SỐ 69 - THÁNG 1 NĂM 2016

Phiếm luận văn chương 08.3

Huỳnh Kim Khanh

- …
- Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm màu cũng đã say nhiều
- Một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần

Nhưng rồi tình ấy cũng chia xa:

- Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn mà, bỗng đã chia lía
- Đêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn
- Đêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
- Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm này?

Từ đây trở đi còn đâu nữa những lúc đón đưa mặn nồng lưu luyến..

- Từ ngày mai ngăn cách, hết rồi là khi đưa đón
- Có mấy ai không buồn lúc duyên chưa còn thương mến

Rồi mai em lên xe hoa đi về nhà chồng, em có biết một người đang ôm sầu tan tác, uống ly rượu cố say nhưng sao chỉ còn vị đắng cay?

- Em lên xe hoa rồi, biết rằng sầu để một người?
- Rượu hồng chẳng được say, mà đành lòng nếm chua cay?

Lời hẹn hò xưa chẳng qua như tình trăng với mây. Và lòng người chảng qua là chiếc là cuốn theo cơn gió trốt vô tình!

- Mây sao quên hạn kỳ, cho trăng buồn vì nhớ mãi câu thề
- Mây đem mưa trở lại, mưa hay nhiều lời, khíến trăng mỉm cười
- Không, không trăm ngàn lần, không ai giận hờn, nếu đã hay rằng
- Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình!

Lời nhạc rất là bình dị nhưng mô tả đầy đủ mối tình dang dở, phủ phàng
Y Vân là một nhạc sỹ tài hoa nhưng nghèo. Ông đã từng sáng tác những bài nhạc nổi tiếng thời 60s qua những bài Sài Gòn Đẹp Lắm, Kim, Thôi Buồn…Hai mươi Bốn Mươi.
Bài Sáu Mươi Năm Cuộc Đời là bài đánh dấu cuộc đời của Y Vân. Ông đã sáng tác bài này khi còn trẻ, thế nhưng bài này cũng đã đánh dấu tuổi thọ của ông khi ông chết ở lúc sáu mươi tuổi.

- Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời
- 20 năm đầu, sung sướng không bao lâu
- 20 năm sau sầu vương sao vời vợi
- 20 năm cuối là bao!
- Ớ là thế đời sống không là bao..

Đây là một trong những bài nhạc thời thượng của thời Sàigòn 60s.
Có lẽ Y Vân đã cảm thấy đời mình sẽ kết thúc lúc tuổi sáu mươi!

Cũng trong thời 60 đó, Trúc Phương cũng có những sáng tác nổi tiếng và đã ghi vào tâm khảm nhiều người trẻ lúc bất giờ.

Nhiều người cho nhạc Trúc Phương thuộc hàng nhạc “Sến” nhưng theo tôi, nhạc của ông mang nét dung dị rất dễ đi vào lòng đa số dân gian. Nói đến Trúc Phương là phải nói đến bài Nửa Đêm Ngoài Phố, một bài nhạc thời thượng nổi tiếng được Thanh Thúy trình bày thủa đó:

- Buồn vào hồn không tên
- Thức giấc nửa đêm
- Kể chuyện xưa vào đời
- Đường phố vắng, đêm nao quen một người
- Mà yêu thương, trót trao nhau trọn đời! 
- Để rồi làm sao quên
- Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
- Và biết có đêm nao ta hẹn hò
- Để tâm tư những đêm ngủ không yên!

Hai đoạn đầu của bài nhạc nhắc đến cụộc tình tha thiết bâng quơ, bắt đầu bằng một đêm đi một mình trên phố đêm rồi tình cờ quen một người khác phái, rồi bắt đầu yêu thương gắn bó, để rồi cho nhau niềm đau khổ, tiếc nuối…

- Nửa đêm lạnh qua tim
- Giữa đường phố hoa đèn
- Có người mãi đi tìm
- Một người không hẹn đến
- Mà tiếng bước buồn thêm..

Đúng là thứ tình lãng mạn của một người nghệ sỹ yêu bâng quơ, không đầu mối, mơ mộng viễn vông. Đêm lê bước giữa phố hoa đèn, cố tìm gặp một người chưa hẹn!

-Tiếc thay hoài công thôi!
- Phố đã vắng thưa rồi
- Biết rằng chẳng duyên thừa
- Để người không gặp nữa
- Về nối giấc mơ xưa 
- Ngày buồn dài lê thê
- Có hôm chợt nghe
- Gió lạnh đâu tìm về
- Làm rét mướt qua song len vào hồn
- Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi!

