SỐ 39 - THÁNG 7 NĂM 2008

 

Thơ

Đà Nẵng
24Phạm Hồng Ân
Tuyết Sĩ
24Tử Hà
Bóng xưa
21Trần Việt Bắc
Đêm ta nghe tình nhớ
18
Huỳnh Kim Khanh
Phượng tím
18Tôn Thất Phú Sĩ
Ngàn năm mây vẫn bay
18Kim Thành
Biển hạ
21
Đỗ Phong Châu
Chờ
21Ái Ưu Du
Thơ Haiku
21Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Gọi nắng
14
Vũ Hoàng Thư
Trong mù sương phủ
14Phan Thái Yên
Phù Điêu
14Phạm Hồng Ân
Nơi chỉ xài bạc cắc
14Tầm Xuân
Bắt trộm
13
Phan Ngọc Danh
Thiên lý ngộ
14
Cỏ Biển
Xôi
8Xuân Phương
Đội mũ
8Song Thao
Xa... Nhớ... Nhiều...
8Ái Ưu Du
Văn chương và con người
8Đỗ Trường
Một bài thơ hay của Trần Trung Đạo
8Đỗ Trường
Hành trình về với tuổi 20 (2)
8Hoàng Quốc Việt

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
4
Trần Việt Bắc
Tham luận về hai chữ Bạc và Bạt
4Huỳnh Kim Khanh
Sống thiện chết lành - Kỳ 12
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 26
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (16,17,16)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 33

1Huỳnh Kim Khanh


 

Phù Điêu

 

Phạm Hồng Ân

Tôi dắt chị Phiến đi lòng vòng quanh phố. Hội An huyền bí dưới bóng đêm. Ánh sáng trầm mặc hắt xuống từ những chiếc lồng đèn đỏ rực, khiến thành phố cổ này như sống lại từ thần thoại, từ những trang cổ tích hoang đường.
Chị Phiến chăm chú ngó từng hoa văn thanh thoát trên mỗi chiếc lồng đèn.

- Đẹp quá! Nó được sáng tạo từ bàn tay sắc sảo của Bác Sáu, của Luân phải không?
- Bàn tay của Ba và em đầy những vết cắt, vết chai...trong suốt những năm tháng đeo đuổi nó.

Chị Phiến chợt nắm lấy bàn tay tôi, sờ nắn từng ngón, rồi thở dài :

- Nghệ thuật nào...đều cũng trả giá đắt, phải không Luân?

Tôi để bàn tay tôi nằm yên trong lòng tay chị Phiến. Hình như, buông xuôi như vậy, tôi thấy an tâm, ấm cúng một cách thân thương hơn. Từ trước, tôi chưa hề quen chị Phiến. Chỉ biết chị cách đây vài hôm. Khi cô tôi chở chị về Hội An, nhân dịp giỗ Nội . Cô tôi có nhà cho thuê ở Đà Nẵng, và chị Phiến, là một trong những người đến trọ, suốt những tháng năm đi học.
Cũng trong dịp giỗ này, cô tôi đã quyết định :

- Thằng Luân phải lên Đà Nẵng học, lấy bằng tú tài. Anh không thể để nó nhởn nhơ ở đây với cái nghề đèn lồng mạt rệp này được.

Ba tôi vươn vai, đứng dậy. Ông tiến tới bàn thờ, khục khặc ho :

- Tôi không nuôi nổi nó? Tiền học, tiền ăn, tiền nhà...hàng tháng. Ai lo?

Cô tôi vỗ ngực, la lớn :

- Tôi lo. Tôi lo tất. Nó về quản lý nhà trọ cho tôi. Dọn dẹp, quét sân, thâu tiền   nhà...Ngoài các việc đó, nó tự do học.

Thế là, tôi theo chị Phiến ra Đà Nẵng, tiếp tục công việc sách đèn. Chị Phiến dắt tôi ra trường Phan Thanh Giản ghi danh. Dắt tôi mua sách, sắm những vật dụng cần thiết trong ngày. Tôi được quản lý nhà trọ của cô tôi. Căn nhà có tầng gác màu xanh, ngó ra con đường đầy bóng cây cổ thụ.

