SỐ 63 - THÁNG 7 NĂM 2014

 

Khúc của Phong

Nguyễn Văn Phong

 Kẻ điên rồ đáng mến

Tôi tin rằng cột sống là câu chuyện kỳ vĩ nhất của cuộc đời. Và có người từng nói cơ bụng là nơi tập trung sức mạng của cơ thể. Tôi tập cơ bụng với hứng thú như nhiều người dành cho bóng đá. Ngoài bài tập xà đơn, tôi nhớ về thời tân binh với những buổi bộ hành đến dộp da bàn chân.

Tối hôm ấy chúng tôi đi chợ đêm, dự định sẽ dùng một món ngon ở hội chợ. Bia làm mặt em ửng đỏ. Tôi có cảm tưởng mình là người đàn ông hạnh phúc, không chối từ để em cầm lái cho niềm vui em líu lo không ngớt.

Chờ chuyến tàu lúc nửa đêm và phải tiêu pha chục tiếng đồng hồ, tôi đi dọc đường ray vào làng quê. Cạo râu chỉ là cớ để ngắm đàn bà. Em làm tôi xao xuyến. Và vì còn quá nhiều thời gian chờ đợi và xa nhau thì hạnh phúc chết, tôi nói rằng em sẽ mat-  xa cho tôi. Và chúng tôi quen nhau từ đó.

Em chỉ bị thương nhẹ, nhưng vụ tai nạn đã vĩnh viễn cột tôi với dường bệnh. Từng ca phẫu thuật thừa sống thiếu chết cho tôi biết thế nào là hạnh phúc khi còn hiện hữu trên đời. Tất nhiên là chúng tôi không bao giờ gặp lại nhau. Sau khi ngủ với nhau ở tiệm mat-  xa thì em thôi công việc cắt tóc. Chúng tôi đã gọi điện cho nhau hàng giờ để bày tỏ nhớ nhung. Nhưng chúng ta đều sinh ra mà không trở thành người hùng làm những điều vĩ đại để thế giới ngưỡng mộ. Tôi phải học các chấp nhận sự thật rằng tình yêu chỉ là khoảnh khắc bồng bột đã làm tôi tàn phế, hẹn ước là ảo mộng, cuộc đời thấy không cần phải níu giữ điều gì, đơn giản là sống tiếp.

Trong những người điên rồ trên thế gian, chuyện về người cậu của tôi không có gì đặc biệt. Ngay khi khởi hành là lúc cậu đã mạng nợ. Khởi sắc nhất là lúc cậu sở hữu trại nuôi bò sữa, ngay cả khi đó thì cậu vẫn về nhà loay hoay đào một cái ao để nuôi ếch. Cậu ghen tuông vì mợ mặn nồng với người bạn, vậy ai cung cấp tài chính để cậu được đặc xá khi công ty vỡ nợ?

Thấy tôi bò toài trên đống phân, người cậu của tôi bất ngờ phô trương tinh thần lạc quan của kiểu nghệ sỹ suốt đời tay trắng. Cậu hốt đống cứt và chùi đít cho tôi. Cậu nhận xét rằng mùi cứt còn rất thối , hỏi cái đầu đã phát hiện được ý tưởng sáng tạo nào chưa(?).Không còn lạ cái vẻ lâng lâng trên mây của cậu, tôi nói lòng tuyệt vọng đang chờ cứu thế của thời đại.

Cậu ra Hà Nội mua mớ thiết bị phát sóng âm để thu phục yến trời. Nhiệm vụ của tôi là duy trì hoạt động của một số website hướng tới thương mại hóa. Đây cũng chính là hai cách làm giàu mà người điên rồ tâm đắc nhất.

Mợ nổi đóa với dàn loa phát âm thanh ma mị. Nôn nóng kiếm tiền của cậu cứu tôi khỏi bộ mặt hốc hác vì đợi chờ những cách chim trời. Trong lúc kẻ điên rồ đắm chìm trong tuyệt vọng , tôi luôn tìm được cái gì đó bổ ích trên mạng với một sự thích thú được chia sẻ ở một mục nào đó. Tôi không bao giờ đăng tải những bài mang mục đích PR cho một cái gì đó vì nó mang lại cảm giác đang dụ dỗ người đọc. Nhưng luôn tìm thấy một bài viết chân thành bất vụ lợi để PR cho đề tài của mình.

Khi Xe Đạp Điện được nhiều người biết đến thì chúng tôi trở thành nhà tiếp thị cho nhiều hãng xe đạp điện. Sau một lần nhậu nhẹt với người Nhật, cậu hớt hải đến gặp tôi thông báo 100 triệu cho chuyển nhượng Xe Đạp Điện. Cậu quẳng thêm cho tôi Nhạc Đỏ, Ô Tô Bay, Vua Đầu Bếp, Aó Dài… Tôi phải hiểu rằng mình vừa thắng lợi để con người nghệ sỹ trong cậu có nhiều ý tưởng mới , dù không thể phủ nhận đôi lúc ổng thật điên rồ.

Trốn Net

Tim tím những gầy hao duyên dáng bên chùm lá. Hơi xuân mang theo ấm áp, lá non đã vội hoa đầy. Một khi hạ nắng, cành xoan nặng quả đung đưa, lá xanh căng tràn nhựa sống. Đông về thì rụng lá, quả teo quắt nuôi hạt. Cây ngủ dài bên ngày buồn không nắng; đất nứt nẻ, rễ chẳng muốn sinh sôi.

