SỐ 34 - THÁNG 4 NĂM 2007

 

Thơ

Về biển
24 Phạm Hồng Ân
Em vẫn là đêm
24
Huỳnh Kim Khanh
Vọng quốc

23
Trần Việt Bắc
Hoài sầu thụy nhân
21
Ưu Du
Chuyện cũ
21Ngọc Trân
Một lần đi

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Nghe hồn bay bổng
18
Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Ngã ba sông
14
Phạm Hồng Ân

Trại tỵ nạn Kuantan
14
Nguyễn Hồng Quang
Tháng tư trong mắt học trò
13
Hoàng Mai Phi

Nhánh hoa khô
14
Cỏ Biển

Ăn chơi
15
Xuân Phương

Dưới vùng cỏ non
8Ưu Du

Như cơn gió thoảng
8Võ Thị Đồng Minh
Một chuyến công tác
8Hoàng Mai Phi
Phận người
8Song Thao
Hiến tặng
8Nguyên Nhi

Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (8)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 21

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 28

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Trại tỵ nạn Kuantan

 

Tặng OC Tô Tòng Lâm (OCS 7), OC Hoàng Gia Khánh (OCS 8) và tất cả bà con trên chiếc ghe tị nạn cùng sống trong trại tị nạn Kuantan ở Mã lai vào khoảng thời gian  giữa năm 78 và đầu năm  79.

Sau những tháng đông dài lạnh, cuối tuần nay khí hậu trở nên mát dịu lạ thường đánh dấu mùa xuân bắt đầu trở lại vùng thủ đô Washington. Hôm nay tôi mới có dịp cởi chiếc xe đạp đi từ nhà ở vùng Bethesda đến khu Georgetown, Washington DC. Tuy khí hậu mát nhưng trên con đường mòn dành cho xe đạp và người đi bộ vẫn còn những mảnh tuyết đống thành băng đá to trơn nằm rải rác giữa đường.

Không những khí hậu đang thay đổi mà cảnh vật xung quanh cũng chuyển mình thức dậy sau một giấc ngủ dài mùa đông. Những ngọn lá non, những bụp non hoa anh đào dọc dòng sông Potomac quanh vòng hồ Tidal bắt đầu chúm nở như những cô bé trong trắng bỡ ngỡ bước vào tuổi xuân thì.

Nhựa phát ra từ thân cây, lá cây thêm phấn hoa làm cho ta “ngửi” được mùa xuân sắp đến. Nói đến ngửi thì tôi rất nhại cảm lắm, nhất là với phấn hoa vào đầu xuân. Có lẽ mũi tôi nhại cảm với hoa vì có lẽ thường yêu “hoa”. Đi xe đạp vào những ngày xuân phấn hoa bay thật nhiều trên không làm mũi ngứa ngáy, mắt đỏ thật la cực hình. Tôi thường bị hắt hơi nhảy mũi liên miên cùng nước mắt nước mũi chảy tùm lum tùm lạ Khổ nhất là khi đạp lên dốc cao, hơi thở nặng nề vì mũi bi nghẹt, nước mắt chảy rồng trông rất thảm hại như đang bị ai đánh đuổi chạy vậy.

Nhắc đến chạy đuổi vào mùa nầy làm tôi nhớ lại ở Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư ba mươi hai năm về trước, ngày Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản. Xẩy ra bao nhiêu cảnh chạy loạn, cảnh tù đài cùng những chuyến vượt biên nguy hiểm để tìm tự dọ Sau hơn ba năm tù đài, tôi có dịp vượt biển trên chiếc ghe nhỏ mỏng manh trên đại dương đã mai mắn đến được an toàn trên bờ biển Mã Lai sau khoảng bốn ngày đêm sống trong sự lo âu.