Trường Phan Thanh Giản tuyệt đẹp. Đó là một trường tư thục nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Mùa hè, hàng phượng trước sân rực đỏ những cánh hoa. Hoa phượng khoe hương khoe sắc một thời gian, rồi cũng tàn phai, rơi xuống sân, nằm bẹp dưới gót giày hay gót guốc của học trò. Chị Phiến đa cảm, thường nhìn phượng lã chã rơi mà mang mang khóc thầm. Chị nói, mỗi cánh phượng là hiện thân của mỗi sinh mệnh học trò. Rồi mỗi chúng ta, dù có sáng chói hay lu mờ trong kiếp sống, sau đó cũng phải nhạt phai, lùi vào ký ức.

Phòng chị Phiến kề cận phòng tôi, cách nhau bởi một bức ván mong manh. Cuối tuần, học trò về quê, chỉ còn tôi và chị  Phiến ngồi ôm cô đơn trong căn nhà mênh mông. Để lấp khoảng trống này, chị Phiến bày ra nấu ăn. Đôi lúc chị nấu cao lầu, món ăn truyền thống của Hội An để đãi tôi. Đôi lúc, chị nấu mì quảng, ăn với rau sống và bắp chuối xắt nhuyễn. Tô mì quảng của chị, làm mê mẩn tâm thần tôi, từ lúc vừa ăn tô đầu tiên. Nước lèo xương hầm trong leo lẻo, ngọt ngào đến tận bao tử. Và tô mì quảng đậm đà dân tộc đó, đã đem chị Phiến đến gần tôi, như lá với cành.

Chị Phiến không đẹp. Mặt lại rỗ hoa mè. Nhưng thân hình chị rất sinh động. Bộ ngực cứ tăm tấp vung lên, mỗi ngày mỗi dâng cao. Chị như một thứ rơm thèm lửa bén. Một thứ rơm chưa biết độ nóng của lửa, chưa biết niềm mãnh liệt tột cùng của sự cháy, của trận hỏa hoạn đời người. Rồi, chuyện gì đến cũng sẽ phải đến. Và nó đến vào một đêm mưa lạnh lẽo, giữa thinh không mông mênh, chỉ có tôi và chị.

- Luân ơi! Chị lạnh quá! Chắc bị cảm rồi...

 Tôi tung mền chạy qua. Căn phòng tối tăm và vắng ngắt như cỗ quan tài. Chị Phiến trùm mền, rên hừ hự trong đó.

- Chị uống thuốc chưa? Lấy thuốc cho chị  nha?
- Uống rồi. Vẫn không bớt. Luân ơi! Lại đây, cạo gió giùm tôi đi!

Đèn ngủ bật sáng. Vạt áo kéo ngược lên bả vai. Chiếc coọc - xê mở tung. Hai mảnh vải máng hờ hững lên hai núm vú nhọn lểu. Tấm thân kiều diễm, mềm mại của chị Phiến phô ra trước ánh đèn. Tôi ngơ ngác nhìn quanh gian phòng. Rồi hoài nghi, đinh ninh đó chỉ là giấc mộng. Nhưng ý nghĩ vừa lóe lên, chợt đã bị bàn tay ma lực của chị Phiến lôi tôi ngã nhoài. Thế là chúng tôi loay hoay, giằng co, níu kéo nhau trong niềm hoan lạc tột cùng nhất của thân xác.

Nếu không có người con gái thứ hai xuất hiện, chẳng biết cuộc tình phiêu lưu của tôi và chị Phiến sẽ trôi giạt đến đâu? Người con gái này xuất hiện vào một chiều cuối tuần, khi chị Phiến từ Tam Kỳ lên, sau những ngày về quê nghỉ lễ. Từ xa, dưới bóng mát của hàng cổ thụ trầm mặc, tôi thấy cô bé lẽo đẽo theo chân chị Phiến, dè dặt bước lên sân nhà. Chị Phiến đã vào trong, đặt túi xách lỉnh kỉnh xuống ghế, trong lúc cô bé vẫn ngơ ngác ngoài cửa, lúng ta lúng túng một cách thẹn thùng.

- Cháu tôi đó. Kêu bằng Dì. Nó tên Phù Điêu, cùng học Phan Thanh Giản với mình. Lớp đệ ngũ.

Tôi nở nụ cười thật tươi chào cô bé. Cố tình xóa đi dấu vết ngại ngùng của người khách lạ dễ thương.

- Tự nhiên đi Phù Điêu. Tôi cũng trọ học, quê Hội An.

Phù Điêu lúng lắng mái tóc dài. Những sợi tóc như những sợi tơ trời, lõa xõa lòa xòa trước vầng trán thanh tú.

- Con bé muốn nhờ tôi kèm Toán. Nhưng tôi thấy Luân giỏi Toán nhất lớp. Định nhờ Luân giúp cháu đấy!

