SỐ 23 - THÁNG 7, NĂM 2004

 

Thư toà soạn

Thơ
Cựu phù du
Huỳnh Kim Khanh
Khi xa Thụy Tuyết
Phạm Hồng Ân
Hạt bụi tình yêu
Nnguon
Tháng 8
Trần Việt Bắc
Mẹ tôi
Hà Phú Đức
Biệt ly
Tôn Thất Phú Sĩ
Ta vẫn chờ em
Hoàng Mai Phi
Nhớ thời đi biển
Tóc Tím
Nắng dại khờ
Dã Thảo
Nhớ Đà Lạt
Ngọc Trân
Ngẫu nhiên
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Trăng nước Tầm Dương
Hạt Cát
Về với cơn mưa
Phan Thái Yên
Thiếu nữ cài bông hồng đỏ
Nguyên Nhi
Giọt trầm
Song Thao
Chén cơm và nước mắt
Nguyễn Hồng Quang
Tháng bảy và phượng tím
Vũ Hoàng Thư
Lưới trời
Cỏ Biển
Ngày đầu ra khơi
Tôn Thất Phú Sĩ
Một chốn trụ hình
Tầm Xuân
Quê nhà, Biển và Odyssey
Vũ Hoàng Thư

Biên khảo
Ai giết Lê Lai
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 10
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 17
Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam (Kỳ 10)

Hoàng Thiếu Khanh

Nay nói về tình hình gia đình bên vợ của Thúc Sinh. Hoạn Thư vợ chàng Thúc cũng thuộc dòng quan lại danh tiếng:

Vốn dòng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư
Duyên đằng thuận nẻo gió đưa
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

Từ lúc chàng họ Thúc vắng nhà nàng đã nghe nhiều người đồn đại về mối tình thầm kín của chồng, tuy nửa tin nửa ngờ và lửa ghen đà nhen nhúm, bên ngoài nàng giả bộ tỉnh như không có chuyện gì xảy ra.

Từ nghe vườn mới thêm hoa
Miệng người đã lắm tin nhà thì không
Lửa tâm càng giập càng nồng
Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa

Nàng vừa muốn giữ nề nếp con quan sợ mang tiếng xấu, vừa muốn làm cho ra lẽ

Dại chi chẳng giữ lấy nền
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình

Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay

Hoạn Thư bên trong thì âm thầm tính chuyện đánh ghen, bên ngoài thì ra vẻ thản nhiên bất cần sự đàm tiếu dị nghị của thiên hạ về chồng mình. Có hai kẻ gia nhân muốn lập công với Hoạn cô nương, tọc mạch những chi tiết mới về Thúc Sinh cho nàng nghe. Thay vì nghe lời tấu, nàng giả vờ nổi trận lôi đình :

Tiểu thư nổi giận đùng đùng
Gớm tay thêu dệt ra lòng trêu ngươi
Chồng tao nào phải như ai
Điều này hẳn miệng những người thị phi
Vội vàng xuống lệnh ra tay
Đứa thì vả miệng đứa thỉ bẻ răng

Rồi từ đó nàng cứ giả vờ thảnh thơi cười nói như chẳng hay chẳng biết điều chi.

Trong ngoài kín mít như bưng
Nào ai còn dám nói năng một lời
Buồng đào trưa sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như không

….
Không lâu sau đó, Thúc Sinh cũng về tới :

Đêm ngày lòng những giận lòng
Sinh vừa về đến lầu hồng xuống yên

Hoạn Thư vồn vã đón chào, tỏ vẻ mặn nồng tình hương lửa

Lời tan hợp nỗi hàn huyên
Chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng
Tẩy trần vui chén thong dong
Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra

Thúc Sinh thấy cảnh nhà êm ả bèn bỏ qua việc thú tội đã bàn với Thúy Kiều trước khi về quê thăm vợ.

Chàng về xem ý tứ nhà
Sự mình cũng rắp lân la giãi bày
Mấy phen cười nói tỉnh say
Tóc tơ bất động mảy may sự tình
Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
Những là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động giừng mà thôi

Có câu “Thủ khẩu như bình” có nghĩa giữ miệng kín như miệng bình, không hề thố lộ gì.
Mấy chữ “Rút dây động giừng” thường hay lầm là “Rút dây động rừng”. Thật ra chữ “giừng” mới đúng hơn. Ở nhà quê Việt Nam, giừng là vách che làm tường ngăn giữa các phòng ốc trong nhà và thường làm bằng những cọng tranh rạ hoặc trúc, mây, vì thế mà gọi “dây”.
Hoạn Thư thì cứ thản nhiên như một người vọ hiền không hay không biết những chuyện tình sau lưng của chàng họ Thúc.

Những là cười phấn cợt son
Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.

