12. Ngựa Trong Ðịa Danh Lịch Sử: Núi Mã Yên, Quỷ Môn Quan, Ải Chi Lăng:

Bạch Ðằng Giang hai lần nhuộm máu quân thù. Gò Ðống Ða mồ chôn mấy vạn quân Thanh. Núi Mã Yên, Chi Lăng nơi Liễu Thăng bị chém đầu và hơn một vạn quân Minh bị giết trong trận chiến đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ thứ 15 (1407-1427) dưới sự lãnh đạo của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi và Quân sư Nguyễn Trãi đã giải ách nô lệ cho dân Việt. 

image002
Núi Mã Yên (giống như cái yên ngựa cao độ 200m)  ảnh Tuyết Nhung.

Xã Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Quỷ Môn Quan, Núi Mã Yên, Ải Chi Lăng - con đường độc đạo nghìn năm giữ nước.

Núi Mã Yên còn gọi là Gò Mã Yên gần Ải Chi Lăng, thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. tỉnh Lạng Sơn (cách Hà Nội 105 km) trên quốc lộ từ Hà Nội đi Lạng Sơn.

Toàn bộ ải Chi Lăng như một thung lũng nhỏ, hình bầu dục dài khoảng 4km, chỗ rộng nhất ở giữa khoảng 1km. Phía tây có dãy núi đá vôi Cai Kinh dựng đứng và phía đông có dãy núi Bảo Đài, Thái Hòa trùng điệp. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng. Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng, nằm ven đường cái quan như: núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, ôm kín trong lòng một ải quan.

Từ khi Ngô Quyền giành được độc lập, Lạng Sơn trở thành địa đầu Tổ quốc. Địa thế hiểm yếu được người xưa ghi lại như sau:

"Hàng nghìn ngọn núi la liệt, hàng nghìn khe suối quanh vòng, khí núi độc, đường đất hiểm trở, đi lại khó khăn...".

Lên Lạng Sơn, khi qua ải Chi Lăng, đứng nhìn về phương Nam có một khoảng thung lũng bị thắt lại do một bên là núi đá trườn ra, lại có một trái núi mọc giữa, suối chảy sát chân núi. Lợi dụng địa hình này nơi đây, tiền nhân đã đắp một tường thành đất ngang qua để chặn bước tiến quân thù. Từ đó có tên Ải Chi Lăng. Còn có tên là Cửa Quỷ vì trên vách đá của dãy núi Cai Kinh, có một hình thù trông giống như mặt quỷ khổng lồ hung tợn từ trên lao xuống. Tại lòng ải này, mỗi khi có quân giặc đi qua đều bị quân ta mai phục từ trên núi bắn tên nỏ, bẫy đá lăn xuống như mưa, địch thiệt hại rất nhiều.

Do vị trí địa hình đặc biệt, nơi có con đường huyết mạch từ biên giới phía Bắc vào nước ta, nên qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê... thời nào ải Chi Lăng cũng lập nên những chiến công.

Tập tin:LieuThangthach.JPG
Đá Liễu Thăng cụt đầu, thắng tích của Chi Lăng

Tại Quỷ Môn Quan có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng 30 bước. Mã Viện đánh Việt Nam đi qua đấy dựng bia, tạc rùa đá. Đời nhà Tấn, quân Tàu qua đó bị giết rất nhiều nên có câu:

Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.

Nghĩa là:

Ải cửa Quỷ, Ải cửa Quỷ!
Mười người đi, một người về.

Xưa kia, sứ bộ Việt Nam trên đường thiên lý sang Trung Hoa đều dừng tại Quỷ Môn Quan trước khi tiến đến Ải Nam Quan. Như vậy, Quỷ Môn Quan chính là một phần của Ải Chi Lăng.

Từ thế kỷ 14, Tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh (học trò giỏi của nhà giáo Chu Văn An) đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời vua Trần Minh Tông dừng chân trước Ải Chi Lăng trên đường tuần thú xứ Lạng đã cảm tác bài “Chi Lăng Động” xin  trích nguyên văn 2 câu sau: 

Lâu phong bạt mã cao hồi thủ 
Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề 

Nghĩa là:

Trước gió ghì cương ngựa, lên cao ngoảnh đầu nhìn.
Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời.

