SỐ 30 - THÁNG 4 NĂM 2006

 

Thư Tòa Soạn

Thơ

Vứt bỏ
24 Hà Phú Đức
Hương Ngọc Lan
24
Phạm Hồng Ân
Tháng tư tôi gửi

23
Hoàng Du Thụy
Em là bóng nguyệt
21
Huỳnh Kim Khanh
Mẹ ơi biển gọi
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Buồn trốn trong thơ
18
Kim Thành
Nhớ bạn say
17Maihoado

Truyện ngắn, Tâm bút

Hồn tàu
13
Hoàng Du Thụy

Một chân trời mới
13
Nguyễn Hồng Quang
Kim Thành-Người sương phụ làm thơ
14
Phan Thái Yên

Em có nghe gió nói gì không
14
Võ thị Đồng Minh
Ngọn Thái Sơn
7Cỏ Biển

Gió sa mạc

15
Nguyên Nhi
Như giọt sương khuya
15Hoàng Mai Phi
Phiếm luận văn chương (2)
8Huỳnh Kim Khanh
Còn đó bóng hình
8Song Thao
Nhớ
8Vũ Hoàng Thư

Văn học, biên khảo

Nhà Trần khởi nghiệp (4)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành
4Ngô Văn Xuân
Bông Dã Quỳ
4Xuân Phương
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 17

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
2 Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 24
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Vô Tình Cốc - Kỳ 24

 

Huỳnh Kim Khanh

Vương Thiếu Sơn nhìn quanh quất xem có ai thách đấu nữa chăng. Tiếng bàn tán xí xào to nhỏ vọng lên từ các bàn thực khách. im lặng giây lâu. Chợt ta cảm thấy bàn tay của lý Tuyết Phi vỗ nhẹ vào tay ta trên bàn tiệc. Rồi nàng thoăn thoắt  tiến về phía khán đài rồi nhanh như cắc, nhảy vào vòng đấu. Lúc bấy giờ chàng thiếu niên áo trắng họ Vương đã thu kiếm vào vỏ. Lý muội không nói không rằng tung chưởng tấn công chàng thanh niên áo trắng. nàng dùng thế liên hoàn Bạch Hổ Trào của Bắc phái Thiếu Lâm, một trong những bài quyền nàng học thuần thục từ tuồi nhỏ. Bàn tay nhỏ nhắn có vẻ tiểu thư đài các thật ra là một kềm kẹp cứng hơ sắt thép. Nàng nhằm vào yết hầu đối phương phóng tới luồng chưởng lực. Vương Thiếu Sơn nở một nụ cười bí hiểm, bước sang một bên lánh né đường quyền lợi hại. Lý Tuyết Phi chỉ chờ có thế. Nàng chuyển thế cầm nã sang thế Song Long Đoạt Ngọc, nhắm thẳng vào mắt đối phương. Vương Thiếu Sơn vung chưởng phải theo thế Đạt Ma Bái Phật chống đỡ thế công củ đối phương đồng thời xoay ngửa bàn tay chuyển ra thế Hắc Xà Nhập Động để chụp bàn tay của Lý cô nương kéo về phía mình. 
Luồng dẫn lực mãnh liệt làm Lý tiểu thư xiểng niểng té nhào vào lòng chàng trai trẻ họ Vương. Lý Tuyết Phi nhẹ xoay mình rồi lòn dưới nách địch thủ phóng người về phía sau đối thủ đồng thời tung ra một thế liên hoàn cước đá mạnh vào lưng dưới của đối phương.Vương Thiếu Sơn không ngờ nàng con gái trẻ đẹp này có thể nhiều bản lãnh như thế cảm thấy đau nhói sau lưng. Chàng nhảy sang trái hai bước và quay lại nhìn người  con gái trẻ, thốt lên

-Hảo nữ tử!

Lý Tuyết Phi đã phục hồi khí thế, nhảy sang một bên và lẳng lặng rút kiếm ra khỏi vỏ.
Vương Thiếu Sơn thấy cục diện đổi thay, cũng trầm tĩnh rút kiếm từ sau lưng.  Trong nháy mắt, hai người trao đổi nhau gần ba mươi hiệp. Vương Thiếu Sơn vừa đánh vừa khen thầm người thiếu nữ trẻ tuổi tài cao.  Chàng chỉ dùng khoảng bảy phần công lực để thi thố. Đến hiệp thứ năm mươi ba, đột nhiên Lý Tuyết Phi hét lên một tiếng lớn rồi tung người lên cao rồi lộn ngược xuống nhắm thẳng mũi kiếm vào yết hầu đối phương đâm xuống nhanh như điện chớp. Vương Thiếu Sơn không ngờ đối thủ dùng độc chiêu bèn bước nữ bước sang bên trái đồng thời xoay kiếm chem. Vào cườm tay người thiếu nữ. Lý Tuyết Phi kêu lên một tiếng, thanh kiếm củ nàng bị văng ra ra rớt xuống bên dưới khán đài. Lạ một điều là nàng không hề bị thương gì cả. Lý Tuyết Phi đỏ mặt vì giận và xấu hổ. Nàng đang chưa biết phải làm gì thì chàng trẻ tuổi họ Vương đã thu kiếm về và cúi mình chào người nữ hiệp và không ngớt thốt lên

-Bái phục, bái phục !