Cuối cùng tôi và chiếc ghe nhỏ bé chở người tị nạn ủi vào bờ biển Mã lai an toàn. Sau khi ở trên bãi biển khoảng hai tuần, chiều nay tôi và 152 người thuộc chiếc ghe HG 9640 (?)được chở bằng  ba xe buýt do Liên Hiệp Quốc  tổ chức từ bãi biển vào trại tị nạn Kuantan thuộc tiểu bang Pahang miền Tây Mã Lai. Xe vừa vào tới trại, mây đen kéo đến và mưa rào vùng duyên hải đổ xuống một cách bất ngờ và vội  vã. Sau khi leo xuống xe, một số gia đình có con nhỏ vội chui vào các chòi để tạm trú. Nhóm còn lại thì đứng chịu trận mưa ngoài trời như họ đã từng chịu đựng bao nhiêu ngày qua.

Tối đến, đa số ngủ quanh vỉa hè các chòi của bà con tị nạn tới trước. Bụng đói đành ráng nhịn và hy vọng ngày mai sẽ có buổi cơm ngon lành. Sáng mai trời sáng sẽ tính sạu 

Trại nạn Kuantan nằm gần biển về phía đông bắc của thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai khoảng 220 cây số. Được biết, trại nầy đã đang chứa hơn hai ngàn thuyền nhân tị nạn trước khi nhóm ghe tôi mới vào. Có người vẫn còn ở lại đây từ ngày lập trại hơn 3 năm về trước.

Nhắc lại trước đó hai tuần, tôi là thuyền trưởng chiếc ghe tị nạn nầy khởi hành từ cửa Gành Hào  vượt đại dương đến vào bãi biển cách trại tị nạn Kuantan nầy khoảng 25 cây số về phía nam. Ai nấy vui mừng vì đã thoát vòng tù Cộng Sản và bước chân trên đất tự do để bắt đầu làm lại cuộc đời.

Trước khi được đưa vào trại tị nạn nầy, qua hai tuần sống phơi nắng trên bãi biển người khô như cá khô, ai nấy thất vọng khi nghỉ về tương lai mình. Thật là hỡi ơi, sau bao nhiêu công lao cực khổ kể cả liều tính mạng mình, gia đình mình để vượt biên thoát khỏi VN. Giờ đây đã thành công bước chân được trên đất Mã lai nhưng  không biết chính phủ Mã lai có nhận cho vào trại và tại cứ giam lỏng trên bãi biển lâu như vậy. Không biết họ có kéo mình trở ra biển lại không?. Mỗi ngày cảnh sát Mã lai cứ hứa sẽ cho chúng tôi vào trại tị nạn giống như bọn Cộng Sản hứa sẽ thả anh em tù cải tạo trở về đoàn tụ gia đình.

Sau khi cảnh sát cô lập chúng tôi lại trên bãi biển bằng hàng rào kẽm gai concertinạ Một đại úy cảnh sát Mã lai  cho biết là họ cần phải tạm thời cô lập chúng tôi và chờ Liên Hiệp Quốc đại diện tới làm giấy tờ trước khi cho vào trại nạn.

Mấy ngày đầu mọi người vui vẻ chấp nhận cuộc sống trên bãi biển như những buổi cắm trại lúc đi Hướng đạo.  Dù không có túp lều che mưa che nắng, không có cơm ăn nhưng vẫn còn mai mắn hơn là nếu ghe còn lênh đênh trên biển rộng mênh sóng gió thịnh nộ không biết chừng.  Tôi và các thanh niên trai tráng ra bãi lượm được những mảnh vải rộng cỡ tấm khăn bàn và những manh chiếu trôi trên bãi từ chiếc ghe bị chìm hơn phân nửa đang nằm nghiêng trên bãi cát. Dùng mảnh vải, manh chiếu nầy, chúng tôi chia phiên nhau che gió che mưa cho các nhóm trẻ em, ông bà cụ đang ướt rét run cầm cập dưới cơn mưa rào ác nghiệt của vùng biển.