Nhưng rồi người nghệ sỹ cũng khám phá ra rằng mình chỉ mơ mối duyên hờ những ngày dài sau đó. Rồi có những đêm cô đơn nằm trên gác vắng, nghe gió lạnh len lén nhập vào hồn, chàng mới nhận ra rằng, cuộc tình bâng quơ chỉ còn đọng lại trong vài nét ghi dấu kỷ niệm mà thôi

- Đời còn nhiều bâng khuâng
- Có ai vì thương, góp nhặt tâm tình này
- Gửi giúp đến cố nhân ghi nụ cười
- Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi

Trúc Phương sinh trưởng ở miền Nam (Trà Vinh) nhưng nhiều bài nhạc của ông mang âm hưởng miền trung, và thêm vào đó, nếu bạn để ý, Duy Khánh, một ca sỹ miền trung hay ca những bài nhạc của Trúc Phương. Xin để ý lời nhạc của Trúc Phương qua bài Ai Cho Tôi Tình Yêu và mấy chữ “nẻo mô mà tìm”..

- Ai cho tôi tình yêu
- Của ngày thơ ngày mộng
- Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
- Và đón người vào tim tôi
- Bằng môi trên bờ môi… 
- Nhưng biết chỉ là mơ, cho lòng nức nở
- Thương còn đi, yêu thì chưa đến
- Nên gọi tên, tình chưa đổ bến
- Biết nẻo mô mà tìm?

- Nằm nghe cô đơn, thoáng rót trong hồn

- Giá buốt về tìm, sao rơi gối đêm
- Nhà vắng, mang nhiều cay đắng,
- Xua hồn đi hoang!

Những lời nhạc thống thiết mô tả một tâm hồn cô đơn đang khao khát tình yêu.

Nhiều bài nhạc Trúc Phương nói về đời lính: Bốn vùng chiến thuật, 24 giờ phép, Tàu đêm năm cũ  v.v…Những bài khác của Trúc Phương mang sắc thái tình yêu cô đơn, tình yêu lãng mạn, bâng quơ không đầu mối như những bài Buồn Trong Kỷ Niệm, Con Đường Mang Tên Em, Mưa Nửa Đêm…

Quãng đời cuối cùng của Trúc Phương rất là bi đát và nghèo khổ. Tiếc thay cho đời một nghệ sỹ tài hoa!

Lam Phương cũng là một nghệ sỹ sáng tác nổi bậc của miền Nam thời 60s. Ông học nhạc bằng chương trình hàm thụ và tự phát triển tài sáng tác. Những bài nhạc tình của ông đã được ghi nhớ qua nhiều bài bất hủ như Duyên Kiếp, Chuyến Đò Vỹ Tuyến và dĩ nhiên bài Kiếp Nghèo với nhịp điệu Tango. Cũng chính bài này làm chúng ta nghĩ đến một nhạc sỹ khác cũng viết một bài Bolero/ Rumba khó quên, nhạc sỹ Phạm Đình Chương: Xóm Đêm.

- Đường về đêm nay vắng tanh
- Rạt rào hạt mưa rớt nhanh
- Lanh lùng mưa xuyên áo tơi
- Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
 
- Lầy lội qua muôn lối quanh
- Gập ghềnh đường đê tối tăm
- Ngập ngừng dừng bên mái tranh
- Nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi!
- …
- Trời cao có thấu
- Cúi xin người ban phước cho đời con..
- Một mái tranh yêu
- Một mối tình chung thủy không hề phai..

Mấy câu:

- Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng lại lãng phai
- Đêm nay giấy trắng tâm tư gửi về người chốn mịt mùng
- Đời nghèo long nào dám mơ tình chung..

diễn tả nội dung của cả bài hát một cách bình dị và chan chưá bao tình.

Bài Duyên Kiếp nổi tiếng và phổ biến rộng rãi trong dân gian đến nỗi câu “Em ơi nếu mộng không thành thì sao đã được bao nhiêu người trong mọi giới nhắc đến.

- Em ơi nếu mộng không thành thì sao
- Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?
- Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu
- Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu
 
- Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau
- Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
- Ngại ngùng mỗi lần anh đến làm quen
- Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng!

Từ những bài ca tụng tình thô sơ mộc mạc cho đến những bài mô tả tình huống của người dân thời chiến, Lam Phương đã đem đến cho nền âm nhạc Việt Nam nhiếu tác phẩm phong phú.

Bài Chuyến Đò Vỹ Tuyến  diễn tả mối tình nhiều ngăn cách của người con gái miền Nam trong cuộc chiến thời đó.

- Đêm nay trăng sáng qúa anh ơi
- Sao ta lìa cách bởi dòng song bạc hai màu?
- Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
- Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
- Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
- Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến
- Phương Nam ta sống trong thanh bình
- Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng!

