SỐ 38 - THÁNG 4 NĂM 2008

 

Thơ

Thăm bạn
24nnguon
Chiến tranh và những câu hỏi
24Bùi Thạch Trường Sơn
Tháng tư xé tờ lịch cũ

24
Phạm Hồng Ân
Dũng khí

23
Tiểu Đĩnh
Bóng chinh phu
21Trần Việt Bắc
Một đi không trở lại
18
Huỳnh Kim Khanh
Em đã vì ta
18
Vinh Hồ
Thầm lặng
18
Hoàng Mai Phi
Đường xưa
18Tôn Thất Phú Sĩ
Có những sợi tình
18Kim Thành
Sen đêm Mũi Né
21
Đỗ Phong Châu
Tìm anh
21Ái Ưu Du
Thơ & Tượng: Tóc Mây
21TM - PTP - VHT
Hồ nghi
21Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Đứng giữa cơn bão rớt
14
Phạm Hồng Ân
Nơi chỉ xài bạc cắt
14Tầm Xuân
Giấc mơ hồi hương
14Phan Ngọc Danh
Giậu đổ bìm leo
14Cỏ Biển
Lan man quán café
13
Xuân Phương
Lục bà bà
14
Võ Thị Đồng Minh
Cũng đành
8Song Thao
Trực thăng lâm nạn
8Ái Ưu Du
Hành trình về với tuổi 20
8Hoàng Quốc Việt

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
4
Trần Việt Bắc
Thăng Long đại long mạch
4Vinh Hồ
Tổ quốc lâm nguy trước bá quyền Trung quốc
4Vinh Hồ
Sống thiện chết lành - Kỳ 11
4Ngô Văn Xuân
Thơ tuyệt mệnh Nguyễn Trung Trực
3Trần Ngọc Giang
Phiêu bạc
3Trần Ngọc Giang

Mộng còn say
3Đỗ Trường
Phiếm luận văn chương - Kỳ 5
3Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 25
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (13,14,15)
1Ái Ưu Du
Thằng Nèm
1
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 32

1Huỳnh Kim Khanh


 

TỔ QUỐC LÂM NGUY TRƯỚC ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC

 

A. ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC:

Những triều đại vua chúa Trung Quốc (TQ) đã xem các nước láng giềng toàn là man di mọi rợ (Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man) luôn tìm cách lấn chiếm, đô hộ, đồng hoá, hay sáp nhập vào lãnh thổ của chúng. Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) hiện nay không những không từ bỏ chủ nghĩa Đại Hán ông trời con lạc hâụ, mà còn nuôi mộng bành trướng bá quyền, xem toàn vùng Đông Nam Á và cả Hoa Kỳ là lãnh thổ của chúng qua các tài liệu sau đây:

I. TRUNG QUỐC ÂM MƯU XÂM CHIẾM ĐÔNG NAM Á:

Tập tài liệu mang tên: “Sự thật về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại Giao nhà nước CSVN biên soạn, do nhà xuất bản Sự Thật xuất bản tháng 10/1979, được đăng lại trên www.thongluan.org, xin mạn phép trích dẫn vài đoạn sau đây:

- “Tài liệu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Chủ Tịch Mao Trạch Đông viết mang tên “Cách Mạng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc”, xuất bản năm 1939 viết: “Các nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận; Anh chiếm Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…” (trang 13)

- “Cuốn sách “Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại” xuất bản ở Bắc Kinh năm 1954 có bản đồ và lãnh thổ Trung Quốc bao gồm nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông Nam Châu Á và vùng Biển Đông.” (trang 13).
- “Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông  trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao Động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Châu Á.” (trang 14)

- “Cũng trong dịp này Chủ tịch  Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc  về diện tích thì tương đương, nhưng về dân số thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi và nói rằng Trung Quốc  cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.” (trang 14)

- “Chủ tịch  Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 6 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaisia, và Singapore. Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Sô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.” (trang 14).

- “So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Châu Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua những người lãnh đạo nuớc CHNDTH đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ.” (trang 15)

- “Trong cuộc gặp giữa đại biểu 4 đảng CSVN, TQ, Indonésia, Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong đảng Lao Động VN mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Châu Á.” (trang 17)

II. TRUNG QUỐC ÂM MƯU TIÊU DIỆT HOA KỲ

Xâm chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông của VN là một phần trong chính sách tầm ăn dâu của CSTQ. Không riêng gì VN, Lào, Thái, Nhật, Hàn…mà ngay cả nước Mỹ xa xôi, chúng cũng cho là đất của chúng. 
Trong bài viết “Hiểm Họa Diệt Chủng” của tác giả Trần Nam đăng trên http://ddcnd. org/main/ ngày 18/12/2007 có trích dẫn lời phát biểu kinh thiên động địa của ông Chi Haotian, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, kiêm Phó Chủ tịch Ủy Ban Hội Đồng Quân Sự Trung Ương Trung Quốc đăng trên tờ báo Đại Thế Kỷ; ở đây xin mạn phép trích lại nguyên văn lời phát biểu của Ông Chi Haotien từ bài viết của tác giả Trần Nam như sau:

“Để đối đầu với Mỹ chúng ta phải tiến hành cuộc chiến bất qui ước. Trong quá khứ, khi chiếm bất cứ nước thuộc địa nào, việc tàn sát đã bị giới hạn một phần vì khả năng hạn chế của vũ khí, vì vậy cho dù chiếm được đất nhưng vẫn phải sống chung với dân thuộc địa. Đối với chúng ta, nếu Trung Quốc chiếm Mỹ, chúng ta không để sót mạng nào hết. Chúng ta phải tận diệt “không chừa một mạng”, chỉ có vậy thì mới lãnh đạo được nhân dân Trung Quốc ở Mỹ.”
  “Vậy thì vũ khí gì có thể diệt chủng một cách gọn nhẹ như vậy? Các thứ vũ khí cổ điển như súng máy, cà nông, hoả tiễn và kể cả nguyên tử cũng không thể diệt sạch một lần được, chỉ có vũ khí hoá học hiện đại mới có thể giết hết giống dân này, dành lại nước Mỹ cho Trung Quốc. Từ lâu chúng ta đã nhanh chóng chế tạo ra những loại vũ khí này rồi và hiện đang nghiên cứu để chế biến thêm các loại vũ khí mới nữa. Chúng ta có khả năng tấn công và giết sạch dân Mỹ một cách bất ngờ. Thời đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Bộ Chính Trị đã nhìn ra rằng không cần nghiên cứu các loại máy bay làm gì, nên dành thời gian để chế ra loại vũ khí không tàn phá nhưng có khả năng giết người hàng loạt”.
  “Ở bình diện nhân đạo, chúng ta nên cảnh cáo người Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ, hoặc ít nhất nhượng lại một nửa nước cho Trung quốc bởi vì chính tổ tiên của ta đã khám phá ra nước Mỹ. Nếu điều này không thành công, thì chỉ còn cách tận diệt họ và dành lại nước Mỹ. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh, nếu thắng Mỹ, các quốc gia khác cũng sẽ đầu hàng chúng ta thôi.”

(Để thử thách tinh thần nhân dân TQ trước một cuộc chiến tranh qui mô, tháng 2 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng TQ làm một cuộc thăm dò trên mạng xoay quanh câu hỏi: “Nếu bạn là lính và bạn được lệnh phải bắn. Liệu bạn có dám bắn vào đàn bà, trẻ con và tù binh chiến tranh không?” Gần 70% trả lời “sẽ sẵn sàng bắn vào bất cứ thứ gì, kể cả đàn bà, con nít”. Những kẻ cuồng tín này đều ở lứa tuổi dưới 25 trong số hơn 1 tỷ dân TQ). Ông Chi Haotian phát biểu:

“Tôi thực sự hài lòng về kết quả cuộc thăm dò vừa qua. Điều này cho thấy thế hệ tương lai của Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu theo mục tiêu của Đảng…Người Trung Quốc còn văn minh hơn cả dân Đức, giống dân mà Hitler đã từng một thời hãnh diện. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Trung Quốc đã trôi giạt tứ phương đến các quốc gia Châu Mỹ và Thái Bình Dương. Những tổ tiên này đã trở thành người Mỹ da đỏ, người Mỹ hiện nay và luôn cả các sắc dân ở Đông Nam Á và phía Nam Thái Bình Dương”.
“Cả Trung Quốc và Đức thời Hitler có những điểm tương đồng. Cả hai đều tự thấy là dân tộc mình hơn tất cả các sắc dân khác trên thế giới. Cả hai quốc gia đều đã từng bị ngoại bang xâu xé, lợi dụng, đều có khuynh hướng thuần phục quyền lực một cách tuyệt đối, có tinh thần chủ nghĩa xã hội-quốc xã, bị đặt trong hoàn cảnh thiếu thốn, chật chội vì mức độ dân số tăng trưởng, và đều trong tình huống thuần một quốc gia, một đảng phái, một lãnh đạo và một chủ thuyết”.
“Nếu tình huống chiến tranh xảy ra hôm nay, tôi có thể tiên đoán là khi địch quân đã tràn vô tới thủ phủ Hoa Thịnh Đốn rồi thì Quốc hội Mỹ vẫn còn bận họp để tranh cãi có nên cho phép Tổng thống của họ tuyên chiến hay không? Đó là sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta không phí thời giờ cho những bàn cãi vô bổ này. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã từng dạy “Cái cốt lõi của vấn đề nằm ở sự nhạy bén của Đảng. Một khi Đảng đã quyết định, thì lập tức mệnh lệnh được thi hành, không mất thời giờ vô bổ như các quốc gia tư bản”.
“Chế độ độc tài Hitler có lẽ chỉ tồn tại trong một khoảng khắc vì sự nhầm lẫn của lịch sử. Không phải Đức Quốc Xã mà Trung Quốc chính là lực lượng đáng tin cậy để có thể chống lại hệ thống chính trị dân chủ nghị viện của các nước phương Tây”.
“Nếu phải hy sinh một nửa dân Trung Quốc, tức là hơn nửa tỷ dân chết đi để giữ cho đảng CSTQ được tồn tại thì họ vẫn làm”.
   