Năm 1804 thời nhà Nguyễn, thi hào Nguyễn Du lúc lên trấn Nam Quan nghênh tiếp sứ Tàu sang phong sắc cho vua Gia Long, khi qua Ải Chi Lăng có làm bài thơ sau:

Quỷ Môn Đạo trung
Quỷ Môn thạch kính xuất vân côn
Chinh khách nam quy dục đoạn hồn
Thụ thụ đông phong xuy tống mã
Sơn sơn lạc nguyệt dạ đề viên
Trung tuần lão thái phùng nhân lãn
Nhất lộ hàn uy trượng tửu ôn
Sơn ổ hà gia đại tham thụy
Nhật cao do tự yểm sài môn.
(Nguyễn Du)

-Quỷ Môn quan: Ở phía nam xã Chi Lăng, đường hẹp, núi dốc, địa hình hiểm trở, có 1 ngọn núi trông như đầu quỷ, cho nên mới gọi ải đó là Quỷ Môn Quan.

-Xong sứ mệnh, Nguyễn Du trở về kinh, năm ấy là năm Giáp Tí (1804), tác giả mới 40 tuổi, nhưng đầu đã bạc trắng.

Dịch nghĩa:

Đường đá ở núi Quỷ Môn từ chân mây đi ra,
Lữ khách về nam trông thầy mà kinh hồn.
Gió đông thổi qua hàng cây vào đám ngựa đi tiễn.
Trăng tà lặn sau dãy núi, ban đêm nghe tiếng vượn hú.
Ta đang độ tuổi trung niên mà đã có vẻ già, rất ngại chuyện thù tiếp.
Dọc đường trời lạnh, nhờ hơi rượu mà ấm lòng.
Trong xóm dưới núi kia, nhà ai ham ngủ thế?
Mặt trời lên cao rồi mà cửa tre còn đóng kín.

Trên đường qua Ải Quỷ Môn
Quỷ Môn đường đá dựng, mây vờn,
Chinh khách về Nam muốn đứt hồn.
Gió thốc cây rung, ngựa tiễn biệt,
Trăng tàn núi lạnh, vượn kêu buồn.
Trung niên già cỗi khách lười tiếp,
Độc đạo rét run rượu uống dồn.
Xóm núi nhà ai còn ngái ngủ,
Then cài, cửa đóng, nắng xuyên thôn.
Vinh Hồ tạm dịch.

Đọc thơ xưa, ta thấy tiền nhân từ Tể tướng thời Trần - Phạm Sư Mạnh - đến đại thi hào Nguyễn Du thời Nguyễn - đã từng đến miền quan ải phía Bắc và đã viết nên những vần thơ tuyệt bút ca ngợi vùng đất thiêng, một vị trí hiểm trở, trọng yếu của Tổ Quốc. Nhờ vị trí hiểm trở, trọng yếu đó, mà nước VN được bảo vệ suốt chiều dài lịch sử. Cho nên tiền nhân đã khuyên cháu con phải giữ gìn từng tất đất không để lọt vào tay địch, nhất là vùng đất thiêng ở địa đầu biên ải phái Bắc. 

13. Ngựa và chuyện tình tay ba giữa Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi và An Lộc Sơn:

Ngựa còn gắn liền với cuộc đời hiển hách của bao danh tướng và giai nhân, như trong chuyện tình tay ba giữa Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi và An Lộc Sơn.

5131889387_071419655a

Dương Quý phi thích ăn trái vải, nhưng vải chỉ trồng được ở đất Lĩnh Nam. Vải chỉ giữ được trong khoảng thời gian 7 ngày. Tuy nhiên, vì yêu Dương Quý Phi, nên Vua Đường Minh Hoàng đã tìm mọi cách để làm cho Nàng vui lòng.

Việc vận chuyển vải về kinh thành do những con ngựa chiến đảm nhận. Mỗi khi tới trạm, quan cho đổi một con ngựa mới. Để thỏa mãn sở thích của giai nhân, nhiều người đã bỏ mạng, nhiều chiến mã đã chết vì kiệt sức trên đường. 

Dương Quý Phi rất được hoàng đế yêu chiều, nhưng nàng lại tư thông với Tiết Độ Sứ An Lộc Sơn - một danh tướng, cận thần của Vua. Biết Dương Quý Phi thích quả lệ chi, An Lộc Sơn cỡi chiến mã xuống Lĩnh Nam hái mang về, nhằm lấy lòng giai nhân, người mà sắc đẹp đã khiến cho hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn (tu hoa). Nàng còn có cả tài đánh đàn tì bà, thổi sáo nữa. Sau này, nàng được liệt vào danh sách Tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa.

111008164442-828-618
Phạm Băng Băng trong vai Dương Quý Phi

Có nhiều phim dựng lên từ chuyện tình tay ba này.

