SỐ 31 - THÁNG 7 NĂM 2006

 

Thư Tòa Soạn

Thơ

Bước chân
24 Vũ Hoàng Thư
Tự thuật
24
Trần Việt Bắc
Thương nhớ một đời

23
Huỳnh Kim Khanh
Quỳnh nương
21
Phan Thái Yên
Gốc phượng già
18
Tôn Thất Phú Sĩ
In dấu một đời
18
Kim Thành
Hè ơi! Nhớ lắm
17Ngọc Trân

Truyện ngắn, Tâm bút

Lửa trời
13
Nguyên Nhi

Kình ngư
13
Hoàng Du Thụy
Quản chế
14
Phạm Hồng Ân

Nắng dã quỳ và con sóng xa
14Phan Thái Yên
Bức Phù Điêu
14
Cỏ Biển
Tôi mê đá banh
7Nguyễn Hồng Quang

Ba ơi

15
Võ Thị Đồng Minh
Những năm tháng về sau
15Tôn Thất Phú Sĩ
Trên đường thiên lý
8Song Thao
Hoa nắng, bướm và hè
8Vũ Hoàng Thư

Văn học, biên khảo

Nhà Trần khởi nghiệp (5)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (5)
4Ngô Văn Xuân
Chè
4Xuân Phương
Nhạc sến - giai điệu quê hương
4Hoàng Mai Phi
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 18

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Vô tình cốc - Kỳ 25
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 18

 

Hoàng Thiếu Khanh     

           
3.2.8. Kiều Tái ngộ sư cô Giác Duyên

Sư cô Giác Duyên từ lúc giã biệt Kiều, đi chu du hành đạo. Một hôm nhân gặp sư bà Tam hợp, có đem chuyện đời của Thúy Kiều ra bàn bạc để giãi bày những thắc mắc

Giác Duyên từ tiết giã nàng
Đeo bầu quay níp rộng đường vân du
Gặp bà Tam Hợp đạo cô
Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng
Người sao hiếu nghĩa đủ đường
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi? 

Sư Tam Hợp mới giải đáp những câu hỏi của Giác Duyên:

Sư rằng phúc họa đạo trời
Cỗi nguồn cũng bởi lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc tình là dây oan
Thúy Kiều sắc xảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn ngồi không vững vàng
Ma đưa lối quỉ dẫn đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi

Thế nhưng Kiều cũng có những đức tính khác như hiếu nghĩa, ân đền oán trả, có lòng cứu người cho nên cái nghiệp đoạn trường cũng sắp hết:

Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm
Lấy tình thâm trả tình thâm
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời
Hại một người cứu một người
Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng
Thửa công đức ấy ai bằng
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi

Cuối cùng sư Tam Hợp đề nghị Giác Duyên chuẩn bị cứu vớt Kiều ở địa phương dọc sông Tiền Đường.
Sư cô Giác duyên theo lời sư bà Tam Hợp, thuê hai người dân đánh cá địa phương rong thuyền giăng lưới xuôi ngược dòng sông Tiến Đường mong vớt được Thúy Kiều theo lời tiên đoán của sư.

Kiều từ gieo xuống duềnh ngân
Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi
Ngư ông kéo lưới vớt người
Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa

Giác Duyên nhìn tận mặt Kiều và nhận ra nàng ngay. Dưới lớp áo lụa ướt nước sông là thân hình tuyệt mỹ và gương mặt đẹp rạng ngời:

Trên mui lướt mướt áo là
Tuy dầm hơi nước chưa lòa bóng gương
Giác Duyên nhận thật mặt nàng
Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai

Trong lúc mơ màng nửa mê nửa tỉnh, Kiều thấy Đạm tiên hiện về nhắn nhủ nàng về những lời hẹn ước khi xưa :

Mơ màng phách quế hồn mai
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa
Rằng tôi đã có lòng chờ
Mất công mười mấy năm thừa ở đây
Chị sao phận mỏng đức dầy
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai
Tâm thành đã thấu đến trời
Bán mình là hiếu cứu người là nhân
Một niềm vì nước vì dân
Âm công cất một đồng cân đã già
Đoạn trường sổ rút tên ra
Đoạn trường thời phải đưa mà trả nhau

Ngay lúc đó Kiều nghe văng vẳng bên tai ai gọi pháp danh nàng "Trạc Tuyền"
Mở mắt ra, Kiều nhận ra nét mặt của sư cô Giác Duyên

Giật mình thoắt tỉnh giấc mai
Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn
Trong thuyền nào thấy Đạm tiên
Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề

Hai bên mừng rỡ trao đổi niềm hàn huyên tậm sự
Sau đó Giác Duyên đưa Kiều về chốn lều tranh bên suối cho Kiều có dịp tĩnh tâm an nghỉ sau mười lăm năm mưa gió:

Thấy nhau mừng rỡ trăm bề
Dọn thuyền mớ rước nàng về thảo lư
Một nhà chung chạ sớm trưa
Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng
Bốn bế bát ngát xa trông
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau

( Còn tiếp)