7

XUÂN MẬU TÝ SỐ 37 - THÁNG 2 NĂM 2008

 

Thơ

Chuyện thuyền xuân
24 Phạm Hồng Ân
Xuân
24Bùi Thạch Trường Sơn
Thơ xuân

24
Hải Dương
Thơ chuột

23
Tú Trinh
Đêm dài quê hương
21Vinh Hồ
Chiều trên phố
18
Tiểu Đỉnh
Tình nhớ tha hương
18
Ái Ưu Du

18
Trần Việt Bắc
Có phải em về trong đêm xuân
18Huỳnh Kim Khanh
Giấc mơ xuân
18Đỗ Phong Châu
Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa
21
Nguyễn Ngọc Mục
Mùa xuân về
21Tôn Thất Phú Sĩ
Một cõi chập chùng
21Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Những lóng xuân
14
Vũ Hoàng Thư
Nàng thơ
14Phạm Hồng Ân
Một ngày nữa nơi chỉ xài bạc cắt
14Tầm Xuân
Dưới trăng tháng chạp
14Phan Thái Yên
Đôi mắt bồ câu
13
Cỏ Biển
Truyện thơ chuột
14
Tú Trinh
Con thuyền hoa xuân
15
Ưu Du
Nhà em
8Võ Thị Đồng Minh
Người đàn bà ôm bó hoa trong ngày Tết
8Song Thao
Tản mản về năm Mậu Tý
8Trương Thanh - Diễm Thùy
Một đêm trăn trở cùng Hà Nội
8Đỗ Trường

Văn học, biên khảo

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
4
Vinh Hồ
Giao Chỉ và Tượng Quận - Phụ Lục
4Trần Việt Bắc
Bánh nếp
4Xuân Phương
Phiếm luận văn chương (04)
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 24
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Thằng Nèm
1
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 31

1Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 24

 

Hoàng Thiếu Khanh

Bài tới, Ký Hữu ( Gửi bạn) đánh dấu lối nhìn của Nguyễn Du về nhân tình thế thái, một lối nhìn phảng phất triết lý Phật và Lão, Trang

            Ký Hữu

Mạc mạc trần ai mãn thái không
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ trung
Nhất thiên minh nguyệt giao tình tại
Bách lý Hồng Sơn chính khí đồng
Nhãn để phù vân khan thế sự
Yêu gian trường kiếm quải thu phong
Vô ngôn độc đối đình tiền trúc
Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long

            Gửi Bạn

Cát bụi mịt mù phủ khoảng không
Nằm trên gối chiếc khóa nhà không
Một trời trăng sáng tình giao hợp
Trăm dặm Hồng Sơn chính khí trùng
Trong mắt cuộc đời như mây nổi
Ngang lưng kiếm báo gánh thu phong
Không lời ta đứng nhìn chòm trúc
Sương tuyết tiêu đi lại hóa rồng

Bái Điếu La Thành Ca Giả phảng phất tác phẩm sau này của Nguyễn Du: Long Thành Cầm Giả Ca bày tỏ cảm tình và sự thương tiếc cho kiếp cầm ca. Người xưa thường liệt nghề này vào hạng xướng ca vô lại, nhưng theo Nguyễn Du, họ là những người đáng thương.

            Điếu La Thành Ca Giả

Nhất chi nùng diễm há bồng doanh
Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Trủng trung ưng sự hối phù sinh
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
Tưởng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh
( Một cành hoa đẹp não nùng xuống từ cảnh tiên
Vẻ đẹp xuân xanh dộng cả sáu thành
Trong thiên hạ có ai thương cho đời bạc bẽo?
Dưới mồ sâu chắc sũng tiếc nhớ thủa còn sống
Đốt cỏ thuốc không tẩy được chướng khí thời sống trước
Chết rồi còn lại tiếng xấu trăng hoa
Cứ nghĩ trong nhân gian không ai hiểu mình
Xuống nơi chín suối làm bạn với Liễu Kỳ Khanh)

Non Bồng sa xuống một cành xinh
Sắc đẹp mùa xuân nức sáu thành
Cõi thế ai thương người bạc mệnh
Đước mồ riêng hối kiếp phù sinh
Phấn son lúc sống chưa rồi nợ
Trang gió đời sau luống để danh
Ý hẳn nhân gian không kẻ biết
Suối vàng đánh bạn vói Kỳ Khanh
(Đoàn Duy Từ)