Cũng nở hoa trong hương xuân, bưởi trưng hoa màu trắng. Chu kỳ cự sống chỉ xoay quanh trái ngọt, vừa đâm chồi đã vội trổ hoa chi chít. Tất cả đều hướng đến mùa hè.

Dưới ánh điện , tôi trở lại là một triết gia. Những gì tôi đã làm để phải vào tù không là gì khác ngoài kiêu hãnh. Tôi được đi về miền khai hoang, chưa có dấu chân mòn lối. Và ngay bên kia dãy núi là vời vợi những con người. Một dòng tương tác của cái tôi với phần còn lại của thế giới.

Nếu tôi là mối nguy hiểm thì cơ nhiệt vẫn không nóng bằng ngọn lửa cháy nhà, vậy có cần kiên nhẫn để thấy con quái vật ấy có diện mạo ra sao?

Nhưng nếu tôi chỉ ngồi để trách móc chính trị thì sẽ không sống nổi một ngày. Bữa cơm là của hắn, chăn ấm và mái nhà che sương là của hắn.

Tôi cố ngoi ngóp để kiếm tìm thứ gì đó không thuộc về chính trị, hay đơn giản là tôi không phải mang ơn kẻ đã tống mình vào tù. Màn đêm tìm về ban mai, cây lá hướng đến mặt trời; vậy cuộc đời tôi về đâu?

Tôi bỏ thuốc lá.Hệ nội tiết giả rút lui sâu, bỏ lại cuống họng cho nhức nhối bắt đầu lên tiếng. Những hố loét viêm phế quản mãn tính được dịp thả đờm. Nằm thị sát thể trạng yếu ớt của mình, uể oải và khao khát gục ngã. Trong yếu ớt, một tia sáng hiếm hoi trên con đường không êm ấm với chính trị, “sự thật về cơ thể và bệnh tật”.

Cũng như chính trị tống tôi vào tù, tôi hô “này ổ loét, hãy biến khỏi cuộc đời”, rồi nằm ngủ chờ ngày mai để ngắm nhìn thành quả chữa bệnh. Tôi bắt đầu tươi cười chào đón nắng vàng-   khởi nguồn của chu kỳ trái ngọt. Màu yếu ớt đã nhạt nhòa cho lá trở nên mạnh mẽ.Cơ sở khoa học của phương pháp tự kỷ ám thị là dùng tinh thần để biến đổi những chỗ yếu nhất bên trong. Với một tinh thần mạnh mẽ, cứ việc lên gân quai búa thì cục sắt cũng sẽ thành lưỡi dao.

Nhưng. Thay đổi một hạt ngô là không dễ dàng, tôi nhận ra tín hiệu đau từ cổ họng qua nhiều ngày cố quên. Tôi không thể nói với kẻ đã tống mình vào tù rằng “thôi này anh bạn, chúng ta giảng hòa nhé. Và đưa tôi đến y tế để cứu lấy cái họng thối của tôi đi” . Tôi chợt có một ý nghĩ làm phật lòng các y-   bác sỹ: “Bệnh tật là của cuộc đời, vậy hãy chung sống hòa bình với nó xem sao?”

oOo

Hòn đá nằm bên gốc me nhìn cô quạnh những năm qua, nhớ lớp bụi ngày đất phủ không thấy mây qua. Lời từ giã reo ca, gió về theo sai trái me. Cây đã bao năm tuổi, đá trơ trọi theo dấu chân thời gian mòn lối. Qua thời gian, đá khai sinh thì vườn đã bạc màu.

Tôi không về quê ngoại, không có cảm tình với những hòn đá ấy vì chẳng thể nào bao bọc lấy nó. Có lúc tôi hình dung nơi ấy như một vương quốc nhỏ ,ấm yên trên những quả đồi. Ông ngoại là quốc vương, và ăn cơm độn là điều gì đó có thể chấp nhận được. Tôi không thuộc về vương quốc ấy. Mẹ thoát ly rồi lấy anh thương binh là bố. Bố đèo tôi, mẹ cũng đèo đứa em trong lần cả nhà về ngoại. Tôi liên tưởng về một khởi nguyên, có trước, mờ ảo và thiên thu bên đời.

Chiến tranh để lại dư âm trong tôi như một giấc mơ mà nhiều thế hệ đổ máu. Chiến tranh có đặt ý thức cho mẹ  về giá trị của hòa bình, khi bà sinh tôi trong yên ấm ? Gỉa sử vì khổ đau một thời mà những người được sống hòa bình phải đảm đương một sứ mệnh tươi trẻ của hồi sinh, mẹ sẽ ra sao nếu chính đứa con lại mang oan nghiệt cho cuộc đời mình.

Tay quản giáo thấy tôi viết lách liền tỏ ra không hài lòng, gại giọng để đánh tiếng. Và như sợ tôi lại viết thứ gì đó gây hoang mang dư luận, hắn giật lấy xấp giấy. Hắn có vẻ nghi ngờ khi đọc đến đoạn tôi viết về mẹ. Đáp lại những câu dò xét, tôi chỉ nói rằng mình viết để làm kỷ niệm để có thể sống sót qua ngày, và chỉ viết về những thứ đang chảy trôi trong người tôi.

Hắn đề nghị tôi kể về mẹ, bà ấy là người như thế nào, suy nghĩ ra sao, tính cách và công việc bả làm? Tôi hình dung ra khuân mặt đồng cô mà mẹ lui tới. Bà vẫn thường lên chùa vào ngày tuần. Nhưng tôi chỉ trả lời rằng:

- Bà  không ủng hộ những gì tôi đang làm.
- Thế bà ta có biết là mày bị cấm vận không? Rằng dù mày có phiêu bạt đến nơi đâu thì vẫn có người dõi theo.

