SỐ 31 - THÁNG 7 NĂM 2006

 

Thư Tòa Soạn

Thơ

Bước chân
24 Vũ Hoàng Thư
Tự thuật
24
Trần Việt Bắc
Thương nhớ một đời

23
Huỳnh Kim Khanh
Quỳnh nương
21
Phan Thái Yên
Gốc phượng già
18
Tôn Thất Phú Sĩ
In dấu một đời
18
Kim Thành
Hè ơi! Nhớ lắm
17Ngọc Trân

Truyện ngắn, Tâm bút

Lửa trời
13
Nguyên Nhi

Kình ngư
13
Hoàng Du Thụy
Quản chế
14
Phạm Hồng Ân

Nắng dã quỳ và con sóng xa
14Phan Thái Yên
Bức Phù Điêu
14
Cỏ Biển
Tôi mê đá banh
7Nguyễn Hồng Quang

Ba ơi

15
Võ Thị Đồng Minh
Những năm tháng về sau
15Tôn Thất Phú Sĩ
Trên đường thiên lý
8Song Thao
Hoa nắng, bướm và hè
8Vũ Hoàng Thư

Văn học, biên khảo

Nhà Trần khởi nghiệp (5)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (5)
4Ngô Văn Xuân
Chè
4Xuân Phương
Nhạc sến - giai điệu quê hương
4Hoàng Mai Phi
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 18

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Vô tình cốc - Kỳ 25
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành
Rimpoche Nawang Gehlek

 

(tiếp theo)

Lầm lẫn không phải là thường hằng

Một phần lý do khiến chúng ta lâm vào tình trạng tự trách mình vì chúng ta nghĩ rằng, khi mình làm một diều gì đó sai trái, là chúng ta đã làm đổ vỡ tất cả mọi thứ suốt đời. Nhưng thực ra chẳng có gì thường hằng, và không ai là không thể cứu vãn đựơc. Ai cũng có thể sửa chữa đựơc những lỗi lầm cuả mình đã gây ra.

Có một câu chuyện về việc này. Trong thời Đức Phật, Angulimala được một vị đạo sư bảo rằng, “Nếu ông có thể giết đựơc một ngàn người trong vòng một tuần lễ, ông sẽ được giải thoát và nổi tiếng.” Angulimala bắt đầu đâm giết mọi người hắn gặp trên đường đi cuả hắn. Ngay sau lúc giết người, hắn cắt ngón tay trỏ cuả nạn nhân, sâu vào một sợi dây, đeo lên người. Đó là lý do hắn được gọi tên là Angulimala, “Vòng hoa những ngón tay.” Sau khi giết đựơc 999 người, hắn thất vọng cố tìm một người chót. Hắn nhìn chung quanh, duy chỉ còn có một người, đó là bà mẹ hắn, người hắn để dành phòng khi cần. Lúc đó có một người xuất hiện, chính là Phật tổ. Ngài đang đi qua chỗ hắn, Angulimala nói với Phật, “Này, trở lại đây, tôi đang cần ông.” Phật nói, “Ta đứng ngay đây thôi.” Nhưng mỗi khi Angulimala tiến đến gần, đức Phật lại ở cách xa hắn một khoảng không với tới. Cuối cùng thì hắn phải lên tiếng, và hắn nói rằng hắn cần phải giết một người nữa để cho hắn có thể đựơc giải thoát. Phật giải thích cho hắn biết rằng đó không phải là cách để làm, mà ngài sẽ chỉ cho hắn cách thanh tẩy toàn bộ những hành động cuả hắn từ trước đến nay. Angulimala trở thành một trong những đại đệ tử cuả Phật và đạt đến cõi giác ngộ.

Người ta thường nói rằng, “Ừ, thì tôi ác, tôi đáng ghê tởm, tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội, tôi còn trẻ qúa, tôi đã già quá, tôi bịnh quá, tôi cao sang quá, tôi thấp hèn quá, tôi trắng quá, tôi đen quá, tôi thế này quá, tôi thế nọ quá.”