Mây đen kéo theo mưa đổ nước xuống như thác đổ. Mưa đến thật nhanh và bất ngờ, rồi rút lui cũng thật nhanh và bất ngờ không kém. Sau cơn mưa trời sáng lại, để lại những người tị nạn cái lạnh ướt át và cái lo âu về số phận mình vào ngày mai.  Cuộc đời cũng lạ, lúc đi nghe vượt biên trên biển bị nhốt trong hầm tàu như cá mòi đóng hộp thêm ói mửa, nóng mồ hôi chảy đầm đề, muốn có nước ngọn để uống để rưa mặt mà không có. Giờ đây trên bãi biển, nầy có nước mát uống đầy bụng, còn tắm thì có ngày tắm ba bốn lần, tắm đêm lẫn tắm ngày. Mặc dù cả người lẫn quần áo đều sạch sẽ cả cũng phải tắm. Đúng là tắm tập thể, tắm miễn phí, tắm mệt nghỉ dù có muốn hay không.

Tôi thường cố gắng liên lạc với cảnh sát canh gác và cho họ hay sự đau khổ của ba con sống trên bãi biển trong tình trạng thiếu thốn như vậy.  Nhưng cũng không có kết quả gì. Chờ hết ngày nầy sang ngày khác. Cho đến nay tôi vẫn không được hiểu vì lý do chánh đáng gì mà chánh phủ Mã lai lại đối đãi chúng tôi như vậy. Có người cho vì không đút lót dollar cho cảnh sát. Có người cho rằng nếu không cho người tị nạn vào trại tị nạn chính thức thì chính phủ Mã lai sẽ lấy tiền của cao quỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc trả tiền cơm mọi ngày cho mỗi thuyền nhân. Có người cho rằng vì trại tị nạn đông quá không thể nhận thêm nữa và có thể tụi mình có thể bị kéo ra biển trở ra biển lại. Nghỉ tới đó ai nấy sợ xanh mặt không dám đoán mò nữa.

Đến ngày mười hai sự chịu đựng  và sự kiên nhẫn mọi người nhất là những gia đình có người già yếu  và trẻ con còn nhỏ bắt đầu biến dần.  Họ cố vét gạo và thức ăn khô còn lại trên ghe để nấu ăn nhưng không dùng được nữa vì chúng bắt đầu mục móc bởi ẩm nước. Họ vét tiền mua cắc thức ăn của dân địa phương đem đến với giá rất cao và số lượ.ng rất ít không đủ ăn cả gia đình. Vài em bé mới sanh bị sốt nặng hoặc đói khóc nhè cả ngày đêm. Vài bà cụ già yếu bị cảm nặng ho lụ khụ cả đêm. Tình trạng bắt đầu trở nên bi thảm cho nhóm người sống trên bãi biển lâu dài như vậy. Ai thấy biển cũng ngán đi.

Những cảm nghĩ như camping trên biển của tôi vào mấy ngày đầu bắt đầu biến mất dần đị Thay vào là sự lo âu cho các bà con đang bị nhốt giam cầm lỏng ở đây. Lo về vật chất và sức khỏe chỉ một phần nhỏ, điều lo quan trọng nhất là về tinh thần. Ai nấy sợ các nước bỏ rơi và có thể bị kéo lại ra biển khơi rồi đụt thủng ghe, hoặc thả trôi hoặc đưa về lại Việt nam. Tôi cố gắng nhắn nhủ với bà con là nên giữ lấy niềm hy  vọng. Đây chỉ là cuộc sống tạm bợ Ráng chịu đựng thêm nữa đến khi được đưa vào trại tị nạn chánh thức thì hy vọng sẽ được đầy đủ hơn.

Phải chăng mình vừa tránh vỏ dưa, lại gặp phải vỏ dừa. Tránh Cộng sản VN lại gặp bọn cảnh sát Mã lại Thôi thì phải đành liều một lần nữa. Tôi quyết định biểu tình với hy vọng cho mọi người địa phương biết để có thể giúp đỡ cho những người tị nạn không mai mắn như chúng tôi.  Không có phấn viết không bảng cũng không có bút mực giấy viết, tôi đành tạm thay bằng những cụt than mềm đen nhặt từ trong nhóm lửa tàn vừa đốt tối qua  thay viết mực và một miếng ván gỗ trôi mới nhặt được thay giấy bẵng. Tôi đành liều viết  mấy dòng chữ đen to trên bảng gỗ:

“SOS...SOS
Wére Refugees-
Cold, Hungry, Sick-
Please help!Help!” 

