SỐ 36 - THÁNG 10 NĂM 2007

 

Thơ

Đêm cuối ở Nha Trang
24
Vũ Hoàng Thư
Chiếc Taco lưu lạc

24 Phạm Hồng Ân
Viễn hoài
24
Tiểu Đỉnh
Khuýp danh

23
Ái Ưu Du
Đọc thư
21Trần Việt Bắc
Tình đã giá băng
18
Huỳnh Kim Khanh
Trang thơ cũ bản đàn xưa
18
Ngọc Trân
Paris quê hương tôi ?
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Anh vội để một vầng thơ đâu đó
18Kim Thành
Sa Pa Việt Bắc
18Đỗ Phong Châu
Nỗi nhớ
21
Trần Hoan Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút

Vượt trại
14
Phạm Hồng Ân
Sàigòn, Người cũ, Khoảng trống ...
14Nguyên Nhi
Tản mạn phố xưa
14Phan Thái Yên
Duyên khởi
14Cỏ Biển
Hoa tím
13
Xuân Phương
Thư tình tri ngộ
14
Ái Ưu Du
Ở đợ trần gian
15
Võ Thị Đồng Minh
Chợ Mouffetard
8Thi Vũ
Cuối ngày một lần ngồi lại
8Song Thao
Sự cô đơn và khát vọng đợi chờ trong thi phẩm Bến Đợi
8Lê Miên Khương


Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận (3)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (10)
4Ngô Văn Xuân
Phiếm luận văn chương
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 23
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Vô tình cốc - Kỳ 30
1Huỳnh Kim Khanh


 

Phiếm luận văn chương - Thuật làm thơ

 

Huỳnh Kim Khanh

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Tôi mở đầu bài phiếm luận bằng đoạn đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.  Khi nói về luật thơ, có thể nói Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ làm thơ theo đúng luật trắc bằng nhất. Trong hầu hết những sách viết dưới đề tài văn thơ cổ điền, đa số tác giả đều cùng quan điểm khi nói về luật thơ, nhất là thơ Đường thường viết đại khái như sau:

Luật trắc vần bằng

Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng
Bằng bằng trắc trắc trắc bằng bằng
Bắng bằng trắc trắc bằng bằng trắc
Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng

Theo luật này thì chữ thứ hai của câu nhất và câu bốn phải thuộc vần trắc ( dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. ) Thê nhưng nhìn kỹ ta sẽ thấy rằng luật trắc bằng cũng có những ngoại lệ châm chế. Ta có thể thay một chữ trắc bằng một chữ bằng và ngược lại tùy vị trí của chữa đó trong câu thơ. Theo sách Dương Quãng Hàm, nếu ta dung chữ to để chỉ luật bất biến và chữ nhỏ cho những chữ có thể đổi trao ta có thể viết tắt luật của bốn câu thơ trên như sau:

t T b B t T B ( v)           ( 1)
b B t T t B B ( v)
b B t T b B T
t T b B t T B ( v)

Trong một đoạn thơ bốn chữ hai câu một và hai phải có vần ( v), cũng như câu thứ tư. Nếu chữ cuối của câu đâu, câu kế tiếp và câu cuối thuộc vần bằng, ta gọi bài thơ thuộc vần bằng. 
Nói về luật thì chữ thứ hai của câu thứ nhất quyết định luật của bài thơ. Theo thí dụ trên thì bài thơ này thuộc luật trắc, vần bằng. Nhưng nếu ta để ý kỹ hơn về nhạc trong thơ ta sẽ thấy rằng vần bằng có hai thể điệu khác nhau. Chữ không có dấu và chữ có dấu huyền đều thuộc vần bằng. Do đó tôi muốn đi một bước xa hơn và tinh vi hơn để viết lại luật làm thơ.
Theo tôi nghĩ, mình có thể thay đổi chút ít công thức thức ( 1) như sau :

trắc Trắc bằng Không trắc Trắc Bằng               
bằng Không trắc Trắc trắc Bằng Không
bằng Không trắc Trắc không Bằng Trắc
trắc Trắc bằng Không trắc Trắc Bằng

t T b K t T B                 ( 2)
b K t T t B K
b K t T o K T
t T b K t T B

Những chữ nhỏ ( lower case) có thể được thay thế bằng chữ có âm ngược lại. Còn những chữ To ( upper case) phải được giữ nguyên âm cao thấp.
Ngoài ra còn có “Niêm” trong thơ. Trong đoạn thơ bốn chữ nêu trên, câu thứ nhất và câu thứ tư phải ăn khớp ( niêm) với nhau. Hai câu thứ hai và ba phải niêm với nhau, tức nhiên phải theo thứ tự âm điệu giống nhau. Thơ tám câu cũng cứ thế mà theo luật vần điệu và niêm.
Sau đây là một thí dụ chứng minh luật thơ vừa kể:

Ta nắm tay em bước xuống thuyền
Đêm nay mình sẽ tới Đào Nguyên
Em nên mặc áo không màu sắc
Ta muốn nhìn em đẹp tự nhiên

Hoặc:

Ta nắm tay em chiều hạ vàng
Dáng em cười những nét đoan trang
Đưa em về nắng chiều hoang phế
Ta thấy cuộc tình phơi ngổn ngang

Đó là mới nói về thơ bảy chữ, luật trắc vần bằng. Thơ mới có bố cục mỗi đoạn bốn câu, năm chữ, sáu chữ hoặc bảy, tám chữ.

Cùng một luật, nếu ta nói về thơ bảy chữ, luật bằng vần bằng, công thức sẽ như sau:

bằng Bằng trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc bằng Bằng bằng Trắc Trắc
bằng Bằng trắc Trắc trắc Bằng Bằng

Chuyển sang công thức mới, ta có thể ghi nhận như sau:

bằng Không trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc bằng Không bằng Trắc Trắc
bằng Không trắc Trắc trắc Bằng Không

Chiều hôm ta ngắm ánh chiều sa
Dưới bóng hoàng hôn khói dật dờ
Ta bước lê chân về phố chợ
Lòng ta tan nát mộng ngày qua

Nếu ta theo vần luật đâu tiên, một thí dụ khác sẽ làm sáng tỏ :

Chiều tà con nước chảy lờ đờ
Ta đứng tà tà  ngắm nẻo xa
Nẻo ấy bây giờ còn có nhớ
Lòng còn hối tiếc những ngày qua ?

Khi thay những chữ thuộc vần bằng ( trầm) bằng những chữ thuộc vần không( không dấu), nhạc của bài thơ trở nên phong phú hơn.
Sự khác biệt xảy ra trong hai chữ thứ hai và thứ bảy trong câu một và câu bốn, cũng như trong chữ thứ năm trong những câu hai và ba.

Thơ năm chữ cũng theo thế mà bố cục.

Luật trắc vần bằng :

trắc Trắc trắc Bằng Bằng
bằng Bằng trắc Trắc Bằng
bằng Bằng bằng Trắc Trắc
trắc Trắc trắc Bằng Bằng

Đề nghị sửa đổi như sau :

trắc Trắc trắc Bằng Không
bằng Không trắc Trắc Bằng
bằng Không bằng Trắc Trắc
trắc Trắc trắc Bằng Không

 

Những lúc gió chiều về
Chiều vàng phủ lối quê
Người về lòng tiếc nhớ
Ngỏ trúc gợi tình quê

Theo công thức mới, thí dụ sau sẽ thể hiện sự khác biệt tong âm điệu của bài thơ :

Ta ngắm ánh chiều rơi
Mình ta dạ rối bời
Chiều hôm buồn lữ thứ
Tan tác ngập mù khơi