Tôi xoa xoa hai tay vào nhau, gật gù:

- Sẵn sàng. Chỉ sợ Phù Điêu kén thầy thôi!

Đôi má Phù Điêu chợt ửng đỏ. Càng bẽn lẽn, ánh mắt nàng càng long lanh một cách não nùng. Chị Phiến đưa cho tôi một trái quít to:

- Con bé mồ côi cha, từ nhỏ. Sau này, có Dượng, cũng như không. Ông ta chỉ muốn Phù Điêu thôi học, kiếm tiền đem về gia đình.

Tôi chợt nghĩ đến ba tôi. Những năm tháng lao lung, tận tụy với nghề lồng đèn, để mong nuôi bầy con ấm no một cách yên bình. Tội nghiệp, Phù Điêu mất Ba. Cô bé đã mất đi một tình thương bao la, không tình thương nào có thể bù đắp được.

Thời gian lặng lẽ trôi qua. Phù Điêu và tôi, càng ngày càng gắn bó như hình với bóng. Cứ mỗi cuối tuần, lúc có chị Phiến, tôi đóng trọn vai một người thầy đàng hoàng, hướng dẫn cô học trò ngoan ngoãn những bài toán hóc búa trong chương trình đệ nhất cấp trung học. Khi chị Phiến về quê, tôi đèo Phù Điêu trên chiếc xe đạp cà tàng, rong chơi khắp nơi. Có lần, hai đứa chạy một mạch đến Ngũ Hành Sơn, tìm một chỗ vắng vẻ nào đó, ngồi bên nhau, nhìn mây trôi lơ lửng trên các cụm núi huyền bí. Hoặc chở nhau ra bờ sông Hàn, ngó các chuyến tàu tấp nập trôi ngang, mà tưởng tượng đến cảnh chia ly đau lòng của những cuộc tình thơ mộng. Cho tới một hôm, chị Phiến trở về bất chợt, tình cờ bắt gặp tôi ôm hôn Phù Điêu trong góc gác vắng vẻ. Chị Phiến đùng đùng nổi giận. Chị hùng hục kéo Phù Điêu ra khỏi vòng tay tôi, rồi sòng sọc nhìn tôi như kẻ tử thù.

- Tôi lạy Luân. Tôi xá Luân. Phù Điêu còn nhỏ. Kính mong đại ca tha giùm con bé.

 Tôi luống cuống. Tôi hoang mang trước cơn giận dữ của chị Phiến. Nhưng giây lát, trái tim đã tự nhiên trả lời chị – bằng lý lẽ riêng của nó.

- Phù Điêu 15. Tôi 18. Chúng tôi thương nhau, nào có chi lạ đâu? Rất bình thường, chị Phiến ạ!

 Chị Phiến bỗng nghiến răng trèo trẹo. Giọng nói đứt quãng. Hơi thở dồn dập.

- Bình thường hả? Đồ...khốn...nạn...

Phù Điêu buồn bã bỏ về. Chỉ còn tôi và chị Phiến  ngồi ôm trống vắng trong căn gác mênh mông bóng tối. Lúc lâu, tôi nghe tiếng chị Phiến khóc. Tiếng khóc rất âm thầm, nhưng trong thinh không tĩnh lặng, nó vang dội một cách bi thương, tức tưởi. Tôi chạnh lòng, tiến đến, đặt bàn tay lên vai chị.

- Xin lỗi. Chị hãy bao dung và tha thứ cho tôi.

Chị Phiến chợt cầm lấy tay tôi, sờ nắn từng ngón, rồi nhẹ nhàng đưa thẳng lên môi chị, hôn một cách ngon lành. Lúc này, tôi không còn cảm giác như ban đầu, không còn cảm thấy ấm cúng, thân thương như ngày xưa nữa. Tôi đành thở dài, đẩy chị Phiến ngã vào thành ghế.

- Luân ác lắm! Luân định xem tôi như kẻ qua đường ư?
- Không, chúng mình vẫn là bạn. Bạn thân với nhau. Dễ chi phôi pha được chị?
- Bạn ư? Còn trinh tiết? Còn tình yêu đầu đời tôi dành trọn cho Luân thì sao? Phôi pha chăng?

Tôi ngó ra con phố. Con phố sâu thăm thẳm. Thăm thẳm như đôi mắt đầy tuyệt vọng của chị Phiến. Tôi biết nói sao với chị Phiến bây giờ? Tôi phải giải thích thế nào về tình yêu của tôi? Và về sự mất mát quá đau thương của chị?