Ý hắn là cô bé chui vào tấm chăn trong đêm trên sàn tàu là một chuyện xắp đặt. Và người đàn bà ở vựa đậu luôn sẵn sàng lên giường cùng tôi là vì tiền chứ không hẳn là thèm muốn gì tôi hết.

Đó là chuyến đi trốn net khi linh tính mách bảo chẳng lành. Tôi trút khỏi mình món nợ, trước mặt đã đẹp nét một bầu trời. Kẻ đứng người nằm ở nhà ga dân dã màu cuộc sống. Tôi chưa bao giờ lụi tắt niềm tin về cơ thể, lao động kiếm sống là thử thách cho luồng sinh khí cuộn trào trong huyết quản. Hứng thú với khoảnh khác được chào đón một bất ngờ, không ai biết trước chuyến tàu sẽ đưa ta về đâu.

Tôi bị lôi cổ dậy trong sáng sớm. Cô bé đêm qua lẻn vào tấm chăn ấm , giờ đây đang ngồi nhìn tôi-   kẻ mà mình phải bán tình-   Trong khi tôi trơ trẽn móc tiền mua vé bổ sung. Vỏn vẹn một giây cho suốt kiếp, nó-   người được bàn tay phật tổ cử đến để làm tôi lợ mửa-   thoát ra khỏi vai diễn để cái chạm nhẹ lan tỏa hơi ấm, đưa tưởng tượng đến ngưỡng cửa tội đồ.

Tay quản giáo nghĩ tôi phải khóc như một đứa trẻ. Thực tế luôn sinh động hơn trí tưởng tượng của hắn. Sau khi dừng chân ở một nhà ga, tôi vào làm cho vựa đậu que một chợ đầu mối. Có khuân mặt đàn bà đang cặm cụi lượm đậu, khẽ ngẩng lên nhìn tôi rồi lại chúi vào đống đậu.  Trái với thái độ thường thấy khi một người làm quá ư là chậm chạp, bà chủ không hề quát tháo. Cuối ngày , tôi được thoải mái nhìn cô nàng “đồng nghiệp” sửa soạn bữa tối. Một ngày đến là tôi lại nghĩ tới giờ phút êm ả khi chiều về, trong gian bếp nhỏ, được sai gọt cà rốt hay nhặt nhạnh mớ rau. Cứ y như chúng tôi là một gia đình nhỏ.

Tôi luôn tự nhủ rằng “chưa đến lúc, chưa phải lúc này”. Và chờ cho duyên số chín muồi. Kết cục của chúng tôi tất yếu đến độ tôi không tài nào tưởng tượng được một tình huống mà nồng nàn lại không thuộc về tôi.  Ngay cả khi bà chủ dẫn về một người làm mới thì tay này vẫn không có gì nổi bật để tôi phải sợ mất em.

Tôi sẽ không kể tiếp về đoạn em thông dâm với thằng người làm mới, để cái vẻ cười cợt của tay quản giáo không có cơ hội …thương hại. Tôi sống với những gì mà cơ thể trải nghiệm, và dù tuyệt vọng thì vẫn chẳng khi nào trải nghiệm lại mang tên TRẮNG XÓA.

Buổi thẩm vấn đầu tiên, sắc phục an ninh hỏi:

-  Khi thực tập ở tòa soạn rồi chơi gái quỵt tiền, bị kỷ luật rồi về trường còn gây sự, bị đuổi học, sau đó thì đi đâu và làm gì?
-   Sài Gòn, làm thuê-   tôi trả lời.
-   Trong thời gian đó có kết giao những ai, làm thuê là cụ thể những gì?
-  Không ai. Làm bánh mì.
-  Làm Blog từ khhi nào và do những ai rủ rê?
-  Làm bánh mì nửa năm, về nhà, lúc này tôi tự lập Blog.
-  Trong thời gian đăng tải bài viết lên Blog, thông tin và hình ảnh do những ai cung cấp?
-  Đó là tin bài điều tra của tôi khi còn viết bài.
-  Còn do nguồn nào cung cấp nữa không?               
-  Không.
-  Đưa bài viết lên mạng nhằm mục đích gì?
-   Những người nghe tôi nói tạo nên một tình cảm xã hội không phân biệt giữa bất kỳ ai. Điều đó làm tôi hạnh phúc.
-  Luận điệu vu khống và cách nhìn nhận cực đoan làm mất lòng tin vào tập thể, nhằm chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ thanh danh của Đảng, gây hoang mang dư luận…có nhận thức được tội lỗi hay không?
-  Tôi chưa gây nguy hại một ai, không cướp đoạt tài sản xã hôi. Những kẻ tham nhũng xem người dân là ngu độn…
-  Câm mồm-   tay công an trong trại phải kéo áo tay kia, rồi dịu giọng:
-  Cả nước đang thi đua học tập theo gương Bác thì mày lại vô công rồi nghề với cái trò Blog, để được gì nào, nói cho cả thế giới nghe ư, hay muốn làm người hùng?

Tôi cúi đầu, và nghĩ rằng Bác đón lấy tinh thần của thời đại để giải phóng dân tộc chứ bản thân cũng không cần bắt chước kẻ nào hay làm những việc để có thành tích. Tay kia nhìn tôi hằm hằm. Và buổi thẩm vấn cũng kết thúc.

