SỐ 35 - THÁNG 7 NĂM 2007

 

Giới thiệu sách mới

Thơ

Dẫu ngày mai anh trở lại
24
Lê Miên Khương
Định nghĩa

24 Phạm Hồng Ân
Yêu em tàn mấy mùa trăng
24
Huỳnh Kim Khanh
Hoài vọng

23
Trần Việt Bắc
Nhớ tháng năm xưa
21Ngọc Trân
Chia tay người
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Giọt tình sầu
18
Kim Thành
Thư em gửi chị

21
Trần Hoan Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút

Về xưa
14Phan Thái Yên
Chiếc kẹp tóc bài thơ
14
Phạm Hồng Ân
Bảng tên đầu tiên
13
Nguyễn Hồng Quang
Như hạt mưa sa
14
Cỏ Biển
Chuyện tình màu tím
15
Trương Thanh Diễm Thùy-Bảo Lộc
Me Sàigòn
8Xuân Phương
Tình đời và tự do
8Ưu Du
Mẹ Âu cơ
8Võ Thị Đồng Minh
Mặn bờ môi
8Song Thao
32 năm nhìn lại
8Vũ Hoàng Thư


Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận (2)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (9)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 22
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 29
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành

Rimpoche Nawang Gehlek

(tiếp theo)

Ma thuật (magic)

Ở Tây tạng, một lạt ma cỡ cùng thứ hạng như tôi có rất nhiều đặc quyền, chẳng hạn như luôn có một đoàn tùy tùng đi theo. Các tu viện và dân làng khi nào tiếp đón một người như thế thường phải xông hương thơm, kèn, biểu ngữ, lọng mầu vàng bay phất phới, kiệu ngồi sẵn sàng chờ đợi. Khi tôi rời Tây tạng, tất cả các nghi thức ấy biến mất hầu như chỉ trong một đêm. Khi thấy mình trong hoàn cảnh miếng ăn cũng khó kiếm, chỗ ngủ cũng phải đi tìm, đã làm tổn thương lòng tự hào cuả tôi. Tôi không đựơc mời đến ngụ tại những căn nhà khang trang nhất mà phải lê bước tìm các chuồng trại nhỏ hoặc các túp lều tạm bợ để ở. Trong các đồng song cuả tôi, có người mang theo đựơc nhiều cuả cải trong lúc đào thoát đã cố gắng tạo ra một một cung cách nghi thức cao hơn là cấp bực thực sự cuả họ, trong lúc có những vị cao tăng hơn còn cơ cực hơn cả tôi nữa. Những vị này đã bị thu nhỏ lại thành những hạt cát. Tôi gìn giữ những dày vò tình cảm này trong tôi, đôi lúc nó cũng làm tôi bật khóc vì buồn bã và mất mát và đôi lúc nó làm tôi bật cười.

Dù rằng chúng ta là cùng một dân tộc, cùng một hoàn cảnh xã hội, nhưng hoàn cảnh cuả chúng ta đã thay đổi. Đó là bài học lớn cho tôi—ý thức đựơc rằng, tước vị, gia đình, nền tảng kiến thức, cuả cải, mọi thứ thực ra chỉ là một thứ trò ảo thuật hay một ngôi sao trên bầu trời. Khi nhà ảo thuật bỏ đi, trò chơi cũng hết, như ngôi sao kia, khi mặt trời ló dạng, sao cũng không còn thấy nữa. Những điều ấy như một cơn mộng huyễn, đầy khổ đau, nó dậy tôi rằng tôi nên chấp nhận mọi hoàn cảnh ở bất kỳ nơi đâu.

Những khó khăn vất vả cuả tôi cũng không kéo dài. Một hôm, tôi đựơc tin thầy nguyên trưởng tu viện Loseling, một phân viện phụ thuộc cuả tu viện cũ cuả tôi từ Ấn độ trở về vì không được khoẻ và được gởi tới một bịnh viện tại Bomdila, nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Tôi đã đến thăm ông tại phòng bịnh viện, và khi ông đứng lên để đón tiếp tôi, khi nhìn thấy bộ quần áo ông mặc, tôi bật cười vì không thể nín nhịn được, đó là một điều rất khiếm nhã theo thông tục. Oâng mặc một cái váy đàn bà và cái áo ngủ đàn ông. Cả ông và tôi chẳng ai biết đó là một cái aó ngủ đàn ông cả, nhưng tôi thì tôi biết chắc ông đang bận một chiếc váy đàn bà vì tôi có nhìn thấy chiếc váy này trên tờ báo Life khi tôi còn ở Tây tạng. Ông xoay một vòng rồi bảo, “ Khi con về đồng bằng, họ sẽ cho con ăn bận những thứ này, bất kể con là tu viện trưởng, một lạt ma tái sanh, một học giả, một vị sư, hoặc một người dân thường; cũng đều chỉ có vậy.” Điều này có lẽ đã giúp tôi—nó tác động khá mạnh lên tâm tư tôi—rằng bất kỳ điều gì cũng có thể xẩy ra, và người ta phải thích nghi với nó.