B. TRUNG QUỐC ÂM MƯU THÔN TÍNH CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG:

I. TRUNG QUỐC XUNG ĐỘT VỚI LIÊN SÔ:

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sảng, Trung Quốc và Liên Sô (LS) có chung đường biên giới dài khoảng 4.300km. Năm 1969, TQ xua quân chiếm khu vực sông Amur của LS, LS đã dùng hỏa tiễn để tiêu diệt. Dù đã ký hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng TQ vẫn dùng đủ mọi cách để lấn biên giới. Khi LS xin gia nhập WTO (Cơ quan Mậu dịch Thế giới), TQ đặt điều kiện LS phải cho phép người lao động TQ vào LS được miễn chiếu khán nhập cảnh. Sau này khi vào được LS rồi, người TQ đã dùng đủ mọi cách để ở lại. Ông Andrei Chernenko, Vụ trưởng Vụ Di Trú LS đã từng phát biểu rằng người TQ dùng mọi hình thức để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ, như kết hôn với người bản xứ, hoặc kinh doanh để dễ dàng lưu trú vì tài sản lớn của họ. Mặc dù đã ký hiệp định với LS, nhưng TQ vẫn khẳng định vùng đất Vladivostok và Khabarovsk là của họ và trong trường học họ vẫn dạy học sinh rằng LS đã dùng bạo lực để chiếm đất của họ. Họ còn đưa ra những bằng cớ về nhân chủng học để chứng minh rằng những bộ lạc TQ có mặt ở đó rất lâu trước khi người Nga tới. Theo ước tính của các chuyên gia thì đến năm 2010, dân số TQ tại vùng Cận Đông LS sẽ lên đến 10 triệu người (hiện tại khoảng 3,26 triệu), kiểm soát từ 30 đến 40 phần trăm nền kinh tế vùng nầy. Vì vậy gần đây ông Viktor Ishayev, Toàn quyền vùng Khabarovsk quyết định không cấp quyền công dân cho người TQ dù đã kết hôn với người Nga tại địa phương ông, dù người ngoại quốc khác được hưởng quyền nầy.

II. TRUNG QUỐC XUNG ĐỘT VỚI ẤN ĐỘ:

Năm 1956-1957: TQ xây dựng trục giao thông quân sự trên vùng đất tranh chấp Aksai, phía tây Tân Cương, Ấn Độ lên án TQ xâm lăng vùng đất này của họ.Tháng 10/1962, TQ đưa 9 sư đoàn đóng dọc biên giới 3.225km nổ ra cuộc đụng độ khốc liệt, Ấn Độ bị đẩy sâu 50 km vào vùng đất Aksai và TQ đơn phương tuyên bố ngưng chiến.

III. TRUNG QUỐC XUNG ĐỘT VỚI MÔNG CỔ:

Từ năm 1960 đến 1980, TQ luôn tìm cách lấn biên giới và di dân sang Mông Cổ. Năm 1981, Mông Cổ được Liên Sô ủng hộ đã dấy lên phong trào trục xuất người TQ ra khỏi Mông Cổ. LS tố giác TQ vi phạm hiệp định về biên giới giữa TQ với Mông Cổ hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969. Năm 1983, Mông Cổ trục xuất nhiều ngàn công nhân TQ ra khỏi nước họ. Ngày 2/9/1964, tờ Pravda của đảng cộng sản LS loan tin rằng Mao Trạch Đông rất tiếc vì không tranh thủ được sự đồng tình của LS để TQ chiếm Ngoại Mông (phần Nội Mông đã bị sáp nhập vào TQ rồi).

IV. TRUNG QUỐC ĐƯA QUÂN VÀO BẮC HÀN:

TQ coi các nước láng giềng là “ao nhà”, năm 1950, Mao gởi quân vào Bắc Hàn gây ra cuộc chiến tranh xăm lược Nam Hàn, nếu không nhờ quân đội Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp thì Nam Hàn không tồn tại đến ngày nay.  

V. TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM TÂY TẠNG:

Năm 1949, TQ ngang ngược đòi Tây Tạng (TT) phải để TQ kiểm soát quốc phòng của TT và TT phải chấp nhận là một bộ phận của TQ. TT phản đối. Ngày 7/10/1950, TQ xua 40,000 quân sang đánh chiếm Chamdo, miền nam TT. Dù Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh Quốc phản đối quyết liệt, nhưng TQ vẫn đưa thêm một quân đoàn tiến vào thủ đô Lhasa ngày 9/9/1951. Lần lượt các thành phố khác của TT rơi vào tay quân TQ. TT đứng lên khởi nghĩa vào các năm 1956 và 1959 nhưng đều bị đè bẹp, hơn 20 ngàn người TT bị giết, khoảng 80 ngàn người cùng Đức Dalai Lama phải lưu vong sang Ấn Độ. Sau 2 thập niên bị thống trị, khoảng 1,2 triệu người TT (20% dân số) đã bỏ mình trong các trại tù, các nông trường, hoặc bị thủ tiêu. Nhiều tù nhân bị bỏ đói đến chết. Hơn 6,000 cơ sở văn hoá, đền đài, chùa chiền, tu viện bị phá hủy. 300,000 binh sĩ và công an TQ thống trị kềm kẹp TT đã gây ra 2 nạn đói vào các năm 1958-1961 và 1966-1976. Thâm độc nhất là chánh sách đồng hoá, TQ di dân đến TT khoảng 7,5 triệu người TQ, đông hơn dân Tây Tạng khoảng nửa triệu. Họ thống trị TT về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, và cả về ngôn ngữ: ngôn ngữ chính thức là tiếng TQ.

VI. TRUNG QUỐC ĐỒNG HÓA MÃN CHÂU:

Posted by "Manchu" on March 07, 2002 cho biết tổng số dân Mãn Châu ước khoảng 35 triệu. Nhưng chỉ có 5 triệu trong số đó là người Mãn. Số còn lại là người Tàu. Và chỉ có 100,000 trong số 5 triệu người Mãn ấy biết nói tiếng mẹ đẻ. Mãi cho đến thế kỷ trước đây, khi Nhà Mãn Thanh còn cai trị Trung Hoa họ cấm người Tàu di dân vào nước Mãn Châu. Thật là chuyện khôi hài, sự kiện nhà Mãn Thanh chiếm đất Trung Hoa đem lại kết quả người Tàu thôn tính Mãn Châu, vì chiến thắng quân sự của quân Mãn tiếp theo thiếu một chiến thắng bằng chủng tộc, ngôn ngữ hay văn hóa đối với người Hoa. Nhưng hoàn cảnh trên đâu có cho phép người Hoa có quyền phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia Mãn Châu trên đất Tàu.  Người Hoa vẫn không chấp nhận người Mãn là một thực thể riêng biệt. Ngưòi Mãn cũng không có được một cái gọi là "Khu vực Tự Trị" trên giấy tờ. (hiện tại Mãn Châu bị chia ra làm ba khúc: Liaoning, Jilin, Tỉnh Hei Longjiang).