Thắm thoát mà thu đã nhuốm sang khi lá ngô đồng vừa thay lá, bắt đầu rơi rụng. Thúc Sinh cũng muốn trở lại Lâm Chuy thăm Kiềm nhưng chưa dám hở lời viện cớ nọ kia :

Thú quê thuần hức bén mùi
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô
Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ
Một niềm quan tái mấy mùa gió trăng

Thơ cổ có câu :

Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
(Ngô đồng rơi một lá
Thiên hạ biết thu sang )

Hoạn Thư cũng đoán được ý chồng nên cũng vờ nói xuôi chiều để có cớ cho chàng Thúc lại khăn gói ra đi về thăm người tình nhỏ:

Tình riêng chưa dám rỉ răng
Tiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua
Cách năm mây bạc xa xa
Lâm Chuy cũng phải tính mà thần hôn

Mây bạc hay “bạch vân” có nghĩa cha ở xa. Thần hôn nghĩa là sớm tối. Hai câu cuối chỉ Hoạn Thư nhắc nhở chàng Thúc nên lo về thăm cha đang ở Lâm Chuy, gần nơi Thúy Kiều đang ở.
Thúc Sinh chỉ chờ có thế. Chằng hăng hái lên ngựa trực chỉ Lâm Chuy. Chàng Thúc có ngờ đâu người vợ độc hiểm Hoạn Thư cũng lên đường theo sát gót:

Được lời như cổi tấc son
Nước non thẳng ruổi nước non quê người
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Roi câu vừa gióng dặm đường
Xe hương nàng cũng dặm đường quy ninh
Thưa nhà huyên hết sự tình
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen

Nàng không quên kể hết sự tình cho mẹ trước khi đi. Nàng còn suy luận rằng đi đường bộ thì mất khoảng một tháng còn đi đường thủy thì se nhanh hơn, chỉ tốn có mấy ngày. Phu nhân khen con khôn ngoan và còn mách kế thêm.

Phu nhân khen chước rất màu
Chiều con mới dạy mặc dầu ra tay
Sửa sang buồm gió lèo mây
Khuyển, Ưng lại lựa một bầy côn quang
Dặn dò hết các mọi đường
Thuận phong một lá vượt sang bến Tề

Côn quang là lũ du côn đầu trâu mặt ngựa.
Phần Thúy Kiều, từ lúc người yêu ra đi về quê vợ, nàng nghĩ ngợi miên man nhiều nỗi, khi nhớ về mẹ cha khi nhớ lại mối tình dang dở với chàng Kim.

Nàng từ chiếc bóng song the
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu
Bóng dâu đã xế ngang đầu
Biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi
Tó thề đã chấm ngang vai
Nào lời non nước nào lời sắt son

Rồi nàng lại nghĩ đến mối tình éo le hiện tại, không biết sẽ đi về đâu :

Sắn bìm chút phận con con
Khuông viên có biết vuông tròn cho chăng?
Thân sao nhiều nỗi bất bằng
Liều như cung Quảng ả Hằng nghĩ nau

Nàng ví mình như Hằng Nga đêm đêm ngủ giấc cô đơn nơi cung Quảng Hàn như trong mấy câu thơ trong bài Thất Tịch :

Do thắng Hằng Nga bất giá nhân
Dạ dạ cô miên Quảng Hàn điên
(Cũng ví Hằng Nga chẳng kết duyên
Đêm đêm lạnh lẽo giấc cô miên)

Đêm thu gió lọt song đào
Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời

Hai câu nầy là lối chơi chữ:
Câu trên tả chữ « môn » có nghĩa là son cửa sổ. Câu dưới tả chữ “ tâm “ có nghĩa là nỗi lòng. Hai chữ này nhập lại thành chữ « muộn » có nghĩa buồn rầu, sầu nhớ.
Nàng liền ra ngoài sân đốt nhang khấn vái ở bàn thiên. Kiều nào biết những nguy hiểm đang đợi chờ nàng lúc đó. Bọn gia nhân Ngưu Khuyển của Hoạn Thư đã tới và ập vào tấn công, dốt phá lầu trang, xong dùng một thây người trôi sông lạc chợ nào đó bỏ vào đám cháy để đánh lạc hướng nhân gian :

Dưới hoa dậy lũ ác nhân
Ấm ầm khóc quỉ kinh thần mọc ra
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao
Thuốc mê đâu đã tưới vào
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì
Vực ngay lên ngựa tức thì
Phòng đào viện sách đốn bề lửa dong
Sẵn thây vô chủ bên sông
Đem vào để đó lận sòng ai hay.

Thân phụ Thúc sinh sũng ở gần đó, chứng kiến vụ cháy, kinh hãi chạy qua, còn đám gia nhân của Kiều thì đều bỏ chạy toáng loáng :

Tôi đòi phách lạc hồn bay
Pha càn bụi cỏ gốc cây ẩn mình
Thúc Ông nhà cũng gần quanh
Chợt trông ngọn lữ thất kinh rụng rời
Tớ thầy chạy thẳng đến nơi
Tơi bời tưới lửa tìm người lao xao
Gió cao ngọn lửa càng cao
Tôi đòi có đủ nàng nào thấy đâu!

Rồi mọi người túa ra tìm kiếm những bụi cỏ lùm cây và trang viện xung quanh. Họ tìm ra một thây ma cháy khô trong phòng hương của Kiều. Thế là ai cũng nghĩ rằng nàng đã bị chết cháy nên khóc thương tiếc xót cho người đàn bà bạc phận. Sau đó Thúc Ông cho tẩn liệm thây ma và tổ chức mai táng.

Di hài nhặt xếp về nhà
Nào là Khâm liệm nào là tang trai.
Lúc bấy giờ Thúc Sinh cũng đã tơi nơi :
Lễ thường đã đủ một hai
Lục trình chàng cũng đến nơi bây giờ
Bước vào chốn cũ lầu thư
Tro than một đống nắng mưa bốn tường
Sang nhà cha tới trung đường
Linh sàn bài vị thờ nàng ở trên

Chàng Thúc vật vã khóc thương cho người tình bạc mệnh.

(Còn tiếp)