SỐ 67 - THÁNG 7 NĂM 2015

 

Phiếm luận văn chương: Thơ và nhạc (kỳ 8)

Huỳnh Kim Khanh

Trong loạt bài này, tôi sẽ tuần tự giới thiệu những nhạc sỹ tài hoa của Việt Nam, bắt đầu từ Trịnh Công Sơn rồi sẽ đến những nhạc sỹ tài hoa khác như Hoàng Thi Thơ, Phạm Mạnh Cương, Mạnh Phát, Ngô Thụy Miên v..v..

Thế nhưng nếu cứ nói theo từng tác giả thì sẽ bị giới hạn.

Cho nên tôi sẽ vượt qua từng tên tác giả mà sẽ chú trọng về thơ với nhạc.

Nhạc phổ thơ cũng có nhiều bài nhạc hay. Cho nên tôi sẽ giữ một phần đặc biệt cho những tác giả và những bài nhạc bất hủ này.

Có thể nói trong bài này tôi chỉ chú trọng về những bài nhạc sáng tác với lời bay bướm và trầm bổng như những dòng thơ.

Nếu theo luật này thì trong nhạc Việt Nam không có nhiều tác giả theo kịp. Nhưng nếu các bạn để ý kỹ, thì cũng có rất nhiều tác giả sáng tác đã vượt qua giới hạn đó... Nói chung chỉ có khoảng năm sáu tác giả sẽ nằm trong bản kê khai này...

Thật tình mà nói, tôi đã viết nhiều về đề tài này, rồi bị mất đi vì computer bị crashed hoặc vì lý do nào đó hoặc giả vì cẩu thả... Do đó xin quí vị hãy chờ một tí với sự nhẫn nại, thông cảm. Những lời nhạc biểu thị lời thơ sẽ được kê ra một cách tiêu biểu, ngắn gọn.

Từ giờ trở đi, tôi có thể nhảy từ tác giả này sang tác giả khác rồi cũng có thề vòng trở lại. Là vì nếu cứ đề cập theo thứ tự nêu trên thì bài phiếm luận sẽ trở nên nhàm chán và gượng ép.

Đề tài thơ và nhạc cũng không diễn tả lên ý chính của bài phiếm luận. Đáng lẽ phải để là “Thơ trong nhạc” hoặc “Nhạc trong thơ” v..v...

Một trong những bài nhạc đầu tiên của Trịnh Công Sơn là bài Chiều Một Mình Qua Phố.

Lời nhạc ray rứt mô tả niềm nhớ thương ra rít của một chàng trai đang tản bộ qua phố chiều, ngùi nhớ người yêu với những khắc khoải âm thầm chôn giấu niềm đau tuổi nhỏ rồi tiếp tục dày xéo tâm hồn cho đến cuối cuộc đời

- Chiều một mình qua phố
- Âm thầm nhớ nhớ tên em
- Gió ơi gió ơi bay lên
- Để một loài hoa chợt tím..

...

- Chiều một mình qua phố
- Nghe giòng nước mắt trôi quanh
- Gót chân đôi khi đã mềm
- Gọi buồn cho mình nhớ tên..
- Chiều một mình qua phố
- Âm thầm nhớ nhớ tên em
- Bước chân nghe quen cung buồn
- Lạy trời xin còn tuổi xanh...

...

- Ngoài kia không còn nắng mềm
- Nhoài kia ai còn nhớ tên...

Lời nhạc bắt đầu bằng năm chữ rồi tiến đến theo thể thơ sáu chữ.

Sau bài Diễm Xưa, nếu nói về lời nhạc bay bướm như thơ thì có thể nói đó là bài Tuổi Đá Buồn , Biển Nhớ, Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu, Rừng Xưa Đã Khép, mỗi bài đều có lời bay bướm, sâu sắc khiến người nghe phải phải nghĩ ngợi, bâng khuâng.

Trong bài Ta Ru Ta Ngậm Ngùi, TCS viết lời dìu dặt trầm buồn theo cung Mineur khắc khoải, mất mát nếu đọc kỹ thì có thể tường là lời thơ ngũ ngôn năm chữ:

- Em về hãy về đi
- Ta phiêu du một đờ
i- Hương trầm có còn đây
- Ta thấp nốt chiều nay
- Xin ngủ trong vòng nôi
- Ta ru ta ngậm ngùi
- Xin ngủ dưới vòm cây...

Người nhạc sỹ đã dứt bỏ tình yêu tuổi nhỏ để tiếp tục bước phiêu du bất tận. Rồi có những lúc dừng chân ngầm ngùi tự ru ngủ một mình dưới vòm cây.

Để diễn tả hình bóng cô đơn của người nghệ sỹ lang thang trên bước đường vô định, bài Như Cánh Cạc Bay tuy ngắn nhưng diễn đạt dược hình bóng người yêu lúc nào cũng phảng phất trong lòng người lữ khách. Cung điệu bài nhạc chuyển từ Mineur sang Majeur.

- Nắng có hồng bằng đôi môi em
- Mưa có buồn bằng đôi mắt em
- Tóc em từng sợi nhỏ
- Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh

Những sợi tóc em từ cõi Thiên Đàng nào đó đã rơi rớt xuống trần làm thành những làn song lênh đênh... Thật là thơ mộng, thật là hoang đường.

- Gió sẽ mừng vì tóc em bay
- Cho mây hờn ngủ quên trên vai
- Vai em gầy guộc nhỏ
- Như cánh vạc về chốn xa xôi

Mây hờn ngủ quên trên vai có phải chăng là hình ảnh mái tóc em phủ kín vai gầy. Và vai em gầy cũng giống như bóng dáng của cánh vạc đang bay về cõi xa xôi nào đó.

Rồi bài nhạc chuyển sang cung Majeur với những lời thơ bay bướm, thống thiết diễn tả kết cục của một cuộc tình dang dở:

- Nắng có còn hờn ghen môi em
- Mưa có còn buồn trong mắt trong
- Từ lúc đưa em về
- Là biết xa nghìn trùng!

Một trong những bài nhạc TCS với lời hòa hợp nhịp nhàng với  dòng nhạc tha thiết gợi nỗi nhớ nhung hối tiếc của một Thiên Đàng đã mất, của một trời huyền thoại sơ khai như mối tình đầu.

- Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
- Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
- Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
- Bàng hoàng lạc gió mấy miền
- Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm

“Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, làm sao có thể nghĩ và viết ra được lời nhạc bay bướm thâm thúy đến thế?

- Ngựa buông vó, người đi chùng chân đã bao lần
- Nửa đêm đó, lời ca dạ lan như ngại ngùng
- Vùng u tối, loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
- Một đời bỏ ngõ đêm hồng
- Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em!

Phút nửa đêm nào đó, có lời hát ngại ngùng của loài lan nở về đêm... Lời nhạc như dòng thơ lưu loát, lãng mạn.

- Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
- Từ mưa gió, từ vào trong đá xưa
- Đến bây giờ mắt đã mù
- Tóc xanh đen vầng trán thơ
- Dòng sông đó, loài rong yên ngủ sâu
- Mới hôm nào bão trên đầu
- Lời ca đau trên cao..

Bài hát chấm dứt bằng một đoạn thơ nhắc lại khúc hát của loài sâu làm quên đi những nỗi u phiền:

- Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
- Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
- Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
- Để người về hát đêm hồng
- Địa Đàng còn in dấu chân bước quên...

( Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2015