Viết rồi, tôi cầm bảng tiến về hàng rào phía bên đường xa lộ Theo sau tôi có anh Thượng sĩ Long và Thượng sĩ Trí thuộc HQ-1 lúc trước đi ủng hộ. Vừa đến gần hàng rào hướng về hướng đường ra lộ chạy dọc theo bờ biển của Mã lai, cảnh sát gác rào vội tới chỉ mũi súng trường vào bụng tôi ra lệnh bỏ bảng biểu tình xuống ngay. Nếu không, hắn sẽ nổ súng vào bụng tôi. Sợ chứ , nếu hắn ta bớp cò thì mình chỉ từ chết đến bị thương thôi. Nếu vậy thì đời mình cũng uổng thật. Ở với CS trải qua bao nhiêu nguy hiểm mà không chết, mà giờ đây lại sắp chết bởi cảnh sát Mã lai của nước thuộc khối tự do  như vầy.

Tôi lấy lại bình tình giải thích cho hắn biết là tôi không muốn chóng đối với họ nhưng vì những người tị nạn đang lâm vào tình trạng khổ cực nên nhờ mọi người cứu giúp. Hắn cỏ vẽ bớt giận và thông cảm hoàn cảnh của bà con tị nạn, nên hắn gọi máy thông tin cho Đại úy Hiu tới để giải quyết vấn đề.

Dân Mã lai trên đường đi biển nghỉ hè thấy lạ dần dần đậu xe lại và đến vây xung quanh hàng rào nơi tôi đang đứng cầm tấm bảng gỗ. Có người trông có vẽ lo lắng cho nhóm tị nạn chúng tôi. Có người chụp hình và hỏi thăm tình trạng.

Cuối cùng Đại úy Cảnh sát Hiu lái Jeep tới. Hắn gọi tôi gặp riêng hắn nơi chỗ vắng để nói chuyện. Người dân Mã lai bảo tôi không nên đi vì họ sợ tôi bị cảnh sát đánh hành hạ khi vào chỗ vắng vẻ. Thật bây giờ mới biết dù ghét cảnh sát và chánh phủ Mã lai, nhưng vẫn kính trọng người dân Mã lai  đã sự lo lắng sự an toàn của người tị nạn. Tị nạn. cũng là con người như họ nhưng vì hoàn cảnh nên bỏ xứ, quê hương thân yêu mà ra đi.    

Trước hết Đại Úy Hiu bảo tôi bỏ tấm bảng xuống. Tôi trả lời là tôi se bỏ xuống ngay nếu điện diện của Liên Quốc tới đây để chấp nhận chúng tôi là dân tị nạn. Thêm nữa, chúng tôi đang bị đói cần đem cơm thức ăn. Cuối cùng khoảng chiều hôm đó có một chiếc x e chở đến cơm, thức ăn, nước uống và sau đó thì có đoàn xe buýt sắp hàng đón chúng tôi vào trại nạn chánh thức. Nổi vui mừng hiện rõ lên những vết mặt khô cằn chạm nắng với một niềm hy vọng trong khé mắt họ\

Trở lại buổi sáng nay, đây là một buổi đầu tiên của bà con tị nạn thuộc chiếc ghe sống trong trại tị nạn chính thức. Ai nấy hứng  hỡi chào mừng hỏi thăm nhau dù đêm qua ngủ ngoài trời trong cơn mưa tầm tã. Tôi tụ họp một số anh em thanh niên trẻ mạnh thuộc chiếc ghe trên ngọn đồi chia nhau lên vào rừng bên cạnh trại để đốn cây về làm lều tranh tạm trú. Sau khi đem cây về tôi chọn mảnh đất trên đồi trơn trọi chỉ có đất đỏ và đá soạn. Chỉ có nơi đây là còn đất trống ở trại tị nạn nầy để cất nhà.