"Dương Quý Phi" là bộ phim có kinh phí dự tính lên tới 20 triệu USD với sự hợp tác sản xuất của một số đơn vị điện ảnh ba nước Trung – Nhật – Hàn. Phạm Băng Băng thủ  vai diễn Dương Quý Phi.

Trước 1975, có vở tuồng cải lương “Chuyện Tình An Lộc Sơn” do Thanh Nga, Tấn Tài, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Ngọc Thủy, Minh Trung thủ diễn, xin trích vài đoạn:

-An Lộc Sơn: Trùng ngàn trùng sỏi đá nắng cháy ngựa phi gió câu chẳng dừng chân nơi đâu, đường về thành Trường An xa xôi, long mơ thấy ánh mắt Thái Chân tim nghe bồi hồi. Tay nâng nui quả lệ chi thơm ngon chẳng tiếc nuối tháng ngày qua gian lao, dâng nàng cả tấm lòng tình yêu của Lộc Sơn.

-An Lộc Sơn:  Thái Chân ơi! Vừa biết được Thái Chân yêu thích quả lệ chi đất Lĩnh, thần xin đem chút tài kỵ mã rời khỏi Trường An thương nhớ trên lưng ngựa nâng niu giữ vẹn quả tươi… hồng.
Lòng nôn nóng khi nhìn thấy Dương Phi cắn trái mộng giữa môi hồng. 
Thở khói như mây Long Câu trổ tài thiên lý, tại người nóng lòng hay ngựa nản chân bon, đây tâm tình của An tướng An Lộc Sơn, cuồng nhiệt quá thành vụng về khờ dại, sợ quả giập bầm còn hơn sợ thọ trọng thương, lo trái mất ngon còn hơn lo đoạt thành cướp ải, tâng tiu quả lệ chi như yêu quí bản thân mình.

-An Lộc Sơn:  Trời ơi! Thái Chân ơi! Ta dấy cuồng phong là mong nàng ngự trên ngôi cao tuyệt điỉnh nào ngờ đâu qua bao đao lửu tan thương ta chỉ còn lại Thái Chân một thể xác không hồn. Thái Chân ơi! Còn đầu nữa thiết tha, điện ngọc, cung son, sơn hà, cẩm tú có nghĩa gì đâu danh anh hùng đắt thắng khi ôm trong tay người yêu rũ rượi khép mi sầu.

14. Ngựa Trong Sấm Ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:  

Nguyễn Bỉnh Khiêm tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử và văn hóa VN trong TK 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo, cũng như tài tiên tri. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (Hán + Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi kýThạch khánh kýTam giáo tượng bi minh...

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Ngay trong phần đầu của tập sấm kýcó tựa đề “Trình tiên sinh quốc ngữ” tên Việt Nam đã được nhắc đến:

“Việt Nam khởi tổ xây nền”.

Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề:

Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh” 
(Vịnh về non sông đất nước Việt Nam).

Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân:

-Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: 

Tiền trình vĩ đại quân tu ký
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam 
(Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?).

-Bài thứ hai gửi Trạng nguyên Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối viết: 
Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
(Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài thơ trên còn được chép trong tập thơ  Bạch Vân am thi tập.

Lời tiên tri về chủ quyền Biển Đông của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ:

Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.

(Biển Đông vạn dặm giang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, hai câu đó trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyên văn bài thơ:

Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).

Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Sấm Trạng Trình và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm là những lời tiên tri của Ông về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Người Tàu phải phục tài lý số của ông nên có câu: "An Nam lý học hữu Trình Tuyền".

Trong Bộ Sấm Ký có 2 câu liên hệ đến ngựa như sau: 

"Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình."

ngua%206_kienthuc

14. Kết Luận:

Trong 12 con Giáp, đứng trước Ngựa là Rắn trông dữ dằn, gớm ghiết; đứng sau Ngựa là Dê trông xấu xí, tiếu lâm. Trong 12 con Giáp không con nào có thân hình đẹp đẽ, cân đối, thẩm mỹ, có tánh tình hiền lành, chung thủy, có cuộc đời oanh liệt dọc ngang trên thiên lý như Ngựa.

Ngựa in dấu nhiều nơi trên thế giới từ Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại, Trung Cận Đông, Ả Rập Hồi giáo, Châu Âu Trung cổ, Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ…

Ngựa hiện diện trong đời sống vật chất, tâm linh, tinh thần của con người.

Sau 1 năm con Rắn, thế giới trải qua nhiều thiên tai, địch họa.

Năm con Ngựa cầu mong thế giới được hòa bình, dân chủ, tự do; cầu chúc mọi người được phước, lộc, thọ, khương, an và hạnh phúc.

Vinh Hồ
sưu tầm
14/1/14

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2014