SỐ 29 - THÁNG 1 NĂM 2006

 

Thơ
Ngõ cúc vàng xuân xa
24 Vũ Hoàng Thư
Bồ Tát
23
Hoàng Du Thụy
Đêm biển động
21
Huỳnh Kim Khanh
Rồi chỉ còn lại nỗi buồn
19
Nguyễn Xuân Vời
Lữ khách
20
Trần Việt Bắc
Noel hy vọng
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Đếm sao
18
Kim Thành
Ta mất mùa xuân
17Ngọc Trân
Sóng ở đáy sông
17Maihoado

Truyện ngắn, Tâm bút
Mùa xuân trong hạ
15
Nguyên Nhi
Người đưa thư ở Cabramatta
14
Phan Thái Yên
Lao vào lửa
13
Hoàng Du Thụy
Thời kiêu bạc
12
Phạm Hồng Ân
Ru tôi mộng lành
8Song Thao
Mùa xuân trên thành phố
7Cỏ Biển

Phiếm luận văn chương
8Huỳnh Kim Khanh
Năm Bính Tuất nói chuyện chó
8Trương Thanh Diễm Thùy

Văn học, biên khảo
Ngày xuân, ngày Tết
4Xuân Phương
Nhà Trần khởi nghiệp (3)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 16

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
2 Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 23
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam (Kỳ 16)

 

3.2.7. Kiều bị họa Hồ Tôn Hiến

Việc báo oán đền ân xong đây đấy, Kiều tạ ơn Từ Hải:

Tạ ân lạy trước Từ Công
Chút than bồ liễu mà mong có rày
Trộm nhờ sấm sét ra tay
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi...

Từ Hải  cho việc làm đó chẳng qua là nghĩa cử của đấng anh hùng thấy việc bất bình phải ra tay :

Từ rằng quốc sĩ xưa nay
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thất bất bằng mà tha?

Sau đó Từ Hải truyền lệnh cho bộ hạ lập đàn giải oan cho Kiều. Rồi năm năm đó, họ Từ tiếp tục vẫy vùng một cõi. Triều đình lúc bấy giờ hầu như đã bó tay trước quyền lực và ảnh hưởng của Từ Hải trên vùng duyên hải bao la phía Nam.

Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà
Đòi cơn gió quét mưa sa
Huyện thành đạp đổ trăm tòa cõi Nam
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những loài giá áo túi cơm sá gì
Nghênh ngang một cõi biên thùy
Thiếu gì cô quả thiếu gì bá vương
Trước cờ ai dám tranh cường
Năm năm hung cứ một phương hải tần

Cá bậc vua chúa ngày xưa thường tự xung một cách khiêm nhường là ‘quả nhân’.
Hải tần là bến nước, bến tàu ven biển.

Quan Tổng Đốc triều đình lúc bấy giờ là Hồ Tôn Hiến, một người đủ tài thao lược. Ông biết Từ Hải là đấng anh hùng, Kiều là bật nữ nhi có học, chắc phải từng bàn luận việc binh với người tình.  Ông bèn dùng kế dụ họ Từ qui hàng qua Thúy Kiều.

Có quan Tổng Đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài
Đẩy xe vâng chỉ đặc sai
Tiên nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung
Biết Từ là đấng anh hùng
Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn

Bát tiểu là dẹp giặc ; đổng nhung là chỉ việc binh bị. Hai câu giữa chỉ họ Hồ vâng chỉ của vua ra ngoài biên dẹp giặc.
Hồ Tôn Hiến một sai người đem lễ vật cống hiến cho Kiều, một mặt cho tùy viện bàn luận chiêu hàng :

Biết Từ là đấng anh hùng
Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn
Đóng quân làm chước chiêu an
Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết hàng
Lại riêng một lễ với nàng
Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân

Từ Hải mới đầu nỗi giận, nghĩ mình đang nghênh ngang một cõi, giờ về hang triều đình sẽ bị nhiều gò bó:

Tin vào gởi trướng trung quân
Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ
Một tay gây dụng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở song Ngô tung hoành
Bó than về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm buộc trói lấy nhau
Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi

Kiều thì ngây thơ, dễ tin nên suy nghĩ phận mình trôi nổi, nay là dịp được nở mặt với mọi người:

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiêu lưu lạ, lại nhiều gian truân
Bằng nay chịu tiếng vương hầu
Thênh thênh đường cái, thanh vân hẹp gì
Công tư vẹn cả hai bề
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha

Kiều lựa lúc thuận tiện nỉ non bàn bạc với Từ Hải những lẽ thiệt hơn :

Ngẫm từ dấy việc binh đao
Đống xương vô định đã cao bằng đầu
Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai có lối nào cho qua?

Thơ Trần Đào đời vãng Đường có câu:

Khả liêu vô định hà biên cốt
( Khá thương xương cốt bên bờ nước)

Hoàng Sào là một tên tướng cướp khét tiếng đời Đường có làm hai câu thơ:

Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng
Nhất trạo giang sơ tận địa duy
( Nửa vai cung kiếm trời ban xuống
Một mái giang hồ khắp chốn đi )

Từ Hải cũng xiêu lòng:

Nghe lờ nàng nói mặn mà
Thề công Từ mới trở ra thế hang

Thế rồi Từ cho lệnh bãi binh, ký giấy qui hàng ngay dưới thành:

Nghe lời thành hạ yêu minh
Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng

Hồ Tôn Hiến bèn ra lệnh thết đãi ba quân của Từ Hải, đồng thời bên sau chuẩn bị tấn công:

Hồ công quyết kế thừa cơ
Lễ tiên binh hậu kiếm đường lập công
...
Hồ công phát hiệu trận tiền
Ba bế phát sung, bốn bên kéo cờ

Trong lúc hớ hênh không chuẩn bị trước, Từ Hải sa cơ, rơi vào bẫy của họ Hồ:

Đang khi bất ý chẳng ngờ
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn

Chàng bèn liều chết kháng cự lại, nhưng thế cô nên bị tử trận, chết đứng giữa trận tiền:

Tử sinh liều giũa trận tiền
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân
Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
Trơ như đá vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời

Dám quân của Từ Hải bị tiêu diệt gần hết. Kiều hay tin Từ tử trận chạy ra ôm xác chàng khóc vật vã:

Trong vòng tên đá bời bời
Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ
Khó rằng trí dũng có thùa
Bởi nghe lời thiếp đến cơ hội này
Mặt nào trôn g thấy nhau đây
Thà liều sống chết một ngày với nhau

Rồi nàng định đập đầu tự tử. Lạ thay, khi nàng vừa đập đầu xuống thì xá Từ Hải cũng vừa ngã lăn ra:

Dòng thu như giội cơn sầu
Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên
Lạ thay oan khí tương triền
Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra!

Tương triền có nghĩa quấn quýt lấy nhau.
Quan quân thấy cảnh đó cũng thương xót, tản ra dần dần. Sau đó họ áp giải Kiều vào yết kiến quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến.

(Còn tiếp)

Hoàng Thiếu Khanh