SỐ 36 - THÁNG 10 NĂM 2007

 

Thơ

Đêm cuối ở Nha Trang
24
Vũ Hoàng Thư
Chiếc Taco lưu lạc

24 Phạm Hồng Ân
Viễn hoài
24
Tiểu Đỉnh
Khuýp danh

23
Ái Ưu Du
Đọc thư
21Trần Việt Bắc
Tình đã giá băng
18
Huỳnh Kim Khanh
Trang thơ cũ bản đàn xưa
18
Ngọc Trân
Paris quê hương tôi ?
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Anh vội để một vầng thơ đâu đó
18Kim Thành
Sa Pa Việt Bắc
18Đỗ Phong Châu
Nỗi nhớ
21
Trần Hoan Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút

Vượt trại
14
Phạm Hồng Ân
Sàigòn, Người cũ, Khoảng trống ...
14Nguyên Nhi
Tản mạn phố xưa
14Phan Thái Yên
Duyên khởi
14Cỏ Biển
Hoa tím
13
Xuân Phương
Thư tình tri ngộ
14
Ái Ưu Du
Ở đợ trần gian
15
Võ Thị Đồng Minh
Chợ Mouffetard
8Thi Vũ
Cuối ngày một lần ngồi lại
8Song Thao
Sự cô đơn và khát vọng đợi chờ trong thi phẩm Bến Đợi
8Lê Miên Khương


Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận (3)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (10)
4Ngô Văn Xuân
Phiếm luận văn chương
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 23
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Vô tình cốc - Kỳ 30
1Huỳnh Kim Khanh


 

Tản Mạn - Phố Xưa

 

Ngày vui qua mau.
Cảm giác ấy ngày càng rõ nét trong tôi mỗi lần “giang hồ vặt” về vùng phố Việt miền Nam Cali. Màu nắng cuối hè lóng lánh trên nóc những hàng cọ thẳng tắp. Ly cà phê Sài Gòn đậm đà với bạn lính thân tình. Màu hoa “phượng” tím trong nền trời xanh ngắt khiến lòng chợt bâng khuâng nhớ tới màu hoa lục hà trên sông, màu đỗ quyên bên bờ suối quê nhà. Và riêng lần đi này, trong cái nóng 38, 39 độ C, âm thanh giọng nói Quảng Nam đậm đà cùng những khuôn mặt “lạ” của bạn bè ba mươi bốn mươi năm cũ đã đưa tôi trở về quê nhà, giữa lòng phố xưa, trong sân trường cũ.
Trên chuyến bay đầu ngày trở lại nhà, tôi ngồi nhìn tầng mây lênh đênh xám bạc bên ngoài khung cửa phi cơ mà lòng mãi bâng khuâng giữa lằn ranh u uất đi về. Tiếng cười nói chuyện trò, tay bắt mặt mừng của bạn học cũ thời trung học trong buổi dạ tiệc họp mặt đêm qua đã sớm là nỗi nhớ.  Lớp kỷ niệm tươi non chẳng đè trải lên phiến tích đời người im tiếng mà lao xao trổi gió lay thức cả một vùng trời phố biển dọc suốt thuở hoa niên.

Đà Nẵng, nơi cuối cùng mẹ cha đã quyết định dừng chân sau tháng ngày dài bồng bế hồi cư. Thành phố của một lần khóc òa níu áo mẹ buổi sáng đầu tiên đi học. Lòng run sợ đứng trước cửa lớp, quay quắt nhìn mẹ đứng dưới bóng cây mù u từ bên kia sân trường Thạc Gián cũng rộng mênh mông như bầu trời mùa thu bàng bạc trên cao.
Thành phố của thời mới lớn mơ hồ áo ai bay như bướm trắng rộn rã sân trường Phan Châu Trinh, cuống quít chuyến phà qua phố.

Thành phố có sông Hàn chảy qua. Sông lạnh mà nước xanh và biển thì quá gần. Biển bao quanh. Đứng bên ni Hà Thân, ngó qua bên tê Hà Thân, nước xanh như tàu lá... Đứng đó mà ngửi được mùi biển mặn trong gió.  Mùi muối nồng nàn từ Tiên Sa, Mỹ Thọ, Mỹ Khê, Phú Lộc, Thanh Bình theo gió bay về.  Dòng sông đưa người từ biển về không dài lắm, vừa kịp để lòng vun vội vã bước chân trên dốc Cầu Vồng, chát chát chua chua trái ổi sân chùa Bà Quảng. 