Đêm về, tôi dựa mình vào tấm chăn dưới ánh đèn vàng mà ngỡ mình là Mai An Tiêm đang bị táp bởi gió biển vẫn bất động cùng sao trời .Nhành dưa đang lớn bất chấp những lãng quên của thế sự. Như thể trong mầm sống đã sẵn có bản năng chống lại trăm ngàn trừng phạt. An Tiêm thiếp đi trong tràn ngập niềm tin rằng “ Ta không sai, và muôn đời chẳng làm điều gì sai trái”.

Cơn giông hình thành từ biển cả . Và những quả dưa hấu chẳng hề hay bầu trời đang chuyển mình oan nghiệt. Mưa trườn vào da thịt ,cắn phập giấc ngủ làm niềm tin ngơ ngác, choàng tỉnh nguyên sơ giữa đất trời.

Tôi bị gọi bật dậy, giám đốc trại giam bước thẳng vào phòng. Tôi cố gắng trấn tĩnh trong khi gã nhìn quanh phòng.

-  Qua đời…

Hắn nói bà đã qua đời, thiêu mình trước phòng chủ tịch tỉnh.Và khách quan là thứ chúng ta phải thừa nhận và thuộc về dòng chảy ấy. Ngoan cố nhưng sâu lắng như tôi sẽ biết cách chấp nhận sự thật này. Tôi phải chấp nhận rằng mình đã giết bà. Tôi một bên lề còn bà lề bên kia,không bao giờ cùng xuống trên một lòng đường. Đi mãi , mãi và cách xa.

Khi đã được ra lao động như những tù nhân khác, công trường mà chúng tôi làm là một đập thủy lợi. Lùn và thằng Râu Rậm không lúc nào rời điếu thuốc. Cả tổ chịu sự quản lý trực tiếp của tay kỹ sư quân đội. Hôm ấy, có tất cả 120 khối , gần 12 h trưa nên nắng cứ như đổ lửa. Thằng Lùn ngán ngẩm, nặng nề nhích ủng qua lớp bê-  tông vừa văng tục chửi thề, định rằng bò lên đón cái bánh mì ba-  tê thì kỹ thuật quát:

- Thằng kia, quay lại đầm nốt trong góc

Lúc này bọn tôi đã lên bờ và bắt đầu nhai bữa trưa, bắt gặp ánh mắt tị nạnh của Lùn, vừa lúc quay sang tay kỹ sư nạt:

-Tao nện chết cha mày …

Và đúng như bọn tôi chờ đợi, tay kỹ sư lao xuống là choảng nhau ra trò. Lùn ôm bụng tên kia quật xuống, đoạn dìm cái đầu bóng loáng trong bùn. Tôi hất cho kỹ thuật chậu nước rồi quẳng cái khăn . Từ ngày hôm ấy thấy viên kỹ sư vui tính hẳn lên, thưa thoảng lại lấy vinataba ra mời nhưng tôi đã bỏ thuốc.

Một ngày có người ra công trường tìm tôi. Có người đến thăm tôi cơ đấy! Một người vừa nói tiếng Anh lại dịch ra tiếng Việt, rằng tôi được nhận một giải thưởng có tên là “Người đàn ông dũng cảm nhất thế giới” cho những oan sai mà tôi đang phải gánh chịu vì những cống hiến trên không gian Internet. Và người đang phiên dịch là đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ .

Trước khi trao phần thưởng, tất cả mọi người đều chờ đợi trả lời của tôi cho câu hỏi:

-  Sau khi ra tù , Blogger có lại trở lại vơí Blogspot?

Bỏ học

"Đi dép đứt quai lấm đất cạnh nếp quần sang trọng không là nặng nề đến phải hoang mang. Không tiền tài danh vọng cũng không đến mức phải hoảng sợ nghĩ quẫn"-   Những suy nghĩ đã làm tôi bỏ học. Bỏ học đồng nghĩa với không yêu mến màu áo quân đội, tương lai đã rơi tuột khỏi tầm tay. Những ngón tay sẽ cử động ra sao khi mở mắt ra đã cần đến tiền. Về quê, hy vọng về đại học bị tôi làm cho trống rỗng.

Chưa có một sự kiện khủng khiếp nào thực sự đến ngay, một khoảng thời gian trì hoãn buộc tôi không thể nằm yên một chỗ. Trong câu chuyện về người đốt cầu, mọi khả năng quay đầu đều vô nghĩa. Tôi nghĩ bỏ học cũng giống như một cây cầu đã bị đốt đi để sự lựa chọn không còn ngây thơ như trò đùa.

Hơi thở thi cử, từng nhóm học sinh được phụ huynh thuê thầy về dạy. Đó là những phụ huynh có tham vọng. Cơn sốt Đại học không ngừng tăng nhiệt, trong khi các bậc phụ huynh không thể giảng toán cấp 3 cho con cái.

Kiếm mấy cuốn sách ôn kỳ thi năm sau, ngôi nhà -   nơi hai năm chờ đợi của bố làm ông khóc thút thít như một đứa trẻ. Buổi tối, tôi sang đèn sách cùng đứa con của người bán rau. Người đầu tiên mà bả giới thiệu để tôi làm gia sư là một người đàn bà bán gạch ngói ở quốc lộ. Hai người vốn xuất thân từ một ngôi làng trên bãi bồi. Tôi được nhận 30 000-   tương đương một cuốn sách -   cho mỗi buổi dạy. Dù vậy luôn có một cái gì đó không ổn trong những giờ dạy học. Cố gắng uốn nắn một bài học nào đó cho một đứa trẻ trong khi mình lại đau đầu loay hoay với bài toán cuộc đời.