Dần dà, tôi cũng lên đại học. Trong lúc chị Phiến thi rớt, khóc đến sưng vù đôi mắt. Chị Phiến đau khổ vì đường công danh trắc trở, lại ôm thêm nỗi thất tình ngao ngán, đành bỏ về quê biệt tông biệt tích. Tôi dò dẫm bước chân trên ngưỡng cửa đại học một cách chán chường. Gia tài cô tôi đã khánh kiệt, chỉ còn lại mảnh đất vụn nát, rẻ rúng, trôi nổi theo thời gian. Và nghề lồng đèn của ba tôi cũng lùi vào quá khứ. Nét văn hóa cổ truyền của dân tộc bị ngã quỵ, trước sức tấn công ồ ạt của nền văn minh hiện đại, đang ngày đêm đổ ập vào phố cổ Hội An. Tôi đành đi lính. Tìm công hầu khanh tướng trên các bãi chiến trường.

Đêm cuối, trước ngày lên đường nhập ngũ, Phù Điêu ngồi suốt đêm bên tôi, trên căn gác cô tôi. Đêm đó, tôi hôn cô bé như mưa bấc. Và những nụ hôn nồng nàn đã làm cô bé cảm động, long lanh ngấn lệ. Cuối cùng, không ngăn nổi sức mãnh liệt của tình yêu cuồng dại, tôi đẩy Phù Điêu té ngửa xuống nền giường. Khi hàng cúc áo mở tung. Tấm vải cuối cùng sắp tuột khỏi thân xác ngà ngọc. Bỗng cô bé bật dậy, kéo nhanh chiếc mền quấn chặt vòng ngực.

- Anh tiến tới bước nữa. Em sẽ cắn lưỡi chết ngay đây.

Tôi sững sờ, kinh ngạc trước phản xạ kỳ lạ của Phù Điêu.

- Sao? Sao em phải cắn lưỡi? Bộ em không thật sự yêu anh?
- Yêu. Đâu phải như vậy?

Phù Điêu lạnh nhạt bỏ xuống cầu thang. Nàng ngồi bệt xuống sàn, âm thầm ngó ra hàng cổ thụ mịt mùng. Tôi loay hoay chạy theo, tha thiết nói với nàng lời xin lỗi thống thiết nhất. Chẳng bao lâu, Phù Điêu cười tỏn tẽn :

- Anh ơi! Trong đời em, chỉ có mình anh thôi! Và em hứa, em sẽ yêu anh đến suốt đời, suốt kiếp...Anh có bằng lòng không?

Chiến trường điên đảo. Mặt trận sôi đọng. Bạn bè mỗi lúc một vơi đi. Khiến mộng công hầu khanh tướng của tôi như viên đạn bay vèo. Mặc dù trấn đóng ở tiền tuyến xa xôi, tôi vẫn nhận được những cánh thư dễ thương của Phù Điêu đều đều. Thư nào cô bé cũng viết dài sòng sọc. Đọc xong, tôi cảm thấy cõi lòng dường ấm lại, như có ai nhen bếp lửa đầu tiên trong mùa đông lạnh lẽo vô cùng.

Rồi, ngày trở về, nghỉ phép thường niên. Má tôi bắt tôi phải lấy vợ. Má muốn tôi có mái ấm gia đình. Muốn có người san sẻ cùng Má những lo toan, những thương nhớ về tôi, như một đồng hành tri ngộ. Tôi lật đật tìm Phù Điêu, nói cho nàng biết niềm hân hoan tuyệt đỉnh đó.

- Phù Điêu ơi! Anh báo cho em tin mừng. Kỳ này, Ba Má anh sẽ mang trầu cau qua đây, cưới em cho anh đấy!

Phù Điêu đang vui, chợt ủ mặt xuống.

- Không bao giờ em nhận lời lấy anh đâu! Không bao giờ có ngày đó!

Tôi kinh ngạc, sửng sốt trước câu nói quá bất ngờ và vô cùng kỳ lạ của Phù Điêu. Câu nói như con dao, cứa trái tim tôi vỡ tung trăm mảnh.

- Ồ, Sao em nói vậy? Hay em có gã đàn ông nào khác?

Phù Điêu chạy như bay ra sân cỏ. Nàng ngồi phịch xuống bờ ao, ngắt từng bông hoa dại, ném phăng xuống dòng nước. Tôi lúp xúp theo nàng, trần tình, và nói những lời đau khổ nhất của một kẻ bị phụ tình. Chẳng bao lâu, Phù Điêu lại tỏn tẽn cười.