Sau khi dùng thước đo nhà và bắt đầu lấy sẻn đào lỗ để dựng cột làm lều tạm trú. Từ căn nhà trắng villa dưới chân đồi nơi ông trưởng trại Sơn và gia đình cư ngụ có một nhóm trật tự cũng là dân tị nạn, đầu đeo băng đỏ như đoàn tử chiến tay cầm cây cầm gậy chạy lên chỗ chúng tôi đang đào lỗ cấm cột. Tên trưởng toán trật tự bảo chúng tôi không được làm nhà ở đây. Tôi mới nói:

“ Chúng tôi mới tới tối qua và không có nhà cửa . Tại sao anh không cho chúng tôi làm nhà tạm trú để ở.”

Anh ta trả lời:

” Tôi bảo không được là không được. Chỗ nầy dành riêng cho ông trưởng trại.  Nếu muốn cất ở đây phải xin phép và đóng tiền đất mới được”.

Tôi cho anh ta biết:

“Thật là vô lý! Chúng ta là cải tạo với nhau. Các anh tới trước ở đây đầy đủ và thấy chúng tôi mới vào tối qua ngủ ngoài trời mưa không chỗ nương tựa. Tại sao không giúp chúng tôi làm nhà để ở mà còn cấm chúng tôi cất nhà? Sao lại bắt phải trả tiền.”\

Tên trưởng toán trật tư bước tới bảo tôi:

“Đây là lệnh của trưởng trại. Anh không được cải.”

Đúng là ma cũ ăn hiếp ma mới Đến đây tôi không còn giằng lòng nóng giận vì mình mới bị bọn Mãi lai đì hai tuần trên bãi biển rồi. Bây giờ lại bị dân tị nạn ăn hiếp dân tị nạn. Đến cảnh sát Mã Lai mà tôi vẫn còn biểu tình chống đối huống chi bọn trật tự tị nạn lẻ tẻ nầy. Thêm nữa tôi mới trốn tù cải tạo, vượt biên trốn bọn CS để tìm sư tự do và công bằng. Bây giờ lại gặp phải bọn cùng hoàn cảnh với nhau mà định ăn hiếp lẫn nhau. Chỉ vì chúng vào trại trước chớ thật ra chúng cũng không hơn gì chúng tôi cả. Thật buồn cho hoàn cảnh nầy. Hình như chúng ta chưa học được bài học đau khổ do CS để lại.

Tôi vác cái búa mới dùng chặt cây trên rừng và tiến thẳng tới tên trưởng trật tự nầy:

“Tao cất nhà cho bà con ở. Nếu tụi mầy bước tới để khó dễ hoặc đòi tiền thì tao chém đầu tụi mầy ngay. Thằng nào có giỏi thì bước tới đi”.

Chúng định bước tới để gây sự nhưng còn đứng do dự khi thấy tôi không chịu lùi nghe lịnh chúng. Với cái búa  bén cầm trên tay, tôi ngang nhiên bắt đầu bước tới. Tôi càng tiến tới  thì tụi nó càng lùi dần. Cuối cùng thấy tôi liều quá, bọn chúng sợ tháo lui xuống đồi một cách vội vã để báo cáo trưởng trại. Sau đó chúng để chúng tôi yên.

Sau ba ngày trời vừa đốn cây trong rừng về vừa đào lỗ đóng cây dựng nhà, chúng tôi cất được một số căn lều trên ngọn đồi đá và đất đỏ. Để làm sàn nhà chúng tôi đốn những cây cùng giống cây dừa và cây cao để tẻ ra từng mảnh rộng khoảng ba bốn ngón tay chụm lại và dài khoảng hai thước rưởi tay. Dùng dây rừng cột mảng gỗ mới chẻ làm sàn nhà nơi để ăn để ngủ.