Dòng nhạc diễn tả hoàn cảnh cách chia của đất nước Việt Nam sau 1954 với một dòng sông nhỏ chảy ngang ở vỹ tuyến thứ 17. Phối cảnh của bài nhạc kể lại một đêm trăng mờ trải ánh sáng mơ hồ trên dòng sông chia cách, có người con gái miền Nam đưa một chàng trai lính sang sông để qua bờ kia của Bến Hải phục vụ cuộc chiến đấu cho tự do, cho đòan tụ. Mặc dù chèo đò sang sông đưa một người lính quốc gia chỉ là một nghĩa cử nhỏ nhoi nhưng nó nói lên một ước vọng tiêu biểu của dân miền Nam muốn mang thanh bình về cho mọi người dân hai miền.

- Ơ ai hò..
- Dòng song mơ màng và đẹp lắm
- Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ cho tình ta ngày tháng phải mong chờ
- Hò ơi…hò ơi..
- Em và cùng anh, xây một nhịp cầu
- Để mai đây, quân Nam về Thăng Long, đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng
- . ..
- Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
- Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy
- Ai gieo chi khúc hát lâm ly
- Như khơi niềm nhớ, cuộc từ ly long não nùng
- Bùi nguì nhìn cách xa ngàn trùng
- Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm
- Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
- Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau.. 

Lam Phương tiếp tục sáng tác, để lại cho nền âm nhạc Việt Nam trên 200 bài nhạc…

Những bài như Em Đi Rồi, Bài Tango Cho em chỉ là vài bài tiêu biểu cho nhạc Lam Phương. Dòng nhạc của ông trải rộng khu vực sáng tác, diễn tả tình đơn sơ mộc mạc cho đến tình lính thời ly loạn, và cũng chứa những mối tình đơn phương. Lam Phương sẽ được ghi nhớ như một trong nhiều nhạc sỹ sáng tác miền Nam thời chinh chiến đã để lại cho chúng ta những kỷ niệm êm đềm khó tả và sẽ tiếp tục trong tâm khảm nhiều người.

Một nhạc sỹ cũng nổi tiếng thời đó là Trần Thiện Thanh. Đa số những sáng tác của ông cũng được xếp loại nhạc thời thượng, nhiều bài thuộc nhạc “sến”. Thế nhưng Trần Thiện Thanh cũng đã đóng góp nhiều trong làng âm nhạc Việt Nam.  Đa số những bài nhạc của ông phản ảnh cuộc chiến thời 60s. Sến hay không tùy sở thích từng người, thế nhưng phải công nhận Trần Thiện Thanh đã đem lại cho nhạc VN thời đó nhiều bài bất hủ.

Bài Tuyết Trắng của ông dưới bút hiệu Anh Thy cũng như bài Hoa Biển diễn tả những mối tình thời chiến của những người con gái thành thị yêu những chàng lính chiến Hải Quân hoặc Không quân..Bài Từ Đó Em Buồn, Thanh Lan ca diễn tả cuộc tình bi đát của người lính bộ binh…

Tựu trung, nhạc lính của Trần Thiện Thanh ghi nhận hoàn cảnh xã hội thời chiến tranh của thập niên 60s.

Bài Mùa Đông Của Anh ở ngoài vùng chiến tranh, và là một trong những bài nổi tiếng:

- Ngày nào em yêu anh
- Em đã quên trong cay đắng tuyệt vời
- Ngày nào anh yêu em
- Em đã quên với trời hạnh phúc mới
- Anh ơi đông lại về từ tram năm lạnh giá
- Tim em như ngừng thở từ sau ân tình đó
- Anh nghe không, mùa đông, mùa đông?
- Ngày nào ta xa nhau,
- Em bước sâu trong vùng tối nhạt nhòa
- Từng mùa đông theo qua
- Em đã quên với đỉnh đời băng giá
- Xưa hôn anh một lần
- Rồi đau thương tràn lấp
- Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp
- Nên em yêu mùa Đông
- Nên em yêu mùa Đông
- Ôi mùa Đông của anh

- Em chỉ là người điên
- Trong vườn hoa tình ái
- Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy
- Anh đi đi, người điên không biết nhớ và người say kông biết buồn
- Những cuộc tình dương gian
- Muôn đời không nghĩa lý
- Những người vẫn tìm nhau
- Trong vòng tay tình ý
- Như đôi ta
- Niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi…
 
- Trời lập đông chưa anh
- Cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi
- Để mặc em lang thang,
- Ôm giá băng hỏi thầm người yêu tới
- Đêm chia ly anh về
- Đường khuya em bật khóc
- Anh xa em thật rồi
- Làm sao quên mùi tóc?
- Anh hỡi anh
- Có phải tình băng giá

- Là tình đẹp trên thế gian?