Một trong những nàng chiêu đãi viên áo xanh tiến đến gần khán đài, lượm thanh kiếm của Lý cô nương đặt lên trên khán đài. Lý Tuyết Phi cũng cúi người bái phục đối phương rồi chậm rãi tiến đến nhặt thanh kiếm, tra vào vỏ.
Mọi người trong thực khách vỗ tay khen ngợi trận đâu ngoạn mục và bắt đâu bàn tán xôn xao.

Sau đó hai người rối khán đài trở vế bàn hàn huyên tâm sự.

Tình bằng hữu bắt nguồn từ đó. Rồi tình bạn hóa ra tình yêu lúc nào không hay.

Từ đó về sau cặp tình nhân không rối nữ bước, tiếp tục phiêu du trên chốn giang hồ. Kiếm thuật là đề tài hai người hay bàn luận với nhau.

Một ngày cuối thu mưa lác đác, bọn ta ba người đếm một thị xã nhỏ cách Giang Tây năm mươi dậm về phía Tây Nam. Chiều đã xuống trên nương đồi heo hút của vùng quê mộc mạc. Bọn ta đi tìm một quán trọ để trú qua đêm nhưng lạ thay ở chốn này không hề có một quán trọ nào như ở những thị xã lớn gần đô thị.

Chúng ta đang đi lang thang trong cơn mưa dài không dứt chợt nghe có tiếng ai đang khóc tỉ tê ở cuối xóm nhà ọp ẹp bằng tranh nứa. Tò mò, bọn này quyết định ghé xem cho biết sự tình.

Dưới ánh đèn tú mù, bọn ta nhìn thấy một người đàn bà xõa tóc đang vật vã khóc than bên cạch chiếc giường tre thắp. Bên trên giường là một thây ma gầy gò không biết đã chết lạnh từ bao giờ.  Bọn ta chưa biết phải đối phó ra sao trước tình cảnh bi thảm đó thì người đàn bà chợt nhận ra có kẻ lạ vào nhà, liền ngẩn lên nhìn có vẻ dò xét. Ta bèn cho bà biết là bọn ta đang tìm chỗ trú qua đêm nhưng không thấy có một quán trọ nào trong vùng nên mạo muội vào đây. Người đàn bà cố phục hồi dung nhan và y phục, đứng lên tiếp khách. Nàng ra hiệu cho chúng ta ngồ xuống chiếc bàn vuông duy nhất ở gần cửa sổ rồi tiến vào trong dun nước pha trà. Ánh đèn dầu tù mù tỏa xuống ánh sáng mờ nhạt lung linh làm tăng vẻ buồn thê thiết của buổi chiều mưa trong căn nhà vắng vẻ.

Sau tuần trà tiếp tân, người đàn bà mới kể lể những sụ tình. Thì ra đây là cặp tình nhân giang hồ với mộng ngao du sơn thủy dễ trau dồi kiếp thuật. Hai người đang rèn đúc một đôi kiếm theo thuật bí truyền để cùng nhau chia xẻ kiến thức kiếm thuật sau này. Một lưỡi kiếm đã làm xong, nhưng trong khi đang rèn đúc than h kiếm thứ hai với nhiều khó khăn, người đàn ông chợt lâm bạo bệnh rồi qui thiên để lại một công trình lỡ dở. cái khó khăn của sự rèn đúc thanh kiếm thứ hai là nó phải tải qua nhiều thử nghiệm khó khăn về độ cứng và độ uyển chuyển so với thanh kiếm thứ nhất. Và sau ba năm ròng rã, thanh kiếm thứ hai chư hề đặt đúng mục tiêu. Ước vọng củ người đàn bà náy là rèn đúc được thanh kiếm thứ hai để mãn nguyện người tình quá cố, rồi nàng sẽ ngao du sơn thủy, tuyệt tích giang hồ. Lý Tuyết Phi và Vương Thiếu Sơn nghe xong câu chuyện, lấy làm cảm kích, hứa sẽ tiếp tục công trình đúc kiếm cho nữ chủ nhân.

Ngày tháng trôi qua. Bọn ta ở lại đó để cố gắng làm tròn lời hứa. Dùng những kỹ thuật đã được ghi lại từ chủ nhân, bọn ta cố gắng và tiếp tục cố gắng, nhưng kết quả vẫn không đổi. Thanh kiếm thứ hai luôn luôn bị gãy hoặc cong vẹo khi thử nghiệm.

Hai năm sau khi bọn ta ghé thăm căn nhà trọ hẻo lánh đó, công tác vẫn chưa thành. Rồi một sớm Lâm Thiếu Sơn cũng lâm bạo bệnh và qua đời nhanh chóng. Lý Tuyết Phi khóc thương người yêu như người thiếu phụ chủ nhà đã từng thương khóc người tình mất năm trước đó. Ta khuyên nghĩa muội nên trở về quê quán để quên đi nỗi đau buồn và cũng để nối nghiệp cha gia đang mỏi mòn trông đợi. Lý tiểu Phi từ chối lời đề nghị củ ta và quyết định kết thúc công trình đang lỡ dở. Lý Tiểu Phi vẫn kiên trì tìm tòi những lỗi lầm quá khứ có thể là lý do của sự thất bại. Vài tháng nữ trôi qua với kết quả không khả quan hơn.