Mái nhà lợp bằng mảnh nhựa nylon nhờ dân Mã lai mua giùm. Ban ngày thì nóng cháy da, mồ hôi đổ như tấm vì mái nhà nylon nầy. Nóng quá nên cắt mấy mảnh lá dừa phủ lên trên mái nhựa che giảm bớt hơi nóng mặt trời vùng nhiệt đới. Ngược lại , đêm khuya gió núi thổi luồn từ  dưới sàn hở thổi trở lên lạnh thấu tới xương.

Thế rồi cũng xong, trên vùng quanh ngọn đồi khô sỏi đá hẹp hòi, tôi làm được năm sáu căn lều cho bà con đi chung ghe mới tới ở. Tất cả chứa hơn được 70 người. Còn hơn phân nửa họ ở chung với bà con, với người quen, hoặc nếu họ có tiền mua lại những căn lều của những người sắp được chuyển tới trại chuyển tiếp ở thủ đô Kuala Lumpur, Mã lai để đi định cư. Cuối cùng tất cả đều có nơi ở yên ổn tạm chờ ngày được bảo lãnh định cư các nước khác.
image 1
Quang (đứng đầu bên trái) cùng các bạn chụp trước trường học giả chiến (phía sau bên phải).
Quang ở cùng hơn chục  người trong căn lều nhỏ bé mới cất (màu xanh nước biển phía sau bên trái) trong trại Kuantan.

Căn lều nhỏ tôi ở ngăn làm hai sàn. Một bên sàn có gia đình ông Ty gồm có 6 người tất cả. Tôi ở với 10 người ở sàn bên kia. Nhóm tôi gồm có anh thượng sĩ Long và cháu Mỹ, đứa con trai 7 tuổi. Anh Long đi bỏ lại vợ và 5 đứa con thơ dại. Anh Trí, một Thượng Sĩ Hải Quân đi dộc thân bỏ lại vợ và 6 đứa con ở Việt nam. Có cặp vợ chồng trẻ mới cưới Đức và Hỏn dân Bạc Liêu cùng ba đứa cháu trẻ Đạt, Mũi và Nga đi theo. Ngoài ra có anh Sủi người cậu của Hỏn ở chung. Người cuối cùng trong nhóm ở chung với tôi là đứa bé trai tên Tỷ khoảng 8 tuổi đi một mình do ba của Tỷ gởi chủ tàu đi vượt biên.

Nhắc về trẻ em vượt biên, phải nhắc đến bé Thảo đi chung nghẹ Bé Thảo khoảng 8 tuổi chuyến nầy đi chung với ông bà ngoại Truyền (nghe nói định cư ở Seattle, tiểu bang Washington) và các cô chú được thành công. Nhưng trước đó, bé Thảo đã bao lần vượt biên đều bị bắt lại. Tất cả 8 lần. Đúng là thợ vượt biên. Đến nỗi tên công an biên phòng biết mặt bé Thảo. Lần cuối bắt bé Thảo trong khi vượt biên, hắn bảo với bé giọng ngạc nhiên:

“Lại gặp mầy nữa.  Tao mới làm giấy thả mầy ra lại thấy mầy trốn đi nữa. Nếu gặp lại lẫn sau thì tao bắt thả mầy xuống biển để khỏi trốn nữa”.

Nhiều khi nghỉ các em bé có tội gì phải trốn đi vượt biên một mình như vậy.  Có lần tôi nghe có người nói:

“ Ở Việt Nam nếu cột đèn có chân có cẳng thì cũng đã vượt biên rồi ”.
image 2
Quang (đứng đầu bên trái) và anh Long (đứng bên phải)  chụp cùng các em học trò nhỏ bé trong trại Kuantan vào đầu năm 1980.

Căn lều tôi ở chật lắm. Ban đêm chỉ  vừa đủ đặt lưng nằm ngủ cạnh nhau như những con cá họp. Nếu muốn nằm ngang thì phải chờ người nằm bên cạnh quay ngang mới có dịp quay theo để khỏi đụng nhau. Nghỉ cũng lạ bây giờ ở nhà cao cửa rộng có bốn năm phòng ngủ mà chỉ có vài người ở vẫn than không ở đủ tiêu chuẩn. Có lẽ lúc đầy đủ thấy cái gì cũng thiếu.

