SỐ 74 - THÁNG 4 NĂM 2017

 

Đàn Kiếm Giang Hồ (Kỳ 31)

Huỳnh Kim Khanh         

Hoàng Thế Ngọc bàn bạc với hai chị em Dã Lan và Dạ Lan.

Mọi người đều đồng ý nên rời Thượng Hải và tìm lên Bắc Kinh

Cuộc hành trình sẽ dài trên ngàn dậm.

Hoàng Thế Ngọc có thể chỉ chọn theo đường thủy, hoặc giả cứ theo đường bộ để tiến đến Bắc Kinh. Hoặc giả chia làm hai phần, thủy và bộ, tổng cộng chừng hai ba tuần hơn và có thể kéo dài đến một tháng.

Sau khi soạn thảo với nhau, hai chị em đồng ý theo chương trình thủy bộ.

Đoạn đường thủy kéo dài khoảng bảy ngày và cũng phải chuẩn bị phương thức đường bộ sau khi đến Thanh Đảo. Do đó Hoàng Thế Ngọc sẽ mang theo ba con ngựa chiến để chuẩn bị đoạn đường bộ dài về Bắc Kinh.

Đêm dài tịch liêu. Hoàng Thế Ngọc nằm giữa hai chị em, trằn trọc không ngủ được.

Chỉ đến nửa đêm về sáng, chàng mới hội nhập với Dã Lan trong cuộc làm tình mãnh liệt, nóng bỏng. Ngày mai sẽ ra sao, ai nào biết. Thế nhưng trong phút này chàng hiểu rằng tình vẫn như xưa. Rồi hai người ôm nhau ngủ suốt sáng..

Hoàng Thế Ngọc đã trả tiền mặt  cho tên lái buôn địa phương để chuẩn bị lương thực, hành trang cho chuyên đi. Chàng cũng không quên mua thêm vũ khí nhỏ như phi tiêu, đoản đao và độc dược  để mang theo. Chàng biết mình phải cẩn thận vì chuyến đi này có bé Mộc Lan đi cùng.

Ăn sang xong, ba người sửa soạn hành trang lên đường.

Đi độ một giờ thì cả ba đã đến cửa biển để sẵn sang xuống thuyền ra khơi.

Buổi sang sớm, bến nước ghe thuyền tấp nập.

Tàu lớn, chạy bằng buồm và mái chèo thì chỉ có hai chiếc.

Du Nam thì có chiếc Nam Du. Đi về  phương Bắc thì có chiếc Bắc Phong.

Phải đợi cả tiếng đồng hồ, từ lúc ra đến bến thì mọi người mới lên tàu Bắc Phong.

Những ngựa và các súc vật được đưa xuống hàm tàu ở gần phần sau của tàu. Còn người thì ở khoang trên chạy dài tù mũi tàu cho đến gần cuối cạnh bánh lái.

Các tài công thì trú ngụ khoang phía dưới gần lái tàu.

Thuyền trưởng, thuyền phó và nhân viên và các chuyên viên hàng hải thì ở đài chỉ huy cao cạnh đài quan sát. Toán an ninh thì phân tán mọi nơi.

Khoảng mươi giờ sáng thì tàu chuẩn bị ra khơi.

Trời nhiều mây. Gió Đông Nam thổi hầy hậy.

Tàu đầy ấp như mọi khi.

Theo lịch trình thì tàu sẽ ghé những bấn lớn trước khi đến Bắc Kinh. Thanh Đảo là bến ở khoảng giữa, nơi mà gia đình Hoàng Thế Ngọc sẽ đổ bộ để tiếp tục cuộc hành trình bằng đường bộ. Sở dĩ Chàng quyết định đi đường bộ từ Thanh Đảo là vì muốn tránh đoạn đường biển gian nan đầy bão tố và cướp biển.

Đường bộ tuy dài và đi lâu hơn nhưng tương đối có nhiều trạm nghỉ ngơi và ít nguy hiểm hơn.

Đó là kế hoạch. Còn thành công theo ý hay không là tùy thời cơ.

Mà thời cơ thì khó biết trước.