Chúng ta có quá nhiếu nguyên cớ để hạ giá mình xuống hoặc cảm thấy mình là nạn nhân. Khi tôi còn trẻ, tôi đã từng bị các vị giám thị, các hầu cận, các thầy đánh đòn tơi tả, đó là kỷ luật giáo dục dành cho những đứa trẻ, đặc biệt là những Lạt Ma cuả Tây tạng. Dĩ nhiên điều đó sai, nhưng đó là điều người ta đã làm. Tôi đã thừơng bị đủ mọi kiểu bầm tím. Đôi khi tôi cưỡi ngựa, tôi phải đứng thẳng trên bàn đạp, mà không đựơc phép ngồi trên lưng ngựa. Nếu tôi về méc lại với cha mẹ tôi, bạn có biết các người đã nói với tôi sao không? “ Có roi vọt mới nên người.” ( Quanlities come at the tip of a whip) Trận đòn cuối cùng tôi lãnh khi tôi 17 tuổi. Nhưng tôi chẳng bao giờ cho rằng họ đã hành hạ tôi, và tôi không cho rằng tôi còn mang những vết thẹo đó trong tôi lúc này. Tôi đoan chắc rằng tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi là con người tồi tệ hoặc vô tích sự vì những trận đòn đó.

Đừng tự hạ giá trị mình xuống vì một điều gì xấu xa đã xẩy đến. Cuộc đời cuả Phật tổ cũng có khác gì đâu cuộc đời chúng ta đang sống hôm nay. Không có sự khác biệt về năng lực, vể thể chất, về tinh thần. Chỉ có nỗ lực làm cho khác biệt thôi.

Chê trách

Có một lần, tôi chờ một người bạn lái xe đưa tôi ra phi trường. Anh ta tới chậm, nhưng tôi chẳng làm gì khác-chẳng hạn như tìm một người khác đưa tôi đi chẳng hạn-bởi vì sự thật là tôi rất thoải mái ở chỗ tôi đang chờ.Tôi bị lỡ chuyến bay, dĩ nhiên, và lấy làm thích thú trong việc phiền trách anh ta, nếu tôi thực sự muốn đi, tôi có cả ngàn cách để làm điều ấy.

Chẳng cần biết điều gì chúng ta gặp phải, chúng ta luôn thích thú chê trách người khác về điều ấy. Chẳng bao giờ chúng ta tự trách mình. Chúng ta nói; “Tôi đúng, nhưng cô ta làm thế này, thế kia.” Chúng ta luôn qui trách cho người khác. Đó là thói quen đặc biệt cuả chúng ta vì chúng ta qúa tự hào về mình. Lòng kiêu hãnh không muốn chúng ta nhìn vào chính bản thân mình. Ai cũng nghĩ,”Tôi đúng.” Chắc cũng không đến nỗi tất cả mọi người đều nghĩ như thế. Nhưng chắc cũng ít ai nghĩ rằng mình sai. Bất kỳ lúc nào có sự lầm lẫn, lầm lẫn đó là cuả người khác. Nếu không phải là bà ấy, thì là con mèo, nếu không phải tại mèo thì là người hàng xóm; nếu không thì cũng là một ai khác. Chẳng có gì sai lầm khi nhìn lại mình, soi rọi nội tâm mình một chút.

Như vậy chính là do sự cao ngạo và việc thiếu tự soi xét mình đã gây nên hầu hết những khó khăn cho chúng ta. Không ai thoát khỏi sự phiền trách. Mọi người đều chia phần, và cũng chẳng có gì sai trái cả. Nếu chúng ta không có lầm lẫn, chúng ta đã giác ngộ hết rồi. Nhưng đâu có điều ấy. Do vậy vấn đề giận dữ là tự nhiên thôi. Chẳng có gì phải bối rối về nó cả.

Nếu tôi có quá nhấn mạnh đến sự nhận thức về nó, tôi không có ý coi thường bạn đâu. Tôi cũng không có ý nói rằng bạn đang giận dữ đâu, tôi chỉ có ý muốn mang đến sự tỉnh thức, để bạn nhận biết đôi chút về khuyết điểm cuả mình. Chẳng có gì là xấu nếu thỉnh thoảng bạn day tay vào trán mình thay vì quay qua các người khác để tìm lỗi lầm từ một nơi nào khác. Hãy để mắt vào ngay chính mình và soi rọi trong nội tâm để tìm thủ phạm là điều rất tốt.