Làm xong căn lều, tôi và các anh em đi chung ghe còn cất thêm một lớp học cho tất cả các em trong trại có chỗ chơi và chỗ học miễn phí cho người lớn và trẻ em. Hết đất trống rộng cất cho lớp học, tôi phải xây sàn nhà bắc  cầu giữa  tảng đá to và một phần đất liền. Kiểu xây nhà trên cao có chân cột cao như là kiểu nhà của người Thượng ở miền thượng dụ Nhờ làm thợ mộc trong thời gian ở tù ở trại Kàtum hơn hai năm, tôi có dịp sử dụng nghề tay trái nầy để giúp đỡ các đồng bào tị nạn như tôi.
image 3
Quang (dứng bên trái), anh Long (đứng bên phải) và các em trong lớp học bỏ túi xây trên tảng đá.

Một hôm tình cờ tôi lượm được một cán đờn guitar gẫy nằm trong đóng rác dưới chân đồi. Tôi nghỉ đến làm một cây đờn guitar để ban đêm anh em giải trí. Tôi mai mắn tìm được một mảnh ván ép gỗ. Dùng dao cạo mấy lớp ván mỏng để làm thùng đờn. Dùng nhựa cây cao su làm mủ để dán thành đờn sau khi hơ nóng uốn cong vào mặt trên và dưới của thùng đờn. Xong rồi gắn cần đờn vào thùng. Đưa tiền nhờ dân Mã lai mua cho dây đờn. Thế là xong một cây đờn giả chiến. Thật tình mà nói tôi chỉ biết làm đờn mà không biết đánh đờn. Tối đến anh em pha cà phê, ngồi trên sàn của lớp học hát những bản nhạc vàng mà không sợ bọn CS cán bộ tới bắt như thời còn trong trại tù cải tạo. Đúng là đang hưởng sự tư do thật sự dù chỉ là ở đây tạm thời thôi.

Ban ngày tôi rất bận giúp đỡ các bà con trong trại miễn phí. Làm đại diện chiếc nghe tôi, nào làm thông dịch viên cho các phải đoàn tới phỏng vấn, nào xây nhà, đào hố cầu tiêu công cộng. Nếu cầu tiêu nào đầy thì lấp lại để bớt hôi. Ngoài ra, tôi và anh Long chia nhau dạy các em học sinh ngữ hoặc toán hy vọng các em se giúp bà mẹ trả lời được qua cuộc phỏng vấn của phái đoàn cho họ đi định cư sớm. Ban đêm rảnh họp mặt các anh em trong trại trò chuyện cho qua đêm.  Phải nói đây là quản đời ý nhị nhất của tôi. Hồn nhiên đầy lý tưởng. Quý trọng sự tư do và dành tình thương tất cả cho những người tị nạn cùng cảnh khổ như tôi. Có lẽ sau khi trải qua nhiêu sự khổ cực, thì mình quý trọng đời sống hơn.
image 4
Quang (đang ngồi với Mỹ), anh Long (đang đánh đờn do Quang đóng thùng đờn) và các bạn ở giờ giải trí trong lớp học.

Thật là ngạc nhiên gặp OC Tô Tòng Lâm (OCS 7) cùng tị nạn ở đây. Thêm nữa gặp được OC Hoàng Gia Khánh tự Khánh râu (OCS 8) cùng vợ là Hảo và các con tới trại trước tôi. Trước năm 75, tôi có dịp gặp OC Khánh và Hảo ở căn cư Hải quân An Thới vào năm 71 khi tôi đi tàu HQ607 biệt phái vùng bốn Duyên Hải ở đảo Phú Quốc. OC Khánh và gia đình sau nầy định cư ở Úc. Còn OC Lâm độc thân định cư ở Canada.