Năm luận điểm chứng tỏ Cái Tôi sai lầm

Cái Tôi kinh nghiệm chính nó như một hữu thể nằm giữa trung tâm vũ trụ, và nó nhìn nhận vị trí cuả nó là thường hằng. Làm thế nào để chúng ta có thể đương đầu với sự ngộ nhận này? Hãy tranh luận với cái Tôi. Tranh luận về nó đã nhìn nó và người khác ra sao.

1.Tất cả chúng ta đều mong muốn chung một thứ. Có những người bạn yêu mến, có những người bạn không thích, và có những người bạn thấy dửng dưng. Có một sự thật là bất cứ ai trong những người nói trên bất kể bạn nghĩ gì về họ, đều mong muốn được hạnh phúc, giống như chính bạn vậy. Họ muốn thoát ra khỏi khổ đau như bạn. Bạn có thể thực tâm nói rằng ai là người đáng bị khổ đau không? Làm cách nào bạn có thể đưa ra sự phân biệt này? Ai cũng muốn có một tinh thần thoải mái, một giấc mơ đẹp, bình an, giống như bạn vậy. Họ có những mong muốn không đạt được giống như bạn vậy, và cũng giống như bạn, họ xứng đáng để đạt đựơc những mong muốn ấy. Những vấn đề phúc lạc cuả họ cũng giống như cuả chính bạn vậy.

2. Nhãn hiệu “ Bạn “ và “ Kẻ thù “ chân xác ra sao? Giả thiết chúng ta đang băng qua một đường phố và một chiếc xe hơi chút xíu nữa thì đụng phải chúng ta. Trong khoảnh khắc ấy, khi biết rằng cuộc đời mình gần như đã biến mất như một giấc mộng, nó còn có đáng để chúng ta đeo bám sự căm ghét cuả chúng ta lên một ai đó không? Hoặc trói buộc chúng ta với một ai? Khi đối diện với thần chết, những thành kiến cuả chúng ta và những cuộc gây gổ cũ xưa chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Sự khác biệt duy nhất giữa tôi và một ai đó chút xíu xe tông là họ có một ý tưởng rõ ràng về khi nào họ sẽ ra đi. Tôi, sớm hay muộn sẽ cũng ở cùng vị trí giống như họ, chỉ có điều không biết rõ khi nào thôi. Nó có thể là ngày mai, hoặc một năm nữa. Biết chắc rằng tôi sẽ rời bỏ mọi người và bỏ lại mọi thứ, có đáng để tôi đeo bám vào nỗi căm ghét hoặc sự ràng buộc lúc này không?

3. Chúng ta tin tưởng vào sự tử tế cuả tha nhân. Bất cứ ai, dù chúng ta có quen biết hay không, cũng đều có ảnh hưởng tới cuộc sống cuả chúng ta bằng cách này hay cách khác—Hoặc là bằng sự sản xuất ra các bộ phận để sửa chữa chiếc xe hơi cuả ta, hoặc là người sản xuất ra luá mì để làm bánh cho ta ăn. Nếu chúng ta nhìn điều ấy từ một viễn quan cuả sự tái sanh, trong một hình thức này hay hình thức khác chúng ta đã sinh tồn từ lúc vô thủy, thì mọi hiện sinh vào lúc này hay lúc trước đều có quan hệ với ta. Mọi người đã từng là người thân yêu, gần gụi nhất, đã từng trải đặt cuộc đời họ trên dòng tồn tục của chúng ta, đã từng là mẹ ta, tắm rửa, bú mớm cho ta. Họ cũng có thể đã từng lăng nhục ta nữa, nhưng họ thường làm những việc để duy trì sự sống cho chúng ta. Và bất cứ sự tổn thương nào họ đã gây ra đều có thể là kết qủa cuả sự sợ hãi. Kẻ thù hôm nay có thể là người yêu hôm qua. Chúng ta chẳng biết đựơc. Điều ấy có thể lắm chứ. Hãy để cho điều ấy bắt rễ trong tâm tư bạn.

      Nếu tôi quyết định dẹp bỏ cái tôi cuả tôi, tôi không thể làm điều ấy mà không cần tới người khác: Khi tôi cố gắng hành trì tính nhẫn nhục, nếu tôi giữ gìn để không làm tổn thương đến ai, nếu có một  ai đó chọc cho tôi nổi giận, thì chính người đó đã cho tôi cơ hội để thực hành đức tính này. Khi tôi cố gắng chuyển sự ràng buộc  thành tình yêu thuần khiết, người mà tôi bị ám ảnh sẽ tạo cho tôi  cơ hội. Tôi không thể sống còn nếu không nhờ có lòng tử tế và độ lượng cuả tha nhân.