Nhẫn nhục là thuốc chữa

Đức Phật dậy rằng nhẫn nhục là thuốc chữa cho cơn giận dữ. Sự nhẫn nhục như tôi hiểu và ý nghiã thông thường có lẽ có sự khác biệt đôi chút. Trong ý nghiã thường tình, nhẫn nhục nghiã là đừng nóng giận, là bạn có thể kiên nhẫn chờ đợi nó đưa tới mình. Nếu một ai đó lầm lỗi, hoặc sỉ nhục bạn, bạn không để tâm. Bạn luôn cố gắng làm việc, liên tục làm việc mà chẳng hề phàn nàn. Tính kiên trì chịu đựng này là một phẩm chất tốt cuả cá nhân, nhưng nó không nhất thiết tạo ra một nghiệp tốt hoặc làm mất đi cơn giận.

Khi Phật tổ nói rằng nhẫn nhục là thuốc chữa cho giận dữ, ngài có ý nói tới một loại nhẫn nhục tạo nên thiện nghiệp. Sự nhẫn nhục liên đới đến việc kìm giữ không gây thương tổn cho người khác, và đem ta tới chỗ quan tâm chăm sóc cho chính mình và tha nhân. Đó là tâm hồn cuả một người không hề bị xáo trộn khi bị người khác làm hại, hoặc khi chính bản thân gặp khổ đau. Nhẫn nhục không phải là sự yếu mềm. Nó chứa đầy những nhiệt tình cảm thông. Nó hoàn toàn tập trung, chuyên chú và tham gia, không giống như một con lừa mệt đứt hơi vừa kéo một khối nặng lên đồi cao.

Nhẫn nhục giúp bạn đương đầu với những khó khăn trong đời và trong công việc. Những câu ta thường nghe: “Tôi mệt đứt hơi rồi,” “ Tôi chẳng còn hơi sức đâu để làm việc gì.” “Tôi kiệt sức rồi.” – đó là những chỉ dấu rõ ràng cuả sự thiếu nhẫn nại. Nếu bạn đã làm việc quá lâu trong điều kiện khắc nghiệt và bạn bị mệt cần nghỉ ngơi, điều đó bình thường. Nhưng nếu bạn mệt mỏi trong những điều kiện bình thường, hoăc không thể đưa thêm một chút ít cố gắng bình thường, đó là sự mệt mỏi vì thiếu nhẫn nại.

Khi bạn không có thích thú trong công việc nhưng bị bắt buộc phải làm, bạn sẽ mệt mỏi. Bạn cảm thấy “Tôi không thể chịu đựng nổi nữa rồi; tôi phải ra khỏi nơi đây thôi; ngày mai tôi sẽ bỏ việc; Tôi muốn ly dị.” Bạn đã quên đi con cái mình, cha mẹ già cuả mình, công việc, bạn bè bạn nói lên điều ấy. Sự nhẫn nại cộng thêm nhiệt tình tạo ra thích thú trong đời sống và trong công việc. Bạn sẽ mệt mỏi, nhưng bạn không có những triệu chứng  cuả sự kiệt sức. Niềm vui mà bạn nhận được từ sự nhẫn nại và nhiệt tình tốt đẹp hơn nhiều so với sự mệt mỏi bạn có từ kiệt lực. Niềm vui thú tạo ra sức mạnh, tích cực và hiệu năng. Khi bạn có niềm vui, bạn để ý thấy rằng bạn sẽ không còn nóng giận thường, nóng giận cũng không kéo dài lâu, và nó có thể không làm bạn phiền toái chút nào.

Nhũng cảm tính tiêu cực không thể dễ dàng bị vượt qua bằng cách không chịu nhượng bộ chúng. Nó đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương cách cùng một lúc. Nhiệt tình là một trong những thứ đó. Để cắt bỏ một vật gì cứng, bạn cần dao sắc. Nhiệt tình sẽ cho bạn sự sắc xảo cuả nó.