VII. Ngoài ra, TQ còn ngầm yểm trợ chế độ độc tài Miến Điện; di dân thực thi chính sách đồng hóa Tân Cương, Nội Mông; uy hiếp Đài Loan…  

Những nước láng giềng mà  “Thiên Triều” TQ xưa kia gộp chung vào một câu để gọi là  “Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man”, đến nay, lớp bị lệ thuộc, lớp bị sáp nhập, đồng hóa, hiện chỉ còn VN và một ít nước. Câu hỏi được đặt ra là:
- Bao giờ TQ sáp nhập VN vào lãnh thổ của chúng?

C. TRUNG QUỐC TỪNG BƯỚC THÔN TÍNH VIỆT NAM:

Năm 1945, sau Thế Chiến thứ II, quân Tàu giải giới quân Nhật đã thừa cơ xâm chiếm các đảo tại Hoàng Sa của VN thuộc nhóm Tuyên Đức.

Ngày 4/9/1958, TQ thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Kèm với tuyên bố này là một Bản đồ TQ vẽ lãnh hải TQ bao trùm cả Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN (Hoàng Sa = Tây Sa = Paracels, và Trường Sa = Nam Sa = Spratleys).
Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nhà nước CSVN gởi công hàm đến Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện (Quốc hội) TQ, thừa nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa, Trường Sa, và Biền Đông.  Báo Nhân Dân của đảng CSVN phát hành ngày 22-9-1958 với tựa đề: “Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Công Nhận Quyết Ðịnh Về Hải Phận Của Trung Quốc” đã đăng nguyên văn công hàm. Sau đây xin mạn phép trích nguyên văn công hàm từ nguồn http://anhduong.net/lichsu/CongHamBanNuoc.htm):  

“THỦ TƯỚNG PHỦ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa quyết định về hải phận của Trung quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
(Đóng dấu ký tên)
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa
Kính Gởi:
Đồng Chí CHU ÂN LAI
Tổng lý Quốc vụ viện
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung-hoa
tại
BẮC KINH”

Khoảng cuối năm 60, đầu năm 70, TQ bắt tay với Mỹ (Tổng thống Nixon) và bắt đầu hỗ trợ cho Pol Pot của Căm-Pu-Chia cô lập Việt Nam.

Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, Hà Nội đưa quân chính qui vào tấn công VNCH, đã nhờ 300 ngàn quân TQ mặc quân phục VN đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt, nhân cơ hội này, TQ đã tự tiện dời cột mốc biên giới, ấn định Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt (là vùng biển sâu giữa Vịnh có nhiều cá lớn và dầu khí). Vùng Biển Cấm có 7.200 hải lý vuông, rộng 60 hải lý, dài 120 hải lý từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh Bình) đến vĩ tuyến 18 Bắc (Hà Tĩnh).

Năm 1974, TQ dùng võ trang chiếm nốt Nhóm Nguyệt Thiềm phía Tây Nam Hoàng Sa của VN gây tử thương cho nhiều chiến sĩ hải quân VNCH.

Năm 1975, Pol Pot nắm quyền, TQ xúi Khơ Me Ðỏ tàn sát đồng bào mình gọi là “cánh đồng tử thần” (âm mưu đưa người TQ di dân xuống Cămpốt). Pol Pot đòi lại lãnh thổ Thủy Chân Lạp của VN, bị từ khước đã tàn sát Việt kiều ở Campuchia, cho du kích đánh phá Việt Nam ở phía tây, ác liệt nhất vào năm 1978.

Ngày 7/1/1979, VN xua quân chiếm Phnom Penh, lập chánh phủ thân VN.

Ngày 15/2/1979 Trung Quốc công khai tuyên bố hiệp định giữa TQ và Liên Sô hết hiệu lực, có quyền gây chiến với đồng minh của LS là VN ngược đãi Hoa kiều. Hai ngày sau, TQ đưa 220 ngàn quân đánh chiếm 6 tỉnh biên giới (Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh) vào sâu trong lãnh thổ VN 30km, chiếm 23 thị trấn. Ông Brêgiơnép Tổng bí thư CSLS tuyên bố “Nhà cầm quyền TQ hãy dừng tay lại nếu còn chưa muộn”. Ngày 6/3/1979, TQ đơn phương tuyên bố nhiệm vụ “dạy cho Việt Nam một bài học” hoàn tất, ngày 16/3/1979 triệt thoái khỏi VN, trước khi rút đi, đã gài mìn tại nhiều khu vực để lấn chiếm đất đai.

Năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả nghiên cứu suốt 10 năm, kết luận Nam Hải là Biển Lịch Sử của TQ, còn gọi là “Lưỡi Rồng” của TQ, nằm sát bờ biển VN, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý  và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý, chiếm trọn 3 túi dầu khí: Tứ Chính (Vanguard) của VN, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. TQ đưa ra nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng từ đời Hán Vũ Đế có 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám đã khám phá ra các đảo ở Nam Hải và được tiếp tục dưới các đời nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Năm 1983, TQ vẽ lại bản đồ TQ bao trùm cả Biển Đông.