Thành phố của những ngày mưa nguồn, bão biển. Gió khơi xa về vần vũ thét gào, xé tả tơi những đám mây thấp trôi nhanh trên nóc hàng phượng dọc bờ sông. Vùng nước bình yên cuối dòng chợt dâng trào sóng cuộn như đại dương cuồng nộ ngoài kia. Nước nguồn.  Giọt núi rừng truyền kiếp cưu mang chợt một ngày nhớ biển kéo nhau về đồng bằng, hiếp đáp dòng sông bình yên êm ấm đôi bờ.

Khu xóm đạo Thanh Bồ với những con đường cát xám ngấm sũng giọt trời. Bầy con trai tinh nghịch vin vai đạp xe hàng đôi, rủ rê nhau chọn lối đi xa theo con-đường-có-bông-có-hoa qua Trẹm, oằn lưng đạp xe qua con dốc bên hông Bưu Điện trễ nải đến trường.

Thành phố của thời kỳ biến động, chiến tranh.  Những thằng bạn cùng tắm một dòng sông. Lớn lên. Có đứa bỏ đi, sôi nổi lòng trai oằn vai mối thù vay mượn, mép rừng xó núi vào cuộc máu me giải phóng phân tranh. Bên ni, bên tê, những đứa trẻ lớn lên, nhận chịu làm thân gạch lót đường cho lịch sử bi thương.

Nhớ mãi buổi chiều cuối cùng trước khi vào lính, ly cà phê Thanh-Long đắng lòng góc phố. Gió tháng Chạp cuồng quay bên ngoài vách núi Sơn Trà u hoài ánh hải đăng chớp tắt. Trong nhạt nhòa mưa, thành phố chợt xa vời con dốc dài tóc xõa lối về.

Gã lính sông hồ những đêm chập chùng cuối biển hay từ một dòng sông rất xa vẫn mãi nhớ về ánh đèn bờ vịnh phố xưa. Nhớ về những sợi tóc mai ấp ủ thơ ngây cho mắt em đăm đắm tự tình là ngọn hải đăng sáng hoài trong hồn anh bão lộng. 

Cơn bão tình yêu thổi suốt qua cuộc đời chung, qua cuộc bể dâu oan nghiệt chia lìa đôi lứa. Đôi mắt tình yêu đẹp tuyệt trần buổi sáng cuối một mùa xuân định mệnh, rưng buồn lời hẹn chờ chung thủy. Đôi mắt đã giữ ấm lòng, mớm sức cho từng ngày tù tội. Là ánh đèn chong rực sáng chân trời tự do phía ngoài, bỏ lại sau lưng vùng cửa biển u hoài, vần vũ triền miên cơn hồng thủy tai ương đã hủy diệt đảo lộn tất cả giá trị và cuộc sống bình yên của con người...

Trong tiếng động cơ rập rềnh ngái ngủ, tôi loay hoay với những ý nghĩ buồn vui.
Nghĩ tới hai người lính già HO đánh cờ tướng trong khu thương xá Phước Lộc Thọ. Họ ngồi trầm ngâm giữa khu phố chợ bán mua nhộn nhịp, bên mấy ly trà đá đã cạn từ lâu. Nghĩ tới những đứa bé tung tăng theo cha mẹ mua sắm cho niên học sắp đến. Nghĩ tới  tấm hình vị linh mục đang bị lao tù trong nước vì đấu tranh cho dân mình có được quyền lên tiếng nói nhân bản tự do. Nghĩ tới cái dũng của vị Đại Lão Hòa Thượng đang đứng cùng dân oan khiếu kiện, kêu gọi nhân quyền, xem “ngục thất dầu sôi thành cam lộ, lao tù lửa bỏng hóa hồng liên”. Nghĩ tới lòng can đảm và nỗi cô đơn của số ít người như các vị chân tu, những người đang hi sinh tuổi thanh xuân trong lao tù, mà cảm nghe lòng mình hổ thẹn.

Giữa lòng dân tộc đọa đày, con người vẫn chưa hoàn hồn về  năm tháng kiệt quệ đói khổ nên đầu tắt mặt tối mưu sinh giữ lấy nồi cơm trắng và cho cuộc sống riêng mình ngày càng khá hơn.  Từng viên gạch lót đường về phương nhân bản tình người đang được từng bước bước lên mà có ai hay?  Tôi không muốn nghĩ vậy. Tôi muốn nghĩ tới một ngày những người-Việt-cao-quý đó sẽ không còn cô đơn. Và như thế, sự hy sinh cao cả sẽ được tìm thấy và biết ơn...

Phan Thái Yên