Loại nhẫn nại này không liên quan gì tới việc bạn trở thành một loại thảm chùi chân cho mọi người. Một số người nghĩ rằng,”Tôi ở nơi đây để chấp nhận mọi sự trách cứ cuả mọi người và rằng ai cũng đúng, trừ tôi — Tôi sai. Hoặc là ngay cả khi tôi đúng, tôi cũng cho nó qua luôn.” Nếu bạn làm như thế, mọi người sẽ trút hết lên bạn. Bạn có thể biết lầm lỗi mà không trách mình. Ngay khi bạn bắt đầu khiển trách mình, bạn trở thành tấm thảm chùi chân cho thiên hạ. Mọi người sẽ chà đạp lên đó — với xe hơi, xe đạp, xe tải, xe ủi. Đây không phải là sự nhẫn nại, mà là sự tự ti, mất tự trọng.

Tự diệt không phải là thành phần cuả sự thực hành tâm linh. Thực hành tâm linh là để giúp đỡ con người, xây dựng con người, chứ không phải để hủy diệt con nguời. Mục tiêu cuả Phật tổ là chỉ cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể bồi đắp mình để đạt tới giác ngộ. Phá hủy hay tiêu diệt chính mình không phải là thực hành tâm linh. Khi một điều gì đó sai lạc và bạn có lỗi, hãy trách những cảm tính tiêu cực và ngọn nguồn cuả nó. Đừng nóng giận với chính mình.

Nhẫn nại che chở

Một vị sư Tây tạng, thầy xướng tụng cuả tu viện trước đây cuả Đức Đạt Lai Lạt Ma, đựơc tha ra từ một trại tù cuả Trung cộng vào cuối năm 1980, đã nói với ngài rằng, “Có sự nguy hiểm.” Vị sư này không ám chỉ tới những hiểm nguy cho đời sống cuả ông ta mà là nỗi nguy hiểm do sự giận dữ, thù ghét mà ông sẽ có. Đối với tôi, đó là một thông điệp đầy sức mạnh.

Khi một ai đó cố tâm hãm hại bạn, bạn có thể làm gì? Nếu chỉ vì tự vệ, chẳng có vấn đề gì thành chuyện. Nhưng bạn đừng làm điều đó trong sự giận dữ, thù ghét con người đó. Có một câu chuyện thích thú mà Ram Dass có lần kể tôi nghe. Khi ông dậy Tâm lý tại đại học Harvard khoảng đầu thập niên 60, thời gian mà rất nhiều người, gồm cả ông, một lần vì đã dùng thử ma túy, nên ông nhớ lộn để lỡ mất dịp về thăm nhà trong dịp lễ Roh Hashanad, ngày lễ tân niên cuả người Do thái. Ram Dass, tên ông lúc ấy còn là Richard Alpert, thuộc một gia đình người Do thái danh giá ở Boston Ông cạo râu, mặc quần áo và lái xe tới nhà bố mẹ. Ông bảo ông nhìn thấy bánh tay lái xe cuả ông giống như một con rắn cuộn tròn, nhưng dù sao ông cũng lái tới đó để dùng bữa tối.

Ông đựơc xếp ngồi đối diện với một thương nhân bảo thủ là người không đồng ý với cách sống phóng túng cuả Ram. Rồi vị thương nhân này khởi sự phê phán Ram kịch liệt, và rồi thình lình Ram Dass nhìn thấy những mũi tên nhỏ nối tiếp nhau bay ra từ miệng vị thương gia nhắm thẳng về phía Ram.

Thay vì để cho những mũi tên trúng mình, Ram bắt từng cái một và nhẹ nhàng đặt xuống đĩa ăn cuả ông. Trong suốt bữa ăn, ông bắt và sắp đặt những mũi tên nối đuôi nhau bên cạnh đĩa. Nếu Ram để các mũi tên bay trúng mình, có thể ông đã đối đáp với những lời sỉ nhục đó, nhưng vì ông đã tránh né được nên không có sự thiệt hại nào đựơc tạo ra.
Điều đó không có nghiã là bạn cho rằng,” Tôi sẽ để cho bất cứ ai làm điều gì họ muốn và tôi nhẫn nhục chịu đựng.” Nếu bạn để người khác làm thương tổn bạn, đó không phải là sự nhẫn nại. Đó là sự thôi ủng hộ. Nếu một ai đó làm điều gì có hại, đừng biện luận với họ, rồi thời gian sẽ tới để che chở bạn. Trong ngay cả trường hợp ấy, không cần thiết phải ghét bỏ họ. Bạn chẳng cần phải làm điều gì để chống lại họ, mà bạn phải làm điều gì đó để tự bảo vệ mình, và nếu có thể đựơc, đừng làm tổn thương ai trong tiến trình ấy. Đôi lần bạn phải ngăn chặn ai đó nếu cần. Điều đó không có nghĩa là bạn đã mất kiên nhẫn.