Sau khi TQ tấn công VN  năm 1979, thì quân CSVN đóng trên Núi Ðất (người TQ gọi là Lão San), cao 1.509m, chạy vòng ở biên giới, thuộc tỉnh Hà Tuyên, nay là Hà Giang. Quân CSVN đã xây dựng các công sự trên ngọn núi này có tên là “Cứ Ðiểm 1509”.  Năm 1984 quân TQ lại tấn công ngọn Núi Ðất và chiếm ngày 28/4/1984, nhưng các cuộc giáp chiến vẫn diễn ra liên tục cho tới năm 1989, có khoảng 3,700 binh lính CSVN hy sinh trong cuộc bảo vệ Núi Ðất, nhưng sau cùng Hà Nội đã quyết định bỏ trống cứ điểm đó cho quân TQ chiếm.

Tháng 3/1988, TQ chiếm một số đảo tại Trường Sa của VN bằng vũ lực gây tử thương cho nhiều chiến sĩ CSVN, sau đó ngang nhiên dựng đài quan sát, lập căn cứ quân sự trên các đảo còn đang tranh chấp chủ quyền, TQ cho đặt bia chủ quyền của TQ trên đảo Đa Lạc. 

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, VN xin tái lập bang giao với TQ.

Năm 1992, TQ chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau.

Tháng 2/1992, Quốc Hội TQ ban hành đạo luật TQ có chủ quyền trên toàn Biển Đông và phổ biến 1 bản đồ TQ mới: hải phận TQ chạy suốt bờ biển VN, Thái. Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Phi.

Ngày 30-12-1999 TQ ký Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung tại Bắc Kinh giữa đại diện CSVN là ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm và ngoại trưởng TQ là Ðường Gia Truyền. Sau đó, đã được Nông Đức Mạnh nhân danh Chủ tịch Quốc hội CSVN ký quyết định thông qua ngày 9-6-2000. Theo Hiệp Ước này, VN nhượng cho TQ khoảng 800km2 lãnh thổ dọc theo biên giới, trong đó có các quặng mỏ và các địa danh: Ải Nam Quan, suối Phi Khanh tại Lạng Sơn; thác Bản Giốc tại Cao Bằng; các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất cao 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của TQ, Núi Bạc cao 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc TQ, các dãy khác là: 1545, 772, 233. Tại Lạng Sơn các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, khu vực Bình Độ sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc TQ.

Ngày 25-12-2000, TQ ký Hiệp ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp ước Hợp Tác Nghề Đánh Cá ở Bắc Kinh có sự chứng kiến của Chủ tịch nhà nước CSVN Trần Đức Lương chia lại lãnh hải cho TC theo tỉ lệ VN 54/46 TC, quá thiệt thòi so với Hiệp Ước Bắc Kinh 1887 thời Pháp thuộc ký với nhà Thanh theo tỉ lệ VN 62/38 TQ. Hà Nội đã nhượng cho Bắc Kinh từ 12.000km2 đến 21.000km2 hải phận. Còn Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùng Đánh Cá Chung rộng 61 hải lý. Bằng các tầu đánh cá lớn, toàn thể Vịnh Bắc Việt biến thành khu vực đánh cá của TQ. Hiện TQ đề ra nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí như “Dự Án Quỳnh Hải” phía Tây đảo Hải Nam và “Dự Án Vịnh Bắc Bộ” phía Bắc vĩ tuyến 20. 

Theo Luật sư Nguyễn Hữu Thống, ngày 27-12-2004, Bắc Kinh bắt giữ 80 ngư phủ VN, tàu tuần duyên TQ tông vô các tàu đánh cá VN khiến 23 ngư dân VN tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi bị chết chìm, 10 tàu đánh cá VN bị hư hỏng. Một số ngư dân VN khác tại Bình Định, Khánh Hòa bị xua đuổi tại ngoài khơi vùng biển Hoàng Sa. 

Hồi tháng 11-2004, TQ đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa VN chỉ cách bờ có 63 km.
Từ sau 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực, TQ độc quyền tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh Bắc Việt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt. Riêng năm 2004, các tàu TQ đã xâm nhập hải phận VN tại Đà Nẵng tới 1.017 lần. 

Từ tháng 10 đến tháng 12/2004, hải quân TQ sát hại 23 ngư dân Đà Nẵng, Quảng Ngãi. 

Ngày 8-1-2005, các tàu tuần duyên TQ bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trong Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt.
Tháng 6/2006, TQ phổ biến Bản Đồ TQ mới có ranh giới nằm sát bờ biển VN cách Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, cách Cam Ranh 45 hải lý, bao trùm cả thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế  của VN mà Công ước Quốc tế quy định là 200 hải lý.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sảng “Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quốc khi vào Việt Nam.”

VẤN ĐỀ DẦU KHÍ VÀ BIỂN ĐÔNG:

Về vị trí, Biển Đông thông đạo với eo biển Malacca như một cửa khẩu sinh tử của TQ đi ra với năm châu bốn biển. Nếu cửa khẩu này có vấn đề gì thì tất cả các giao thương của TQ với thế giới bên ngoài và  toàn bộ mậu dịch của TQ sẽ bị đình chỉ. Vì đại lục TQ không có biển tiếp giáp với đại dương, phía Đông bị án ngữ bởi Hàn, Nhật, Đài Loan, chỉ còn phía Nam, Biển Đông của VN trở thành địa bàn duy nhất để TQ phát triển hải quân và đi ra với thế giới. Ông Mark Valencia, chuyên viên vùng biển Đông cho biết Trường Sa và Hoàng Sa là giao điểm thương mại và quân sự quan trọng. Gần như toàn thể sự lưu thông hàng hải và thương mại, kể cả 25% số lượng dầu thô giữa Nhật và Ba Tư đều đi ngang qua vùng biển này.