- Trái tim em duy nhất chỉ có bóng hình anh. Anh là thành trì, là bóng mát...để em suốt đời trú ẩn một cách an toàn.
- Vậy sao em từ chối hôn nhân? Từ chối xây dựng hạnh phúc?

Phù Điêu bỗng ôm mặt, khóc nức nở :

- Hôn nhân? Hạnh Phúc? Em không thích những thứ đó...

Tôi không thể đợi Phù Điêu suốt đời suốt kiếp, như nàng hứa sẽ yêu tôi suốt kiếp suốt đời. Má tôi đã cưới vợ cho tôi, một cô bé làm lồng đèn, cùng quê Hội An. Vợ tôi vừa xinh đẹp, vừa siêng năng tận tụy với nghề. Nàng có thể nối nghiệp Ba tôi, chia xẻ từng giọt mồ hôi, từng giọt nước mắt với gia đình. Tuy vậy, bóng dáng Phù Điêu vẫn hiển linh trong trái tim tôi một cách rộng lớn. Nàng mãi mãi là dấu hỏi kỳ lạ, nhưng đầy yêu thương, làm chao động đời tôi đến giây phút cuối cùng.

Bếp lửa, rồi có lúc sẽ trở thành tro than. Binh đao cũng vậy. Nó sẽ tàn cuộc, tàn trận. Mấy năm tìm công hầu khanh tướng trên các bãi chiến trường. Tôi chỉ tìm được chính mình, sau khi đã mất đi tất cả. Tôi tìm được chính mình qua hình ảnh tù binh, qua số phận kẻ bại trận trong các trại lao động dã man nhất thế kỷ. Rồi, tôi trở về. Trở về như đi lùi lại quá khứ. Mở toang các cánh cửa kỷ niệm. Thăm dò những dấu vết thân yêu.

Tôi trở về. Phù Điêu vẫn vậy. Nàng vẫn cô đơn, lặng lẽ đứng bên lề thế nhân, ngó thời cuộc thăng trầm. Mười năm đằng đẵng xa nhau, gặp lại, nàng cũng ngoan ngoãn ngả đầu vào vòng tay tôi, sẵn sàng đón nhận những nụ hôn ngọt ngào. Đêm đó, hai đứa lại thức trắng, trong ngôi nhà của Mẹ nàng, ở ngoại ô Đà Nẵng. Đêm đó, chỉ có Phù Điêu và tôi, hai đứa ngồi nhìn bóng mình lăn nhau trên vách. Bà Mẹ vừa về quê, tuần trước. Ông Dượng thì bỏ đi mất dạng, từ lúc cộng sản chiếm đóng thành phố này. Đêm đó, đối diện với Phù Điêu, tôi chợt buồn vô hạn. Tôi rót rượu uống liên tu. Cạn ly này đến ly khác. Uống đến lúc Phù Điêu bực dọc, ném chai rượu vào góc nhà. Mất rượu, tôi lại cà kê than thân trách phận. Tôi tả oán đến nỗi Phù Điêu khóc sướt mướt, hai tay nàng ôm đầu quằn quại một cách xót xa. Rồi, dục vọng lại dâng lên, khiến tôi nhào tới, ôm Phù Điêu quăng lên chiếc giường.

- Anh...anh yêu em. Suốt kiếp yêu em. Hãy cho anh kỷ niệm. Một kỷ niệm để đời...

Thình lình, Phù Điêu bật dậy. Nàng lồm cồm đứng lên, nhìn tôi giận dữ.

- Anh muốn em cắn lưỡi chết cho anh vừa lòng phải không? Muốn không?

Tôi đau khổ, quỵ xuống bên nàng.

  1. Anh xin lỗi. Bởi yêu em quá, nên...không chủ động được...

   Phù Điêu cứng rắn.

- Hãy trở về với vợ con anh đi! Hạnh phúc đang chờ anh đấy!
- Còn em? Em không yêu anh sao?
- Yêu anh, em mới mong anh được hạnh phúc. Yêu anh, em mới  vò võ cô đơn đến ngày hôm nay. Anh hiểu không?

Tôi đưa hai tay lên trời, tức tối, rồi la toáng lên :

- Trời ơi! Em có điên không Phù Điêu? Tại sao em kỳ lạ và bí ẩn như thế?