4.Tất cả chúng ta cùng chung một cảnh ngộ. Chúng ta ai cũng khổ đau, và ai được sinh ra rồi cũng sẽ chết. Nếu tôi là một bác sĩ đang đối mặt với 3 bịnh nhân trong tình trạng nguy kịch, tôi có thể nói, “Tôi chỉ chữa cho người nào tôi thương yêu thôi” không? Có thể không có đủ thời gian để cứu sống tất cả, nhưng mong muốn để làm công việc chữa trị thì đồng đều cho cả 3.

Bởi vì tôi sẽ chết và bạn cũng thế, điều đó có nghĩa chẳng có gì là     thường hằng. Chẳng có ai mà người ta có thể giữ mãi làm bạn hữu muôn đời muôn kiếp. Chúng ta có thể thấy điều ấy ngay trong chính cuộc đời mình. Một người mà chúng ta thề là sẽ yêu thương mãi mãi đã trở thành kẻ thù tệ hại trước toà. Hoặc, ngược lại, một người chúng ta tưởng không thể giao thiệp đựơc lại trở thành bạn thân thiết. Khi coi “Bạn“ và “Thù“ là những thực thể cứng nhắc không thay đổi được là sự mù lòa cuả cái Tôi. Thực ra “ Bạn“ lệ thuộc vào “Thù“ cũng giống như Đông dựa vào Tây vậy, đêm dựa vào ngày, lên phụ thuộc vào xuống. Điều bạn tác động lên tôi, nó sẽ tác động lên bạn. Người ta nói rằng cánh bướm vỗ ở Trung quôc tác động lên chiều hướng gió ở Hoa kỳ. Thân xác chúng ta, vận mệnh chúng ta, và cuộc đời chúng ta hoàn toàn đan xen với nhau. Chúng ta không thường hằng, chúng ta không sống đơn độc, và cũng chẳng có ai từ bản chất là kẻ thù hoặc bạn hữu cuả ta cả.

5. Hãy đi theo những tấm gương cuả các bậc giác ngộ. Khi bạn nhìn các vị đại giác như Đức Phật chẳng hạn, hoặc Jesus, các vị thánh, các bậc tiên tri, họ có sự phân biệt nào với mọi người không? Không. Họ không có lòng yêu, ghét. Họ chỉ muốn giúp đỡ mọi người. Truyền thống Phật giáo cuả chúng tôi dậy rằng các bậc giác ngộ đối sử với ai cũng giống như người mẹ chăm sóc cho đứa con độc nhất cuả mình. Người ta cũng nói rằng Đức Phật thương yêu người đến giúp ngài cũng ngang bằng với người tìm tới có ý định hại ngài.(1). Đối với ngài ai cũng đáng qúi và ngài chỉ mong muốn giúp đỡ họ, vì họ là những người vừa khổ đau, vưà mong cầu hạnh phúc. Điều này có vẻ qúa cao siêu đối với chúng ta nhưng, có thể thực hiện được. Tôi đã thấy những thầy dậy cuả tôi sống trong trạng thái bình đẳng. Dĩ nhiên không có ai đến hãm hại các ông, nhưng các vị đều đối xử như nhau giữa các đệ tử thân cận hoặc đối với những người cư xử với các vị chẳng ra sao.

 

Khi nào bạn thấy “Tôi, cái đáng qúy nhất trên đời” là cái gì đó cũng là lúc bạn khởi đầu sự phát triển trí huệ rồi đó. Tới khi bạn thực sự hiểu và trải nghiệm sự tương thuộc cuả mọi vật, bản chất cuả sự thật, đó là lúc bạn đạt trí huệ. Nhưng đó đã đủ để cho bạn đạt được mục đích thoát khỏi khổ đau chưa? Có lẽ chưa. Cái tiêu cực đã đựơc cái tích cực thay thế. Nóng giận đã đựơc nhẫn nhục hay sự hiểu biết thay chỗ. Sự ràng buộc đã đựơc tình yêu tinh khiết thay thế. Sự đố kị ganh ghét cần được thay thế bằng sự quan tâm chăm sóc, cảm tình và thương yêu. Trí huệ không chưa đủ. Tình thương yêu và lòng thông cảm khai mở khả năng chọn lựa một đời sống mình mong muốn. Khi chúng ta từ bỏ Cái Tôi, cái gì sẽ thay thế nó? Chúng ta trao đổi”Tôi, cái đáng qúy nhất“ bằng cái nhìn người khác, cái đáng qúy nhất.