Dầu khí tại thềm lục địa Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa đã tìm thấy từ năm 1974.  Trong bài viết đăng trên tạp chí  Spiegel Online ở Đức của hai ký giả Joachim, Hoelzgen được Phạm Việt Vinh chuyển ngữ mang tựa đề: “Con Hổ và Thùng Dầu, Những Thế Lực Mới Tại Á Châu” đăng trên tạp chí Phương Đông số 86, tháng 2/2008 viết: “Hiện nay, 3 khu mỏ mới với trữ lượng 700 triệu  thùng đang được khai mở trước vùng biển phía Nam Việt Nam tại khu vực được gọi là lưu vực sông Cửu Long, và nơi đây tổ hợp Japan Vietnam Petroleum lại công bố về việc phát hiện ra một bãi dầu mới với trữ lượng 37 triệu thùng. Nhưng trữ lượng dầu lớn nhất lại nằm ở lưu vực sông Hồng, ở giữa đất liền và hòn đảo nghỉ mát Hải Nam của Trung Quốc. Nếu đúng như vậy thì con số này sẽ ứng với một bãi dầu siêu khổng lồ Supergiant Field, cái mà lẽ ra chỉ có ở Á Rập Saudi và vùng Sibiri.” Theo U.S. Energy Information Adminstration thì lượng dầu dự trữ ở Biển Đông là khoảng 7 tỉ thùng và theo ước tính của TQ, vùng Trường Sa có thể có lượng dự trữ dầu cao như vùng Vịnh Persian.

Hồi tháng 3-2007, VN loan báo một dự án 2 tỉ đô la để thăm dò dầu khí gần Trường Sa, gồm các công ty PetroVietnam (quốc doanh VN), British Petroleum (BP) của Anh Quốc, và ConocoPhillips của Mỹ. Bắc Kinh lập tức lớn tiếng phản đối, ba tháng sau, vào tháng 6-2007, ba công ty này tuyên bố ngừng dự án. Ngày 22-11-2007, Bắc Kinh còn gửi một kháng thư tới Ấn Độ phản đối hãng quốc doanh Ấn ONGC Videsh Ltd tới thăm dò dầu khí ở Trường Sa ký hợp đồng ăn chia sản phẩm với VN (đã đầu tư tới 100 triệu đô).

Vì Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng và có một trữ lượng dầu khí “siêu khổng lồ” như thế, nên với lòng tham không đáy, Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” của  chúng nằm trong âm mưu xâm chiếm Đông Dương làm bàn đạp để bành trướng xuống vùng Đông Nam Á và Nam Á. Để thực hiện ý đồ đen tối ấy, TQ đã ba chân bốn cẳng hiện đại hóa quân sự và phát triển kinh tế:

- Trung Quốc hiện đại hóa quân sự: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ, ông Rumsfeld đã phát biểu: “Hoa kỳ cũng như nhiều quốc gia khác muốn biết tại sao Trung Quốc lại giấu diếm về ngân sách quốc phòng?”. Theo lượng định của tình báo Hoa kỳ, Trung Quốc có thể đã chi đến $149 tỷ Mỹ kim trong những năm 2002-2006. Trong đó, 1/3 dành cho nhân sự, phần còn lại dành cho việc chế tạo và tân trang vũ khí tối tân. TQ thành lập một đạo quân trên 2 triệu 300 nghìn người, xây dựng quân cảng ở Sitwee vịnh Bengal kiểm soát Miến Điện, tàu chiến trú đóng ra vào tại hải cảng Shihanoukville ở Cambodia để kiểm soát vùng vịnh Thái Lan, hiện đại hoá lực lượng tên lửa hạt nhân, phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ do thám, đóng tàu sân bay, tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá hải quân, không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc. Cấm bay tại eo biển Đài Loan, củng cố xây dựng căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã chiếm đuợc của VN, thường xuyên tập trận tại khu vực này .Trong năm 2001, TQ liên tục xâm phạm khu vực lãnh hải của VN, Philippine, Nhật Bản. Và gần đây nhất, TQ cho hạ thủy tại Biển Ðông 20 tầu tuẫn tiễu nhằm bảo vệ những khu vực mà TQ đã chiếm của VN. Từ năm 1988 đến 1993, TQ đã xây xong một căn cứ hải quân lớn, có phi trường với phi đạo dài 2,600m trên đảo Woody Island thuộc Hoàng Sa túc trực 10 chiếc phản lực cơ F7. Bên cạnh việc bố trí súng đạn, một trạm tình báo tín hiệu và các dàn phi đạn hải chiến Silkworm đã đuợc gắn. Đô Đốc Timothy Keating, Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Á Châu Thái Bình Dương nói rằng “Trung Quốc đang chế tạo, dàn trận ra và đã gắn các vũ khí có thể được xem là có khả năng hạn chế các luồng giao thông tại các vùng đảo đó và quanh đó trên biển, trên không và cả ngầm dưới nước”.

