SỐ 18 - THÁNG 4 NĂM 2003

 

Thư tòa soạn

Thơ

Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi
Nguyên Nhi
Gió tháng ba
Vũ Hoàng Thư
Thử hỏi
Nguyễn Toàn Vẹn
Tơ hoàng hôn
Sông Kiên
Đêm địa đàng
Huỳnh Kim Khanh
Những đóa hoa cờ
Tóc Tím
Những mẩu rời
Trần Quang Phước
Đã tàn rồi dấu binh lửa
Ngọc Trân
Tình đầu
Mắc Cạn
Thơ gởi Tuyết
Ngô Minh Hằng
Bốn mùa
Song Châu Diễm Ngọc Nhân
Thế hệ 75
Hoàng Mai Phi
Giấc mơ hoa
Tân Văn

Truyện ngắn, tùy bút

Người tù chăn bò ở Gia Trung
Phan Thái Yên
Xuân đã gần hay ở xa
Vũ Hoàng Thư
Người lính
Phạm Hồng Ân
Hai hòn
Nguyên Nhi
Đi trong mây
T.H.
Tân Tây du ký
Phong Nhĩ Dị Nhân
Những người còn ở lại
Cỏ Biển
Cô đơn
Hoàng Quốc Việt
Chùm hoa dại
Hoàng Mai Phi
Lá thư không gởi - Kỳ 5
Trương Thanh Diễm Thùy - Bảo Lộc
Cửa sổ tâm hồn
Trần Phương
Một thoáng ngoài kia
Ảnh: Ngô Văn Sơn
Thơ: Vũ Hoàng Thư
Mắm suốt Hà Liên
Trương Thanh Diễm Thùy - Bảo Lộc
My childhood moment
Long Nguyen

Biên Khảo

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 5
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 12
Huỳnh Kim Khanh


 

Thư tòa soạn

Bạn mến,

Những cơn gió bất ngờ đầu mùa đem không khí trong lành về thành phố. Mây trắng trôi ở trên cao làm bầu trời thấy rộng hẳn ra. Người muốn với, nắm chặt lấy vầng mây, bay theo những niềm trời gọi mời xa thẳm. Về một nơi tên gọi là Quê. Quê nghe có thể quê mùa, mộc mạc, so với thành thị phồn hoa, nhưng quê cũng ủ giấu và nuôi nấng những mùi hương. Hương gì nhỉ? Hương lài, hương bưởi, hương cam và mát ngợi tình quê dưới giàn thiên lý bên nhà. Từ đó quê gắn liền với hương thành tên gọi Quê Hương. Hãy quên những định nghĩa rất hàn lâm có trong từ điển về hai chữ quê hương. Từ một mùi hương làm gây nhớ niềm quê là ta đã tìm thấy quê hương ngay trong chính giữa lòng cao ốc, xe cộ xô bồ ở xứ người. Giản dị và đơn sơ như chính quê hương của chúng ta.

Tháng tư có những thăng trầm. Thăng tiến mang người đi lên, trầm đưa ta về những nơi thấp lũng, dưới những căn bản tối thiểu của qui ước thường tình, rồi chìm sâu mất hút. Cứ bị dồn nén mãi dưới tận cùng đáy vực gọi là trầm luân. Từ cuộc thăng trầm tháng tư năm 1975 thành cơn trầm luân kéo dài đến lần thứ hai mươi tám. Người Việt lưu vong ngồi đếm đầu ngón tay thấy mình xa nước đã gần ba mươi năm, người trong nước đợi chờ cho một ngày mai xán lạn cũng đã gần hai thế hệ mà quê hương vẫn còn nghèo khó lầm than, xã hội thêm nhiều sa đọa, những giá trị căn bản nhất của con người trở thành rẻ rúng trước mối lợi cá nhân của kẻ cầm quyền. Kẻ trị nước mà không đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhân dân thì không đáng giữ quyền. Cả một dân tộc đau khổ, mọi người đều thua, không một ai thắng, như họ vẫn rêu rao "đại thắng mùa xuân" hồi năm 1975.

Mùa xuân có nụ mới và nhiều ước nguyện đâm chồi, Văn Nghệ Biển Khơi kính chúc bạn đọc mọi sự như ý và thăng tiến trong những ngày tháng sắp tới. Xin hẹn tái ngộ bạn đọc vào số tới, Biển Khơi số mùa hè, tháng 7, 2003.

Thân chào,
Văn Nghệ Biển Khơi