Tôi có một lầm lỗi nữa là không xem thầy cô giáo ra gì. Cô chủ nhiệm dạy Hóa, quan tâm những đứa hoàn cảnh khó khăn. Cổ cho mượn sách. Một lần tôi run run khi cổ ban cái phước đó vì tôi cũng chỉ hạng trung trong lớp. Mà theo cô ngày xưa cổ cũng là một học sinh nghèo đã vươn lên để được học bổng và tấm bằng khá. Con ốc sên trốn tránh thế giới bên ngoài đã giẫy như đỉa phải vôi mà trả lời rằng:" Thưa cô, em học đều 3 môn để thi Đại học chứ không có ý định thi Học sinh giỏi".

Đứa học trò của tôi nói về cổ như một thế lực. Không thể mời cổ đến dạy vì đơn giản là cổ không làm cái việc ngớ ngẩn như tôi đang làm,  xin vào nhóm của cổ thì phụ huynh-   họ không chịu. Còn xin vào lớp lại khó ở chỗ cổ dạy lớp chọn. Giải pháp tình thế là mượn một người đã từng thi đậu đại học về kèm cặp, và cái người đó là tôi.

Lúc đó tôi rất ngạo mạn, có người nói tôi không chào hỏi người lớn khi vác mặt đến dạy học. Hết giờ là tôi tìm cách lủi, không bận tâm nói vài lời xã giao với chủ nhà. Tôi ra khỏi trường quân sự không phải để nghe người đời chất vấn "tại sao mày bỏ học?" Tôi bỏ môi trường nề nếp không phải để ổn định với công việc gì đó an toàn; trái lại, bất ổn và thử thách gợi cho tôi về sự rộng lớn của cuộc đời dù đầy hư vô hay ngắn ngủi

Bạn bè cùng trang lứa đã trên đường đua đến tương lai. Mà nếu đã lỡ đứng ra lề cuộc chơi, tôi nhận ra rõ hơn sự cặm cụi của những chú ngựa nòi. Sự thật mà nói tôi còn ngờ ngợ rằng đàn ngựa sẽ phải chạy thêm một hành trình nữa khi đã trở thành nhân tài ở nơi một thành phố nào đó để đến được với sự nghiệp, ở cái thị trấn nhỏ này dường như đã bão hòa.

Tôi cũng nghĩ mình sẽ không ở lại đây lâu. Và tôi đang làm đúng những gì phải làm. Không làm điều gì sai trái. Nếu đốt đi một cây cầu nữa thì tương lai sẽ lại ở phía trước mà thôi. Tôi sống chậm lại, không cắm đầu chạy nữa vì dù sao tôi cũng ra đi.

Một số đứa đòi mẹ đến nhờ tôi dạy để được biết thế nào là gia sư. Tôi mới hay mình từng bỏ lỡ những năm học sinh cho khắc khổ. Những cô gái tuổi hoa mang tươi mới cho cái nhìn về cuộc sống. Tôi không việc gì phải giẫy nẩy khi một cô bé cầm lấy bàn tay tôi. Điều đó minh chứng cho niềm yêu mến. Và nếu như tôi được một học trò mến yêu thì điều mà tôi lo sợ nhất là làm thế nào để mãi luôn được ngồi bên em.

Nếu quân đội là nơi muốn bỏ là bỏ thì ai sẽ là người cầm súng bảo vệ đất nước trước âm mưa kẻ thù. Vậy tốt hơn hết là tôi hãy trở thành một con bệnh tâm thần.

Các y bác sỹ, họ tiêm loại thuốc khiến tôi ngủ li bì ngày nọ sang ngày kia. Trong một buổi chiều không ngủ, tôi chờ thời gian trôi và lắng nghe tuổi đời nhích qua từng ngày. Nhớ đến bệnh xá tiểu đoàn kề đốc bên sân bóng chuyền. Buổi chiều chủ nhật sẽ bắt đầu sớm khi nóng lòng muốn chơi một trận bóng. Cạ với tôi là một thằng lùn tịt, bụng béo úc ích. Nó đánh dở và không ngần ngại xung trận với tôi biết chơi chưa lâu.

Ngắm cây hồng xiêm trước sân, sân bóng không người là những phút yên tĩnh hiếm hoi. Được hòa vào cảnh vật tĩnh lặng là một sự tự nhiên không làm nên tội tình khi đồng đội đang luyện tập.

Tôi không bao giờ được gặp lại những người đã làm nên tôi 2 năm quân ngũ. Hoặc là trong đời tôi đã biết tình cảm chân thành giữa những người đàn ông, hoặc là luôn có một mục đích cao cả để hướng tới. Sau tất cả những nhược điểm của nhau, ngày chia tay là ấm cúng bao trùm, mỗi người đều hát tặng người ra đi. Trái với những buổi tập trung như thường ngày, một chút e ngại trên khuôn mặt tất cả mọi người ám thị một mất mát. Và dù biết sẽ có lúc ân hận, quyết định của tôi được thừa nhận hoàn toàn.

Câu chuyện bỏ học sỹ quan lắng xuống. Không ai biết về kết quả xét nghiệm của bệnh viện tâm thần. Trung úy tuyển quân huyện đội khuyên tôi tham gia dân quân tự vệ. Những ngày điều trị để hoàn tất thủ tục ra quân không liên quan gì đến thời gian sau đó tôi từng làm gia sư.