Một cành kiều diễm xuống non Bồng
Nhan sắc thần kinh đẹp não nùng
Thiên hạ ai thương đời bạc mệnh?
Dưới mồ nằm tiếc thủa phiêu bồng
Khói hong cỏ chẳng tiêu chướng khí
Chết xuống còn ghi tiếng gió trăng
Cứ tưởng nhân gian không kẻ biết
Suối vàng làm bạn Liễu Kỳ Khanh
( HTK)

 
La thành chỉ thành Nghệ An. Thành này còn có tên Nghệ An thành, Lam Thành, Triều Khẩu Thành, Nghĩa Liệt Thành.Tụ truyền Trương Phụ đắp đê ở bến Phù Thạch, chỗ La Giang và Lam Giang gặp nhau. Đời Lê, trấn ti đã dời bỏ Phù Thạch và lập ở xã Yên Trường tức Vinh thời bây giờ, bên sông Dũng Quyết.
Liễu Kỳ Khanh( 937-1053) tức Liễu Vĩnh, một danh gia đời Tống, dỗ Trạng Nguyên rất trễ, làm chức quan nhỏ Lúc thiếu thờ hay ui tới xóm chị em. Tụ truyền khi ông chết, các kỹ nữ góp tiền chon cất, tổ chức rình rang. Ông nổi tiếng làm thơ về thể từ.

Nguyễn Du từ thời trẻ, khoảng 30 đã nhắc tới bạc đầu (đầu bạc trắng). Có thể tâm tình của nhà thơ xứ Tiên Điền đã già trước tuổi. Bài Tạp thi ghi nhận trong Thanh Hiên Thi Tập, đánh dấu thời Nguyễn Du về vui thú thiên nhiên dưới chân núi Hồng cách quê ông chừng 10 cây số.

            Tạp Thi
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên
Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ
Bạch vân ngọa bệnh Quế Giang biên
Thôn cư bất yếm tần cô tửu
Thượng hữu nan trung tam thập tiền

( Người tráng sĩ đầu bạc nhìn trời buồn bã
Khí hung và sự kiếm sống hằng ngày hai nẻo hoang mang
Lan mùa xuân và cúc mùa thu đều thành hư ảo
Cái nóng mùa hè, cái lạnh mùa đông dã làm mất tuồi trẻ
Dẫn chó vàng rong chơi dưới núi Hồng
Nằm bệnh bên sông Quế dưới trời đây mây trắng
Ở nơi quê mùa thích thường mua rượu
Trong túi hãy còn độ ba mươi quan tiền)

Tráng sĩ nhìn trời chợt thở than
Khí hùng sinh kế nghĩ miên man
Xuân thu lan cúc thành hư ảo
Lạnh ấm đông hè chết thiếu niên
Dẫn chó vui chơi hoài dưới núi
Bên sông nằm bệnh gió mây quần
Ở quê chỉ muốn thường mua rượu
Trong túi nhiều khi cũng có tiền
( HTK)

 Nói về nằm bệnh bên sông Quế, Nguyễn Du còn có bài Ngọa Bệnh ghi lại cái thời thất
chí, chỉ muốn ngao du sơn thủy nhưng nỗi buồn thế thái làm ôn g sinh bệnh,
nằm nghĩ miên man bên dòng sông Quế.

            Ngọa bệnh

Đa bệnh đa sầu khí bất hư
Thập tuần khốn ngọa Quế Giang cư
Lệ thần nhập thất thôn nhân phách
Cơ thử duyên sàng khuyết ngã thư
Vị hữu văn chương sinh nghiệp chướng
Bất dung trần cấu tạp thanh hư
Tam lang song hạ ngâm thanh tuyệt
Điểm điểm tinh thần du thái sơ

( Nhiều bệnh nhiếu sầu, long không thư thái
Gần ba tháng trời, nằm ở bên bờ sông Quế
Thần chết vào nhà định lấy hồn người bệnh
Chuột đói chạy quanh giường gậm nhắm sách ta
Vì nặng nợ văn chương mà đầy nghiệp chướng
Không để bụi bậm làm vẫn đục lòng trong
Dưới màn cửa sổ tiếng ngâm thơ đã dứt
Ta cảm thấy tinh thần phiêu du cõi hư không)

Hay buồn nhiều bệnh khó thảnh thơi
Đã bấy nhiêu tuần bệnh tả tơi
Thần chết tìm ta bên gối chiếc
Chuột già gậm sách để mà chơi
Văn chương nên cứ sinh nghiệp chướng
Không để phong trần vẫn khí trời
Dưới cửa tiếng ngâm giờ đã dứt
Tinh thần lãng đãng cõi hoang sơ 
( HTK)

 ( Còn tiếp)