Nhờ các thầy tôi, huấn luyện và trao truyền cho tôi, sự chống chọi cuả tôi với nỗi giận dữ có vẻ đơn giản đi hơn nhiều với những tổn thất tôi đã chịu. Chẳng hạn như khi tôi rời Tây tạng, dưới mũi súng cuả Trung cộng, tôi mất bố mẹ, gia đình, cuả cải, ruộng đất nhà cửa, tiện nghi, đời sống trong tu viện cuả tôi, tôi đã mất tất cả.

Giận dữ đã không trùm phủ tôi. Nhưng tôi cũng đã nhận ra một chút khó khăn sau đó không lâu. Tôi chẳng có lấn cấn gì với người Trung quốc nói chung, nhưng trong năm 1998 trong chuyến du lịch đầu tiên tới Trung hoa, tôi phát hiện ra tôi có vấn đề với Mao. Khi tôi đổi tiền ra nhân dân tệ, tôi thấy hình Mao trên mọi tờ giấy bạc. Ý tưởng về việc bỏ khuôn mặt ông ta vào túi làm tôi thấy sởn da gà. Đó là một cảm giác rất lạ lùng. Trong vài trường hợp, tôi không còn chọn lựa nào khác mà đành phải bỏ tiền vào trong túi và cố quên Mao đi. Để khỏi phiền hà trở lại vì ý tưởng hình ảnh Mao trong túi, tôi tìm đến sự nhẫn nại. Nhẫn nại ở đây chính xác có nghĩa là không qui phục sự thù ghét.

Từ giận dữ tới nhẫn nại

Nếu sự nhẫn nại tới với anh một cách dễ dàng, thế thì tuyệt diệu. Còn nếu không, làm thế nào để đi từ giận dữ tới nhẫn nại? Khi cảm tính tiêu cực đang mạnh thế, chúng thường khoả trùm bạn: Bạn không thể nhận lấy lời đề xuất nào, chẳng thể dùng loại thuốc trị liệu nào. Bạn cần thời gian. Trước hết, bạn hãy tìm hiểu xem bạn đã sẵn sàng để cân nhắc cơn nóng giận cuả bạn có giá trị gì không. Nếu chưa, thì đề nghị bạn hãy giải lao một chút. Hãy đi ra ngoài. Đến một chỗ nào đó có cảnh quang đẹp. Chuyển ý nghĩ nóng giận sang một điều gì đó vô thưởng vô phạt, chẳng hạn như thiên nhiên. Khi ý tưởng cuả sự giận dữ hoặc ngay cả bạo lực đột hiện mạnh hơn và bạn chuyển sự chú ý sang một mức độ trung hoà thì lực thúc đẩy khiến bạn làm bậy sẽ yếu đi nhiều. Khi nó yếu đi, ta có cơ hội để làm điều khác. Ở Tây tạng, rất nhiều thầy tôi thích leo núi cao để nhìn toàn cảnh thung lũng, hưởng khí trời trong lành, và cảnh quang cuả sông núi. Họ để cho những ý tưởng rối loạn bay đi—nếu còn sót chút nào—họ hít vào không khí trong lành. Một số truyền thống còn khuyến khích bạn chiêm ngưỡng hoàng hôn từ một điểm hơi cao, đứng thẳng nhẹ nhàng, đong đưa người thong thả trên nhửng ngón chân cái. Thở nhẹ 3, 9 hoặc 12 lần, dùng hơi thở ra như chiếc xe mang ý tưởng ra ngoài. Hãy để cho những ý tưởng nặng nề cuả bạn lặn xuống cùng mặt trời và nói với nó lời vĩnh biệt.