Tất nhiên tôi không thể suốt đời đi làm gia sư nên khả năng sẽ lại thi đại học ở một trường dân sự. Và đến đây thì một giả thiết được đặt ra là nếu vì một lý do-   ví như trượt vỏ chuối -   làm tôi tiếp tục ở lại với nơi này -   Mà vì đây là câu chuyện của tôi nên tôi sẽ chọn giả thiết ấy - thì liệu sẽ có một sự khủng khiếp thực sự, nó ập xuống cuộc đời hay không?

Trưởng công an xã lúc bấy giờ đang lấy  bằng tại chức, ông chia sẻ quan điểm rằng dù sớm hay muộn thì nhất định phải lấy cho được tấm bằng đại học khi thấy tôi vẫn lẩn khuất dạy kèm. Vẻ mặt quan trọng của ông cứ như thể tôi đang ngồi ở một chức vụ nào đó. Nhưng có lẽ trách nhiệm của công an xã phải bao quát nhân khẩu.

 Chương III

Tôi dành hàng giờ để nghĩ lại về những ngày được sống trong niềm tin lớn. Khi đó tôi là người nhút nhát nhất, mà môi trường lại đặc biết tối kỵ với hèn nhát.-   theo cách phê bình của trung đội trưởng là "không thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo"-   Người vui tính nhất -   có biệt hiệu J.T -   không hề đếm xỉa đến nhược điểm ấy.  J.T luôn làm những việc ngược đời để gây hiệu ứng ngạc nhiên. Nếu ủ dột, hắn cho tôi nghe những lời tục tĩu một cách điềm đạm. Ví như ngón trỏ xiên qua hai ngón còng keo nghĩa là "giao cấu" . Hay bộ mặt nghiêm túc thì hiển nhiên phải bình luận về giao cấu.

Không thể nói rằng ngồi ôn lại kỷ niệm đã làm tôi mạnh mẽ hơn lên. Nhưng luôn có một sự chuyển biến âm thầm nào đó từ chỗ tôi thiếu tự tin dưới màu áo đặc công đến cơ hội làm rõ nét hơn thái độ sống. Cũng như tôi từng khinh J.T không có một lòng tự trọng sâu sắc, bởi những câu khiếm nhã chỉ như đang cù nôn. Tôi buộc phải bật cười vì bị ngoáy vào nách. Và người có chung tầm nhìn với tôi phải là một người ít nói, biết nuôi dưỡng một đích đến đầy vinh quang. Không thể ngưỡng mộ một con người lẩn qua trực ban, nhảy rào chỉ để mua bánh rán chia cho cả những người đang tập trung ôn bài, làm những khuôn mặt ngiêm túc phải nhếch mép. Hắn làm mọi việc như để chả làm cái đếch gì cả.

Tiểu đội trưởng nói xấu J.T khi hắn đang ca gác, hắn cứ nhơn nhơn khi nhận lệnh và có kiểu nhả chữ thoạt nghe thì nghiêm túc nhưng đêm về suy nghĩ vẫn y nguyên cái vẻ nhơn nhơn đang mỉa mai. J.T rất được các sỹ quan tin cẩn.

Ấn tượng của tôi khi đã được gặp lại bạn cũ là một bức tranh lan man, như kiểu “cần phải tập trung bạn bè ở một quán xá nhậu nhẹt thì các mối quan hệ sau ngày ra trường sẽ triển vọng. Hay mình thích người con gái nọ mà nó không nhận lời thì dù nó lấy anh thằng bạn cấp 2 thì tương lai vẫn nhờ cậy được. Rồi phải chơi với thằng vất vưởng nào đó để khi bị chặn xe còn có nơi gọi cầu cứu, chứ trong lòng cũng chả mến gì cái thứ dặt dẹo đó.v.v”. Tôi bắt đầu hoa cả mắt. Nó không êm đềm như tôi mơ tưởng, nó mang lại cảm giác lãng phí cuộc đời.

Thằng bạn khen tôi  mạnh khỏe, hắn kịp đưa về trong đầu những xuất cơm bụi và trận nhậu sinh viên. Ngày xưa đi học, tôi là số kiếp bói cũng không thấy nét mãn nguyện trên khuôn mặt. Được nó bố thí đôi lời tâm sự nhẹ nhàng. Nó nghĩ tôi giờ đây cũng đáng thương hại, đã đứt gánh giữa đường. Hắn bắt đầu dỗ dành, góp ý để mang hy vọng đến cho cuộc đời tôi. Nhưng hắn tỏ ra ngượng ngùng khi bị tôi gạn hỏi  về anh trai mình -   năm lần bảy lượt ảnh trượt Đại học An ninh. Thời điểm ấy ảnh đã là phó Trưởng công an xã. Tôi không biết gì nhiều về anh cho đến một ngày anh chân xiêu chân nao ập vào bưu điện xã. Anh rộng lớn về hai phía những nẻo đường hòng hăm dọa chỉ vì tôi phản ánh cái tủ sách trống trơn; anh xoa ngay khi trích gia phả để tôi họ hàng xa với ả nhân viên bưu điện. Anh chết khi đang khà khật ở một huyện kết nghĩa cho vụ tai nạn. Anh ơi, sao lại phải làm những việc chỉ để hoang mang để rồi đoản mệnh.-    Nhưng trong bộ dạng thiền, tôi không nói những lời ấy cho bạn. Thà cứ ngồi im cho hắn thương hại, khoe khoang về những gì đã học được ở trường đời. Tôi xin phép thắp một nén nhang.