Ở trại Kuantan thì phải nói đến ông Sơn trưởng trại. Ông độ hơn 50 tuổi, có tiền bạc và đã làm chủ đồn điền cao su trong thời trước 75. Ông tổ chức ghe để vượt biên tới trại nầy trong nhóm đầu tiên tị nạn khoảng gần ba năm về trước.  Ông vẫn chưa đi định cư được mặc dù ông có hai người con gái lớn qua trước đang ở Tiểu bang Minnesota của Mỹ bảo lãnh. Dù cố gắng năn nỉ ông vẫn không đi được Mỹ vì lý do duy nhất là ông có bà vợ bé trẻ đẹp có đưa con bé gái mới sanh đòi đi theo ông qua Mỹ.

Thêm bà vợ chánh thức ở chung căn nhà trắng villa duy nhất trong trại,  ông sống như vua thời xưa trong lâu đài có hoàng hậu cả quý phi sống chung. Phái đoàn Mỹ từ chối ông định cư vào Mỹ vì luật pháp Mỹ chỉ có vợ chánh thức mới đi được với ông thôi. Vợ bé phải ở lại đi nước khác. Cuối cùng ông không chờ được lâu nên đành phải đi Canada và bà vợ bé chọn đi nước khác ở Châu Âu với đứa con gái. Dù ông có tiền nhưng không thể thay đổi được luật Mỹ. Ông đành xa người vợ bé trẻ đẹp và đứa con gái bé của ông.

Nhân dịp tết đến, bà con tị nạn tụ tập để đón giao thừa trên ngọn đồi đất đỏ nơi cất lớp học đã chiến. Người thì làm bánh chưn bánh tét đem chia nhau. Người thì làm được rượu nếp đem nhấm nhiếp với nhau cho có vị tết. Có người ngồi một mình dựa tảng đá sanh buồn rơi nước mắt khi nghỉ gia đình họ còn sót lại ở Việt nam. Có người nghỉ đến chồng, cha hoặc người thân còn bị nhốt trong lao tù cải tạo. Có người vui cười với niềm hy vọng vì sắp được gặp những người thân đang chờ họ đoàn tụ ở các nước tự dọ Chúng tôi tổ chức lửa trại đánh đàn ca hát chờ đón  năm mới. Anh Long mở đầu buổi văn nghệ bỏ túi với bài ngoại quốc vừa hát vừa đánh đàn, thật hay và vui nhộn. Các ca sĩ cây nhà lá vườn cũng lên ca giúp vui đượm tình người tha hương và mang về nhiều kỷ niệm đã để lại quê nhà.

Một năm đầu tiên tôi được hưởng mùa xuân vui vẻ trên xứ tự do mà tôi cứ mình đang nằm mợ Ngồi trên ngọn đồi cao gió đêm mát nhìn về hướng biển thỉnh thoảng thấy những ánh đèn nghe trên biển đen chập chờn trong cơn sóng. Có phải là những nghe chở người tị nạn đang đi tìm tự do ?. Nghe tiếng sóng vổ chạm vào bờ, lòng tôi lắng động cố quên đi chuyện đã quạ Nghỉ về tương lai với một niềm tin mãnh liệt như những ngọn cỏ lá non, những cành tươi, những nụ hoa anh đào đang nở rộn ràng đón xuân về.

Sau đêm giao thừa, sáng hôm sau tôi phải khăn gối lên đường đi đến trại chuyển tiếp ở thủ đô Kuala Lumpur khám sức khỏe và làm thủ tục định cự Tôi đành phải chia tay những người bạn thân cùng tôi trải qua những ngày lênh đênh trên biển cả, những ngày sống trên bãi biển chịu mưa chịu nắng, những buổi hợp mặt trong lớp học xây trên ngọn đồi khô đầy sỏi đá và sống chung trong túp lều bé nhỏ thiếu thốn  nhưng đầy tình thương đùm bọc lẫn nhau.

Nguyễn Hồng Quang
Mùa hoa anh đào 2007
Vùng Hoa Thịnh Đốn