Hãy dành cho bạn nhiều thời gian để đắm mình trong cảm giác an lành, khí trời mát mẻ nơi đỉnh núi, Nhìn xuống toàn bộ cảnh quang khu thung lũng, ao hồ, hay sông ngòi. Hãy ở đủ lâu để bất cứ sự xáo trộn nào cũng trở thành thanh thản, không phải về thể xác mà về tinh thần; chỉ đừng để bị cảm lạnh thôi.

Ai là kẻ thù

Nếu ai đó làm hại tôi. Chắc là tôi sẽ tức giận. Trong lúc họ đang hãm hại tôi, thôi thúc đầu tiên cuả tôi là làm hại lại hắn hoặc mong muốn hắn cũng bị hại. Những kẻ thù này trở thành lớn lao trong trí óc tôi. Chúng làm tôi mất ăn, mất ngủ, mất thanh thản trong đời sống.

Vậy, chúng là ai? Và tại sao chúng đã thực hiện những điều này trong tôi? Tôi đang giận dữ ai? Sự giận dữ ấy đang tập trú vào đâu? Chắc hẳn là vào con người đã hãm hại tôi, và hắn là nguồn gốc cuả mọi sự rắc rối cuả tôi hiện tại. Nhưng điều ấy có thực như vậy không?

Tôi nên nhìn vào vấn đề để xem có phải người ấy gây thiệt hại cho tôi để dậy cho tôi một bài học va øđảm bảo rằng tôi phải khổ đau. Nếu đúng là thế, hắn đã cố tình làm điều ấy trong tính toán và đựơc tự do trong hành động, hay hắn làm điều ấy để trốn khỏi nỗi sợ hãi cuả chính hắn?

Có thể ý định cuả hắn không đến mức gây thiệt hại cho tôi nhiều đến thế để mong tự bảo vệ hắn. Có thể hắn không còn chọn lựa nào khác. Và nếu hắn nóng giận, hắn thực sự có còn đựơc tự do trong hành động không? Hắn cũng có thể có ý nghĩ muốn làm hại tôi, nhưng thực ra những cảm tính tiêu cực cuả hắn qúa mạnh, qúa quyền uy, đến nỗi hắn hoàn toàn bị hướng dẫn sai lệch bởi các tin tức không đúng và bằng sự hiểu lầm. Đã có biết bao lần chúng ta nóng nẩy, la hét ai đó, chỉ vì thấy chúng ta hoàn toàn trong các hoàn cảnh ngộ nhận? Nóng giận ngăn cản chúng ta lắng nghe những điều đúng đắn. Chúng ta chẳng bao giờ thực sự biết đựơc những động cơ hành động cuả người khác. Khi bạn còn nhỏ, khi bố bạn nổi nóng, ông có thể cũng chẳng mong muốn làm hại đến bạn đâu. Ông ta chỉ mong bạn hiểu biết nhiều hơn hoặc mong bảo vệ bạn. Cũng có thể mẹ bạn buộc ông phải làm điều ấy. Cũng có thể chị gái hoặc anh trai bạn thúc ông làm điều ấy không chừng. Hoặc ông đã có ý hướng từ trứơc muốn nghiêm ngặt với bạn. Cũng có thể ông bà nội đã đối xử với cha mẹ bạn như thế nên cha mẹ bạn không biết cách thức nào khác. Điều ấy không có nghiã là việc làm tổn thương bạn là đúng. Bất kể trường hợp nào, chúng ta phải tìm ra nguyên ủy đã buộc ông ta hành động như thế. Nếu những duyên (điều kiện) này không có, có thể không có sự nóng giận trong ông, hành động nghiêm khắc cuả ông có thể chẳng do điều kiện nào cả. Điều này luôn luôn đúng. Vì nếu nó tùy thuộc vào các điều kiện, như vậy chắc hẳn là ông phải luôn cảm thấy bị bắt buộc thực hiện các hành động đó. Ông chẳng có tự do trong hành động. Nếu bạn nhìn sâu hơn, cha bạn giống như một gã tù nhân cho ảo tưởng cuả chính ông. Và nếu ông không có tự do trong ý chí và chọn lựa, và ông bị bắt buộc phải làm theo một cung cách nào đấy, tôi không nghĩ rằng việc chúng ta tức giận ông là đúng đắn.

Ngô Văn Xuân chuyển dịch