Không mấy người trong số làm ruộng và thợ mộc, học sinh và đàn bà đọc cái gì đó ở bưu điện. Mục “Ý kiến nhân dân” đồng nghĩa với nhà văn hay ăn mày, công chức hay người có đồng thuế vừa bị tham nhũng, tất thảy đều có thể gửi ý kiến, đăng hay không  là quyền ban biên tập. Công khai là sức mạnh của tinh thần xã hội, bất mãn có lối thoát. Có người cha uống ruợu là bất lực trào ra dưới dạng bi ai của cảm nhận những đứa trẻ. Liều chết trước quân thù rồi xa rời tinh thần cộng hòa -   Mà “cộng” là giá trị của chung nhiều người, còn “hòa” nghĩa là tỏa đều đến tất cả-   Cái xấu thì được tưởng tượng dệt thành ác thú, trấn áp tinh thần khi đơn cô. Trao thưởng cho người nào  làm dòng suối cộng hòa đến được với người cha của mọi đứa trẻ trên thế gian.

Cô giáo cũ dạy Lý kể cho tôi nghe về tin đồn có người mở lớp dạy 3 môn cả Toán, Lý, Hóa. Đó là một sự vô lý vì dạy khối A rất tốn calo. Vật lý là môn nghiên cứu những tác động đến con người vì cuộc sống luôn phản ứng với nắng, thời tiết và nhiều thứ khác. Vật lý cần toán và môn Toán học ra đời. Pin mặt trời được phát minh vì nắng thiết yếu cho sự sống chứ không đơn giản là kiếm tiền khi than đá cạn kiệt. Cô khinh tôi vì đã làm những việc không có tương lai, có lẽ cô đã nhìn thấy cái trò gia sư của tôi rồi cũng chết yểu. Nhưng ở tương lai tỷ năm mặt trời chết, há chăng ngày nắng hôm nay là vô nghĩa?

Về đêm, mỏm đồi sau nhà hiền hòa như tri kỷ, tôi khóc cho niềm hạnh phúc đang chết theo lụi tàn những ngày lưu luyến kỷ niệm. Không bao giờ còn nữa da thịt đầy lên cho mùa hạ.

Một ngày, tôi xách áo quần ra đi. Từ đó không bao giờ còn trở về nữa.

Sau này. Một số chuyện, xin được kể lại như sau:

Vị kem ngon nhất đời

Tôi cược rằng ông lão sẽ không kịp chuyển cốc kem đang múc dở cho hành khách đều đang rất căng thẳng hướng cái nhìn về cái kem đã thanh toán tiền của mình, bánh xe khách đã lăn rời từ biệt điểm dừng chân giữa cái oi trưa mùa hè đang đổ lửa. Nhiều người đã đứng hẳn dậy, nhoài đầu ra cửa kính để bày tỏ thái độ không hài lòng với cái vẻ thản thiên lúc này lại rất phản cảm mà người bán kem đang diễn lại có vẻ điêu luyện. Bộ mặt ông khắc khổ vì nắng và vì mưu sinh, cũng có thể vì cả cái sự gắn bó với kem. 

Tôi đinh ninh mình mất toi tờ 50.000 rồi vì đã chót mua cái kem chỉ có 2.000 đồng. Cái ông bán kem có bộ mặt khắc khổ và bủn xỉn này sẽ múc thật chậm và chậm chạp cho kem vào bánh để ô tô chuyển bánh và thế là hợp lý cái sự ông không đưa kịp kem và tiền thừa cho khách. 

“Mẹ kiếp, nắng trên đầu tao chết mất, phải cảm thông với cái phận khốn khổ này chứ”. 

“Tuýt tuýt…” Tiếng còi xe inh ỏi, người cuối cùng đã lên xe. Kem chẳng được ăn thì làm sao mà lấy được lại tiền thừa. 

Nhưng kìa, vẫn cái vẻ khoan thai và chỉ bằng hai bước chân, con người khốn khổ kia thoắt đến ô cửa xa nhất trao những cốc kem cho ba thượng đế nhí. Ông đến bên tôi đầy tự trọng và bằng giọng trầm ấm nhất trần đời. 

-   Mời đồng chí-   cùng lúc tôi nhận được cốc kem và tiền thừa khi vụt nhanh xe ca lao vào đỉnh điểm nắng trưa. 

Cột tiêu

Sang đêm thứ ba thì tôi nằm nghe tiếng dế. Ngỡ ngàng phát hiện ra gió lặng.

Dàn đồng ca chỉ gồm vài giai điệu phối hợp rất nhuần nhuyễn.

Ban mai lạnh, những hạt sương đêm  trên mái hiên đọng lại thành hàng dài dấu vết trên nền đất. Tôi uể oải bắc nước. Ngồi cho hơi ấm xua tan cái lạnh đêm qua quờ quạng kéo chăn trên nan giường gãy. Chầm chậm bắt đầu một ngày mới bằng việc nắn đọt tiêu cột lại.

Song có những đọt quặp xuống, được nắn lên lại gãy rụng. Tôi đưa chúng qua một bên rồi mới ép vào cọc, thêm không gian cho… “tù nhân” thì lập tức chúng ngoan ngoãn nghe lời.

Con đường đất không bóng người qua, những ngôi nhà xây không trát, nhấp nhô là từng rẫy cà phê vuông vức, vườn tiêu lô nhô cọc.

Khi uể oải tan thì nắng đã đánh thức một ngày lao động bên hàng tiêu nhiều ngọn rơi gãy. Tôi dựng chúng dậy cho rễ bám vào cọc; hướng ngọn lên để xanh tốt. Đọt được cột sẽ không gẫy khi mưa đá rơi.