Bài Tuyết Trắng diễn tả mối tình không quân và bài Hoa Biển mối tình Hải Quân. Nhiều bài hát nữa mô tả những mối tình thời chiến. Xin chấm dứt nơi đây về nhạc Trần Thiện Thanh.

Một bài khác diễn tả mối tình của người con gái và chàng trai bộ binh Từ Đó Em Buồn đã nói lên mối tình bi đát khi người tình lính đã ra đi trong một buổi hành quân khi chàng đã mất mạng trong lúc vượt sông. Và từ đó, người con gái hậu phương ôm nỗi buồn khép kín. Cuộc tình xưa chỉ còn ngàn nỗi thương đau.

- Từ biệt nhau đi, lúc mùa trăng xẻ đôi, lúc tình mới thành lời
- Trông nhau lần cuối, nước mắt tuôn mặn môi, nước mắt chia đôi đời
- Bóng anh khuất sau đồi, lúc mây tím giăng trời
- Lúc giông tố tơi bời, lúc đường đời ngăn đôi
- Đường đời ngăn đôi để một người sầu lên môi
- Nên từ đó em buốn..

Rồi bài nhạc bolero chuyển từ Minor sang Major:

- Từ đó đâu còn nữa, đêm hẹn xưa tha thiết gọi tên nhau
- Từ đó đâu còn nữa, trăng ngày xưa lưu luyến soi đôi đầu
- Gương xưa còn đó nhưng bóng hình nào thấy đâu?
- Áo xưa còn đó nhưng mùi hương phai nhạt rồi
- Từ đó, nghe trong long, nghe trong long, mưa gió từng đêm!
- Vào một đêm sương có người trai hồi hương báo một tin thật buồn
- Tin anh gục chết giữa lúc băng rừng sâu cho tơ duyên bẽ bàng
- Phút giây cuối trong đời, vẫn xa cách phương trời, uất hờn nghẹn tim côi
- Một đời ngăn đôi nhưng tình đầu làm sao vơi?
- Nên từ đó em buồn!

Đây là một trong những bài nhạc viết về tình lính của Trần Thiện Thanh nổi tiếng thời đó. Có những bài như Lâu Đài Tình Ái, Một Đời Yêu Em, Hoa Trinh Nữ nói lên tình yêu mộng mơ của trai gái ở bất cứ hoàn cảnh nào, không hẳn phải là tình yêu thời chiến. Lời nhạc của Trần Thiện Thanh tương đối bình dị, dễ được cảm thông trong quần chúng.

- Anh sẽ yêu em trọn một đời
- Yêu như ngày đầu đôi ta chung lối
- Gom mây trời may em áo mới
- Tô nắng hồng cho má em tươi
- Ngắm sao trời anh nhớ em thôi
- …
- Anh để tang cho một cuộc tình
- ..
- Anh chết trong em suốt một đời
- …
- Em giết anh khi mới nửa đời!
(Một Đời Yêu Em)

Hầu hết nhạc Trần Thiên Thanh được viết cho những điệu Rumba/ Bolero hoặc Slow Rock. Chưa có bài nào ở thể điệu Tango hoặc Cha Cha. Về lời nhạc thì tương đối không cầu kỳ, trao chuốt lắm để có thể xếp vào hạng lưu loát như những bài thơ.

Một trong những bài Rum Ba nổi tiếng thời đó với đủ nét đẹp về nhạc lẫn lời có thể nói bài Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên:

- Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
- Nghe hơi giá len vào hồn người chiều Xuân mây êm trôi
- Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
- Xuân đi trong mắt biếc long rạt rào nên ý thơ
- Nghe tâm tư mơ ước mộng Đào Nguyên đẹp như chuyện ngày xưa
- Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa
- Hoa bay đến bên người ngại ngần, rồi hoa theo chân ai
- Đường trần nhìn hoa bướm rồi long trần mơ bướm hoa
- Lâng lâng trong sương khói rồi bang hoàng theo khói sương
- Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên..
- Ôi màu hoa đào, màu hoa đào chiều Xuân nào

- Ôi màu hoa đào như môi hồng người mình yêu
- Ôi màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa mà lữ khách lắng hồn thơ
- Dừng chân lãng du..
- Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
- Cho tôi bớt mơ màng, chiều chiều nhìn mây trôi xa xa
- Người về từ hôm nao mà long còn thương vẫn thương
- Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương
- Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai..

Thật tuyệt diệu! Đã bao năm rồi mà tôi còn nhớ giọng ca Hà Thanh hát bài này và có thể thả hồn về khung trời Đà Lạt với những đồi thông chạy ngút ngàn với những chiều sương mù ngập khắp lối, phù hợp cho những đôi tình nhân dìu nhau vào cõi mộng mơ.

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2016