Cố gắng cuối cùng để xóa bỏ cái “Tôi, đáng qúy nhất“ là bắt đầu chia ra những phúc lạc cuả mình và nhận vào những khổ đau cuả tha nhân. Cái Tôi nghĩ rằng nó là cái tốt nhất, cho nên quyết tâm dùng cái tồi tệ nhất để đánh gục nó. Đây là công phu hành trì biểu kiến có tên gọi là tonglen—cho và nhận.

Khởi đầu—Nếu bạn thực sự muốn hành trì—đừng tìm kiếm nhiều người; chỉ cần một là đủ, có thẻ là người bạn yêu thích, con cái cuả chính bạn, hoặc bất cứ ai khác bạn quan tâm tới. Hãy tưởng tượng người ấy đang ngồi trước mặt bạn; Rồi để cho hơi thở đi qua lỗ mũi bên phải cùng với tất cả nghiệp tốt, tất cả tình yêu cuả bạn. Cho người ấy tất cả mọi lợi lộc mà không do dự gì. Đó là hành trì thương yêu. Rồi hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những khổ đau cuả người ấy—Đó là hành trì sự cảm thông—rồi để sự đau khổ ấy va đập vào thủ phạm Cái Tôi ở trên đầu.

Ở điểm này, có thể có sự do dự—Tôi tin chắc nhu thế—trong việc đón nhận khổ đau cuả tha nhân. Nếu ý nghĩ làm bạn lo sợ, vậy thì khởi động bằng cách nhận những sự khổ đau cuả chính mình trong tương lai, sự khổ đau bạn sẽ có trong ngày mai, trong tuần tới, tháng tới, năm tới, kiếp tới. Đón nhận chúng ngay bây giờ và làm tan biến nó trong tâm vào bản chất chân thực cuả mình.

Chúng ta có thể sử dụng công phu hành trì này để vượt qua những khó khăn thay vì để nó làm cho chúng ta tức giận. Chúng ta đang ăn qủa cuả những nhân chúng ta đã gieo trồng trong qúa khứ và chúng ta sẽ sớm đựơc hưởng hạnh phúc khi chúng qua đi, ra khỏi hệ thống cuả chúng ta, và chúng ta sẽ đựơc sống còn. Và rồi chúng ta hồi tưởng tới những lời cầu nguyện chân thành giúp đỡ người khác để giải trừ sự khó chịu nào đó, hoặc sợ hãi hoặc bất cứ điều gì tương tự hoặc tệ hại hơn, họ đang phải gánh chịu. Truyền thống Phật giáo dậy rằng bằng sự cảm thông, một sự khổ đau nhỏ có thể giúp chúng ta thoát khỏi những ách nạn lớn hơn trong tương lai. Một sự khó khăn tài chính nhỏ có thể thay thế cho hàng triệu năm làm con ma đói. Một cơn nhức đầu nhỏ có thể thay thế cho bao niên kỷ trong địa ngục. Nếu chúng ta nhìn sự vật theo nhãn quan ấy: “Vâng, tôi bị tai nạn nhưng tôi còn sống,” hoặc: “Tôi bị thương tích, nhưng ít nhất cũng không có ai làm cho vết thương ấy tồi tệ hơn,“ do vậy, những rắc rối cuả chúng ta có vẻ không còn nghiêm trọng nữa.

Thời gian sau khi đã trao trọn vẹn tình yêu thương chân thật cuả bạn cho người bạn thực sự quan tâm, lo lắng—giờ đây bạn hãy gánh nỗi khổ đau cuả họ. Mọi nỗi khổ đau đang trong hình dạng một đám mây đen trong tâm. Hơi thở cuả bạn sẽ xua đẩy đám mây đó ra khỏi lòng bạn. Ở mức độ tâm linh, cái Tôi cuả bạn như một ngọn nến nhỏ đang leo lét cháy. Đám mây đen kéo vào làm tắt ngọn nến. Phụt!, nến tắt. Và giờ đây tất cả những ai mà bạn đã hút hết những nguyên nhân tiêu cực gây ra khổ đau và ngay cả chính nỗi khổ đau cuả bạn, cả hai đều được giải thoát. Trên hết, bạn đã đem lại cho họ sự may mắn, niềm vui thú của bạn, sự hạnh phúc và trí huệ cuả bạn dưới hình thức ánh sáng. Và họ đã đang tràn ngập trong ấy, họ trở nên vô vàn sung sướng.

 

ngô văn xuân - chuyển ngữ


(1) Nguyên văn Buddha feels the same about the person who comes to massage him with sandalwood oil and the one who wants to cut off his arm.