Như giấc chiêm bao

Tôi nhận ra đã lâu mình không cười. Nụ cười cố giấu mà khuôn mặt lại rạng ngời.

Nhưng phải nhìn vào làn môi trong đêm đầy lên trên gương mặt ấy bừng nở nét rạng rỡ, thì tôi mới soi thấu được niềm hân hoan trong lòng mình.

Đoàn tàu lặng lẽ tiến vào màn đêm trên tuyến đường được lập trình sẵn. Đèn  bật sáng khi tàu dừng bánh ở một nhà ga để mọi người biết mình đang về gần hơn bến đỗ bình yên.

Nó nhìn người đàn bà đến ngồi bên tôi khi làn môi đã thăn lại, đôi mắt nhìn qua cửa sổ. Nơi ánh đèn thuyền câu tựa muôn vì sao đã lùi xa vào chiêm bao.

Trong cơn mộng mị tôi tình cờ chạm nhẹ một bàn chân nhỏ, khẽ vang lên lời tự sự của người con gái. Câu chuyện kể rằng mình đã lớn!

Không thấy mặt trời

Sau bữa tối tôi quăng bước chân vào ánh đèn đường. Hít bầu không khí thoáng đãng nơi con hẻm xa lạ.

Ánh điện hắt ra từ gian bếp ấm cúng chào đóntôi bằng câu xã giao của người đàn bà lẳng lơ. Mà vốn nếu không có gã người làm mới để ả liếc mắt đưa tình thì ánh điện ấm áp này đã là của riêng tôi và ả.

Tôi thừa nhận với gã về sự chậm chạp của mình. Gã được bà chủ lựa chọn là người đưa hàng.  Ả người làm rất hài lòng về chàng trai trẻ.

Ả khó chịu với mùi hôi nách của tôi. Chuyện tắm gội những ngày qua làm phiền ả lau chùi bếp núc.

Một buổi tối, tôi lang thang qua quán nhậu, trốn chạy khỏi không gian tình tứ ở gian bếp nhỏ là nơi ước mơ từng ngủ qua những ngày đầu êm đềm. Giờ đây chỉ còn tôi cùng nỗi bất an.

Khi tôi lê bước qua tia sáng khe cửa thì gian bếp đã vắng bóng hồng, ánh đèn nê ông hắt lên khuôn mặt bất ngờ trắng đẹp của gã thanh niên với làn môi tím đỏ, hương thơm và son phấn của nàng rơi rớt trên tấm chăn nệm .

Tôi cứ nằm cho trời sáng để được thấy nét khởi sắc nơi người đàn bà.

 Ngày gió nổi

Con ngõ chung lối nhỏ, nằm mê man bên buổi chiều thênh thang gió. Nhơ nhớp một màu mặn mòi, phảng phất rêu phong. Những dấu chân qua im lìm, tô thêm nhợt nhạt từng màu ngói, con đường.

Người cha của những đứa con bỏ mạng ngoài biển cả hất vào người lạ bức tự họa của ngư nghiệp: “ Làm ruộng thì có chè, chứ  nghề đi biển  lấy đâu ra tiền  mua chè uống”.

Khi nhá nhem nhường chỗ cho điện đèn, những bước chân đã thảnh thơi qua ngày chợ búa. Phó thác cho no đủ còn mong manh, bàn tay gầy nâng niu những lọn tóc.

Lồng ngực thôi đương đầu với biển, tan hoang trong khói thuốc và ánh đèn mờ. Đã thôi không còn ám ảnh bời cái chết. Có hay cơn hoang dại của những ngón tay xinh của người đàn bà an phận bên lồng ngực đã bớt hoang tàn.

Hơi thở mới bỡ ngỡ, bỏ lỡ làn môi mềm. Vợ của thợ đóng tàu chẳng thể thành góa bụa. Người đàn bà vẫn hạnh phuc cùng chồng để đôi chân không còn đi hoang dại. Say nắng có quật ngã một hơi thở mới chưa kịp tìm đến gió biển, đã ngẩn ngơ, nặng nề lê bước qua những ngày gió nổi.

 Mưa phùn ở lò gạch

Lạnh lẽo tung manh áo, bước đến nhà xưởng đã ấm áp ùa về. Những tay đốt lò không biết đến đêm đông. Nếu khoác áo ấm qua nền sân mưa buốt, kéo được gạch xếp goòng đã nhớp nháp mồ hôi.

Lão già nhìn nước lạnh xối vào da thịt khi nặng nhọc đã lặn vào ban chiều. Củi nhiều từ mành nát, nhóm bếp lửa bên làn gió ngày tàn. Sao không hâm nước cho giọt mồ hôi bớt lạnh (?). Nước mắt dỗi hờn của quở trách -   có nồi nước nóng cho quần Jean máy ủi và giám đốc khó tính - không hề tỏ ra phiền lòng.

Những đứa con đã lớn, lão già chờ đợi vầng hào quang không cưu mang giọt mồ hôi. Để không bị bỏ lại với tuổi đời dù kiêu hãnh khi bảo vệ là công việc nhàn hạ. Lão nghĩ gì khi bữa cơm đặt giọt mồ hôi cạnh môi hồng. Rồi dưới làn chăn ấm, lão đẩy ghen tỵ vào manh áo mỏng về tấm phản trơ trọi canh thâu.

Ánh điện ấm áp, cơ thể khoác áo dày. Chối từ điếu thuốc của đốt lò, ánh mắt kế toán chờ một tình cờ. Những câu bông đùa đàn bà, ái tình ở đâu khi những giọt mồ hôi rơi.

Nguyễn Văn Phong

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2014