Tự dưng, tôi muốn bỏ đi. Muốn không còn thấy bóng dáng Phù Điêu nữa. Muốn bôi xóa một cuộc tình, có tông tích mịt mù như sương khói. Cuối cùng, tôi cắm đầu cắm cổ chạy hụt hơi ra phố. Và lang thang suốt đêm...giống một tên điên.

Sau năm tháng lưu đày ở rừng sâu, dường như Thượng Đế đãi bôi tôi, bằng cách đưa gia đình tôi định cư ở Mỹ. Ra đi, tôi chấp nhận tất cả. Chấp nhận mất mát, đau thương. Kể cả tình yêu kỳ lạ và bí ẩn của Phù Điêu. Tình yêu đó, nếu không hư vong, cũng chỉ là cái vòng luẩn quẩn, quanh co, một cách hão huyền.
Gần mười lăm năm nơi xứ người, tôi lầm lũi bôi xóa tông tích kỷ niệm. Bóng dáng Phù Điêu vừa phai nhạt trong tôi, thì bỗng một hôm, có tiếng điện thoại từ Việt Nam vang lên, đưa tôi trở lại quá khứ chập chùng.

- A lô, tôi báo cho Luân một tin buồn. Phù Điêu đang trong cơn bạo bệnh. Bác sĩ cho biết, trong nay mai, nó sẽ giã từ cõi đời. Nếu có lòng, xin Luân hãy về thăm nó lần cuối. Nó vẫn cô đơn. Và nhắc Luân hàng giờ...
- Hả? Chị Phiến đó ư? Chị nói sao? Chị....

Tôi chưa kịp hỏi thăm chị Phiến, hỏi thăm Phù Điêu. Chưa kịp thắc mắc về số điện thoại của tôi, sao chị biết được? Thì ở đầu dây bên kia, chị Phiến đã cúp máy rồi.

Tôi rơi bịch xuống sofa. Trái tim chợt quặn đau, nhoi nhói trong lồng ngực. Phù Điêu – cho tới bây giờ – vẫn cô đơn, vẫn nhắc đến tôi hàng giờ ư? Nàng cô đơn để chờ ai? Đợi ai? Trong khi nàng khăng khăng cự tuyệt lời cầu hôn chân thành, tôi đã dành riêng cho nàng.

Tôi trở lại Việt Nam đúng ngay ngày thi hài Phù Điêu vùi sâu trong lòng đất. Lần cuối, tôi đã không kịp nhìn mặt nàng. Thà như vậy, cũng được. Hãy để tôi thả hồn về quá khứ, tưởng tượng một khuôn mặt học trò dịu hiền và dễ thương biết bao. Hãy để tôi âm thầm mặc niệm cuộc tình, thứ cuộc tình trong sáng như kim cương, nhưng cũng bí ẩn và kỳ lạ như núi thẳm rừng sâu.

Chị Phiến lặng lẽ trao tận tay tôi quyển nhật ký dày cộm của Phù Điêu, rồi âm thầm rút lui. Tôi ngã bật xuống gờ cỏ, run run lật từng trang, đọc ngấu nghiến một cách đau lòng. Trời ơi! toàn bộ nhật ký, suốt cuộc đời của Phù Điêu, chỉ viết về tôi. Rồi, một trang nhật ký nhòe nhẹt nước mắt đã đập vào trí tôi, giải mã điều bí ẩn và kỳ lạ về nàng mà tôi đã từng thắc mắc, trách móc.

“...Luân yêu, em đã hứa sẽ yêu anh suốt đời suốt kiếp kia mà. Anh hãy tin ở em đi! Nếu không lấy được anh, em thề sẽ ở vậy, cô đơn trọn đời, cho đến khi trở về cát bụi. Anh ơi, em  từ chối lời cầu hôn ngọt ngào của anh mà đau xót lắm. Anh biết không? Năm 14 tuổi, em đã bị người Dượng ghẻ thô bạo cưỡng hiếp, cướp đoạt trinh tiết mất rồi. Anh ơi, em đã không đẹp, lại không giàu, thì chỉ còn lòng trinh bạch đầu đời để dâng tặng cho chồng mình chứ! Thế mà, em mất tất cả. Làm sao em có thể xứng đáng làm một người vợ hiền của anh được???....”

Trang nhật ký đã nhòe nhẹt nước mắt của Phù Điêu, giờ đây lại đẫm thêm những giọt nước mắt muộn màng của tôi. Ôi, những giọt nước mắt chồng lên nhau, em có thấu hiểu cho anh không, hỡi Phù Điêu!!!

PHẠM HỒNG ÂN
(San Diego, 05/09/2008)