Báo International Herald Tribune ngày 7-2-2008 có đề cập đến tình hình tàu ngầm TQ như sau:  Các phân tích gia Hoa Kỳ và Tây Phương ước tính TQ bây giờ có hơn 30 tàu ngầm tối tân và tàng hình, cùng với hàng chục chiếc loại cũ… Pentagon nói trong bản phúc trình thường niên năm ngoái: “TQ có khả năng sản xuất hàng loạt tàu ngầm kiểu mới chạy vừa dầu cặn vừa điện khí và đang mau chóng tiến tới hướng tàu ngầm nguyên tử kiểu mới”. Vào cuối thập niên này, TQ sẽ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ… Các tàu ngầm tàng hình là những hiểm họa trực tiếp đối với các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ… Allan Behm, nhà phân tích ở Canberra, Úc và là một cựu quan chức Bộ Quốc Phòng Đức nói: “Chúng có thể chận lối và ngăn không cho quân thù tiếp cận bất kỳ khu vực nào; trường hợp này, đó là lực lượng tàu chiến Thái Bình Dương Hoa Kỳ.”

- Trung Quốc phát triển kinh tế: Tháng 11/2001, TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong các giải quyết tranh chấp thương mại, hàng hoá TQ giá rẻ đã cạnh tranh và đánh bật sản phẩm của VN trên thị trường, đồng thời gây tác động to lớn đối với các nước Ðông Nam Á. Hàng hoá TQ chiếm đến 70% tại thị trường VN. Xe gắn máy TQ tràn ngập; văn hoá, phim ảnh TQ được quảng cáo không công trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng tới tối. Năm 2006, Hiệp định AFTA có hiêụ lực, hàng hoá của các nước trong khu vực nhất là TQ ào ạt đổ vào VN vì các hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, hàng hoá của VN bị  đánh bật ngay tại thị trường VN. Hàng hoá VN sẽ không thể xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản… công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu sản xuất sẽ giải thể, sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp. Ðó là lúc TQ sẽ nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu sản xuất, các nông trường, đồn điền…toàn bộ nền KT của VN sẽ đi đến chỗ phụ thuộc vào TQ. Lúc đó VN sẽ trở thành một bang hay một tỉnh của TQ?  Hiện TQ đang bật đèn xanh cho các nhà thầu TQ thầu sân vận động Mễ Trì, thầu khai thác quặng nhôm Ðắk-Lắk, thầu thuỷ điện Sơn La… TQ dùng phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” để ru ngủ VN, thúc ép VN lần lượt ký các hiệp ước có lợi cho chúng như: Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá, và Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới. Năm 2000, TQ tìm cách đưa VN vào quỹ đạo của TQ bằng cách nâng kim ngạch buôn bán của hai nước lên con số hơn 2,4 tỉ USD; năm 2001 nâng lên 3 tỉ USD. Hai dự án lớn cải tạo kỹ thuật Nhà máy gang thép Thái Nguyên và Nhà máy phân đạm Hà Bắc đang tiến hành, các dự án lớn khác về hợp tác kinh tế đang được bàn bạc khẩn trương.

D. KẾT LUẬN: 

Để kết luận, xin mạn phép lược trích nội dung bài viết mang tên “Xứ Lạng: Vịt quay tắm hóa chất” theo SGGP, đăng trên Hồn Việt Online ngày 20/1/2008 như sau:

Từ thành phố Lạng Sơn lên thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu Tân Thanh, vào tận các bản làng của huyện Cao Lộc, đâu đâu cũng xuất hiện món vịt quay vàng rộm.

Bằng việc sử dụng “công nghệ vặt lông siêu tốc”, cơ sở của bà T có thể đạt công suất tới 1.000 con vịt/ngày. Đầu tiên, bắt vịt cắt cổ. Một chảo nước đang sôi, thứ nước đen kịt như nhựa đường tỏa ra mùi hôi khét lợm cổ họng. Để nhúng từng con vịt vào chảo, anh thanh niên phải đeo khẩu trang bịt mũi, chừng vài giây ném vịt ra cho cô gái “suột” lông: chỉ cần lấy tay cào nhẹ một cái là toàn bộ lông vịt tuột ra, còn lại đám lông măng. Anh thanh niên lại cầm từng con nhúng vào chảo nước đen, đám lông măng tự nhiên rụng sạch. Vịt chuyển sang màu xanh ngăm trông rất khiếp! Thế nhưng khi anh thanh niên lấy gói hóa chất có bột màu trắng pha vào sô nước lã, số vịt đã làm lông có màu xanh được ném vào ngâm thì tự nhiên trắng hồng trở lại!

Toàn bộ thứ nước để nhúng vịt và bột màu trắng là hóa chất được nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma. “Ở đây, cơ sở nào cũng phải sử dụng loại hóa chất này. Ngoài chợ Tân Thanh bán đầy.” Mặc dù chỉ cần nhúng qua, nhưng vịt đã ngấm hóa chất. Chưa xong, khi đưa vịt vào quay để vịt trông “bắt mắt”, các chủ lò lại tiếp tục tẩm, trộn rất nhiều loại nước phẩm vàng và hóa chất khác.

Hiện nay, công nghệ làm vịt, gà kiểu này đã tràn về tận Hải Phòng, Hà Nội.
Và người ta tự hỏi: “Vịt quay hay thuốc độc?”. Vậy thì hậu quả khôn lường vẫn treo lơ lửng trên đầu người tiêu dùng!

Trên đây là những âm mưu vô cùng đen tối và hiểm độc của bọn bành trướng bá quyền trong suốt nửa thế kỷ qua đối với các nước láng giềng và hiện nay như một con cọp dữ đang ngày đêm mài giũa móng vuốt để mưu bá đồ vương. Sau khi đọc qua, chúng ta không khỏi thảng thốt, bàng hoàng:

- Sơn hà nguy biến rồi! Tổ quốc lâm nguy rồi!