Theo chương trình thường nhật trên tàu thì mỗi ngày mọi người chỉ được đãi một bữa ăn chính xế trưa và một bữa ăn nhẹ vào buổi tối. Sau đó, mạnh ai nấy lo về ăn uống.

Mọi người trong gia đình của chàng mặc trang phụ như nông dân, chất phác, lam lũ, để khỏi bị ai để ý. Vũ khí được thu xếp trang vài bị hành trang. Cả gia đình chỉ có một gian nhỏ có một chiếc võng và dưới sàn đủ cho ba bốn người nằm sát nhau. Còn phần vệ sinh khác là khu công cộng ở dọc hai bên tàu như hầu hết trên các ghe thuyền của dân gian.

Tàu đi chừng hơn nửa ngày thì mây đen vần vụ như báo hiệu có mưa bão sắp tời.

Sóng bạc đầu bắt đầu nổi lên và tàu nhấp nhô theo song.

Tối hôm đó thì bão tới. Buổi cơm tối phải bị hủy bỏ và mọi người chỉ dung lương khô cá nhân.

Bé Mộc Lan có vẻ sợ hãi, cứ ôm chặt lấy mẹ nó.

Nhưng đến nửa đêm thì cơn bão lại qua đi và biển yên hơn. Mọi người thở phào và đi tìm chỗ nằm ngủ.

Chuyến hải trình tiếp tục không biến cố hai ngày liên tiếp sau đó.

Đến ngày thứ ba vừa sang sớm đã có loa báo cáo từ đài quan sát của táu Bắc Phong là có thể phải gặp tàu hải tặc!

Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm tới lui trên hải trình này tàu có thể phải đối đầu với vấn đề hải tặc. Lập tức toán có trách nhiệm an ninh truyền miệng cho mọi người tin tức và yêu cầu người đàn ông nào có võ thuật hay kinh nghiệm chiến đấu ra mặt giúp đỡ ban an ninh.

Hoàng Thế Ngọc vội vàng lục trong hành lý báu kiếm và vũ khí cá nhân khác để xung phong.

Ngoài chàng ra còn có năm bảy trai tráng và một kiếm sĩ đứng tuổi khoảng trên dưới sáu mươi cũng tự nghiện giúp đỡ.

Sau khi tham vấn thì chàng được biết kiếm sĩ này là một danh kiếm vùng Sơn Đông tên Lý Nhất Cơ. Ông này tuy tuổi trên sáu mươi nhưng người tráng kiện và khí khái.

Tuy những người đàn ông trẻ kia không ai biết tiếng nhưng họ cũng có trang bị vũ khí đủ loại và đều có chút ít kinh nghiệm giang hồ.

Trời quang đãng và mặt trời đã bắt đầu lên cao trên mặt biển.

Chiếc tàu hải tặc đơn độc đã xuất hiện trên đường chân trời phía Bắc Đông Bắc của tàu Bắc Phong. Theo toán quan sát thì tàu này mang cờ hiệu sọ người và hai xương chéo nhau màu trắng trên nền đen. Ngoài ra không có tên hiệu nào khác.

Theo ước lượng thì tàu hải tặc nhỏ hơn tàu Bắc Phong và có buồm nang quạt màu nâu sẫm. Và theo kinh nghiệm đi biển thì đa số các tàu hải tặc chỉ có quân số chừng vài chục tên kể cả nhân viên vận chuyển. Chúng tranh bị vũ khí đủ loại và chỉ cướp bốc những ghe thuyền và tàu dân sự cô thế.

Trưởng ban an ninh của tàu Bắc Phong là hảo hán tuổi ngoài ba mươi họ Lâm trang bị đại đao và một toán vệ binh trang bị vũ khí đủ loại khoảng trên dưới hai mươi người.

Do đó lực lượng bảo vệ tàu có khoảng hai mươi lăm hai mươi bảy người kể cả những người tự nguyện như Hoàng Thế Ngọc.

Khoảng cách giữa tàu hải tặc và tàu Bắc Phon càng lúc càng ngắn lại.

Hoàng Thế Ngọc sau khi đặn dò hai chị em Dã Lan, Dạ Lan về tình hình hiện tại thì cùng toán an ninh soạn thảo kế hoạch cấp bách để chống toán hải tặc.

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2017