Đất nước bị bao vây như một con cá đang nằm trên thớt có thể bị chặt ra nhiều khúc để đầu đuôi không thể tiếp ứng với nhau! Hà Nội cách TQ chưa đầy 200 dặm, lại mất nhiều biên ải hiểm yếu của Tổ tiên để lại thì làm sao có thể ngăn cản được đường tiến của quân thù để  bảo vệ thủ đô? (TQ cố chiếm Ải Nam Quan, Núi Đất và nhiều cao điểm khác ở biên giới để làm gì?) Có thể nào VN  trở thành một Tây Tạng thứ hai? Có thể nào 3 trăm triệu di dân TQ sẽ tràn qua biên giới để biến dân tộc VN thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình và tiếng TQ trở thành ngôn ngữ chính trên toàn lãnh thổ hình cong chữ S? Nếu một ngày VN bị quân TQ tràn ngập biến thành “một Tây Tạng thứ hai” thì nước nào trong LHQ sẽ đem quân đến đánh đuổi 1 triệu quân TQ ra khỏi bờ cõi VN? Hay cũng chỉ là “chuyện đã rồi”, phiên bản của một thân phận Tây Tạng bi thảm cách nay hơn nửa thế kỷ và hôm nay đang sống vật vờ, rên xiết, vô vọng dưới mủi giày đồng hóa cay nghiệt của kẻ thù!

Suốt 60 năm lịch sử, CSTQ đã tự thể hiện mình như một loài thú dữ cực kỳ tham lam hiểm độc luôn luôn rình rập tìm đủ mọi thủ đoạn, mọi phương cách để ăn tươi nuốt sống các nước láng giềng. Nếu vì lý do nào đó mà chưa xâm chiếm được thì kiên nhẫn từng bước lấn đất, lấn biển, lấn biên giới, di dân, đồng hóa; dùng ngoại giao, kinh tế, kiều dân như một loại vũ khí để làm cho bất ổn, suy yếu đi… rồi khi có thời cơ tới, nhanh như chớp xua quân chiếm lấy và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Liên Hiệp Quốc nếu có la  làng thì cũng chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Ngày nay người TQ vào VN được miễn giấy tờ chiếu khán nhập cảnh sẽ kéo theo bao nhiêu bất trắc về  kinh tế, thương mại, an ninh, chính trị và sẽ gây ra bao nhiêu khó khăn khốn khổ cho đồng bào? Đó là chưa kể đến trường hợp họ tìm cách ở lại.

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sảng viết:
“Ngày nay Trung Quốc là một quốc gia hùng cường về kinh tế và quân sự đuợc cai trị bởi chế độ bá quyền đầy tham vọng, đó là hiểm họa cho thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Nhà cầm quyền Hà Nội phải sáng suốt nhận ra cái hoạ mất nước từ Trung Quốc.”

Muốn tránh được cái họa mất nước từ bọn bành trướng bá quyền, thiển nghĩ VN phải tìm bạn tốt mà chơi, người bạn tốt không ai khác hơn Hoa Kỳ và phải làm ngay, nếu để chậm là chết. Nhựt Bản là một cường quốc mà còn kết thân với Hoa Kỳ từ khuya và mới đây đã vội vàng tái xác nhận Hiệp ước An ninh Song phương với Mỹ. VN phải cấp tốc  noi gương Do Thái trong việc xây dựng VN thành một nước tự do dân chủ, bởi vì chỉ có tự do dân chủ thì mới làm được những điều mà Do Thái đã làm để giữ nước: đoàn kết triệu người như một, hùng cường về kinh tế, hiện đại về quốc phòng, và phải làm ngay, vì để chậm là sẽ vô phương cứu chữa y như thời Vua Tự Đức rơi vào tay thực dân. Tuyệt đối đừng bao giờ tin vào những chữ vàng óng ánh phát ra từ cửa miệng của kẻ bành trướng bá quyền, như: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, núi liền núi, sông liền sông, mối tình hữu nghị, bền vững đời đời…” để rồi phải chết trong tức tưởi và bóng đêm nô lệ sẽ kéo dài không biết đến bao giờ!

 VINH HỒ
10/2//2008



Tai liệu tham khảo:
-  “Sự thật về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại Giao nhà nước CSVN biên soạn, do nhà xuất bản Sự Thật xuất bản tháng 10-1979, được đăng lại trên http://www.thongluan.org ngày 30/12/2007
- “Xứ Lạng: Vịt quay “tắm”... hóa chất” theo SGGP đăng trên http://Hon-viet.Co.uk/
ngày 20/1/2008.
- “Cáo trạng kết án Trung Quốc về tội cố sát dự mưu” của Ls Nguyễn Hữu Thống đăng trên www.vietbao.com ngày 31/12/2007
- “TRUNG CỘNG : Chánh sách di dân và lấn chiếm biên giới” của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sảng
- “Hiểm Họa Diệt Chủng” của Trần Nam đăng trên http://ddcnd. org/main/ ngày 18/12/2007
- “Hoàng Sa-Trường Sa Là Núi Vàng Đen” của Bùi Văn Phú đăng trên www.vietbao.com ngày 22/12/2007
- “Những cuộc chiến bị Cộng Sản che giấu” của Ngô Nhân Dụng đăng trên www.nguoivietweb.com ngày January 30, 2008
- “Biể n Động Cuối Năm” cùa  Trần Khải đăng trên Việt Báo ngày /6/2/2008
    - “Dàn Trận Tàu Ngầm” của Trần Khải đăng trên www.vietbao.com ngày 10/2/2008
- http://anhduong.net/lichsu/CongHamBanNuoc.htm,