Và một tối mùa đông lạnh lẽo, chớt có tiếng đập cử thôi thúc. Thiếu phụ chủ nhân ra mở cửa. Một người đàn ông trung niên mặc áo dạ hành với hai tên hộ vệ đứng sừng sững trước cửa. Họ muốn tìm chỗ trọ qua đêm. Thiếu phụ mời mọi người vào trong. Rồi nàng và Lý muội làm thức ăn đón tiếp mấy người khách lạ. Ăn xong, những người khách này tình nguyện ngủ phòng ngoài gần ngạch cửa, khỏi phải phiền hà nữ chủ nhân. Ngày hôm sau, trước khi rời chỗ trọ để tiếp tục cuộc hành trình, người đàn ông trung niên hỏi chủ nhà có gì để ông có thể đền đáp ơn nghĩa hi hữu đêm hôm trước. Nữ chủ nhân mới đem ra câu chuyện rèn kiếm để hy vọng chàng trung niên có ý kiến gì khá hơn không để vượt qua những khó khăn đã từng làm cuộc đời nàng kém hạnh phúc từ lúc người yêu đột ngột ra đi. Người đàn ông trung niên muốn xem lại những tài liệu để dức kiêm do nữ chủ nhân còn lưu trữ và hứa sẽ giúp đỡ. Càng dọc càng thấy hứng thú, người đàn ông trung niên gật gù khen ngợi những bí quyết do người nào đó để lại về thuật luyện kiếm. Đến xế chiều ngày hôm đó, người đàn ông trung niên mới tìm ra chân lý. Sự thành công của người đúc kiếm khi rèn thanh kiếm thứ nhất chẳng qua là một lỗi lầm tình cờ. Tổng hợp thủy tinh và chì có lẽ năm phần trăm cao hơn theo tài liệu, do đó thanh kiếm đầu tiên cứng hơn và khó có thể bị gẫy. Do đó để rèn thanh kiếm thứ hai, những thành phần  này phải được tăng lên như vậy. Rồi người đàn ông trung niên từ tạ ra đi, để lại một tờ hoa tiên nhỏ với dấu mộc kỳ lạ mà chỉ sau này bọn ta mới nhận ra: Đoàn Tiên Sinh tức Đoàn Chính Thuần, một vua chúa vùng phía Nam trung Hoa sau này.

Lý Tuyết Phi nghe theo lời đề nghị của chàng trung niên họ Đoàn, hoàn thành sứ mạng cho nữ chủ. Thiếu phụ chủ nhà nài nỉ bọn ta ở lại ba hôm trước khi lên đường. Nàng theo lời ước nguyện của người tình quá cố, đặt tên đôi kiếm là Uyên Ương kiếm. Hai thanh kiếm được đặt vào hai chiếc hòm gỗ chạm trổ tinh vi. Ta và nghĩa muội nhận lời ở lại thêm ba hôm.  Đêm cuối cùng trước khi chia tay, tự nhiên ta thấy lòng bứt rứt khó ngủ. Lúc đó chắc phải canh tư, khi ta trở dậy, lẻn ra khỏi căn nhà là đi tản bộ chờ sang. Ánh trăng thương tuần le lói sau cùm mây. Đêm hãy còn tù mù, sâu kín ở vùng quê hẻo lánh. Ta đi bộ ra xa về phía đồng rừng sau khu xóm nhỏ. Cơn gió đêm phần phật thổi. Dưới ánh trăng mờ tự nhiên ta thấy một bong trắng thướt tha sau lùm cây bạch dương. Ta tò mò tiến lại gần. Cảnh tượng hãi hung sau đó làm lòng ta se thắt. Bóng trắng mà ta thấy là xác của người đàn bà mặc y phục toàn trắng với một thanh kiếm đăm sâu vào ngực đang treo cổ dưới cành bạch dương. Dòng máu đỏ đậm hãy còn mới chảy dài xuống ngực áo nàng. Người đàn bà đó không ai khác hơn là người thiếu phụ nữ chủ nhân căn nhà trọ. Ta nghe đau nhói trong tim trước cảnh tượng kinh hoàng. Ta vội rảo bước về nhà trọ đánh thức Lý nghĩa muội. Thanh kiếm người thiếu phụ dùng kết liễu đời nàng không gì khác hơn là thanh kiếm cuối cùng của Uyên Ương kiếm!

Rạng ngày hôm sau, bọn ta làm lễ chôn cất người chủ nhân. Mô nàng được thiết trí cạnh mộ người yêu quá cố của nàng. Lý tiểu muội định chon hai thanh Uyên Ương kiếm với người chết nhưng ta đề nghị giữ làm kỷ niệm. Lý muội nghe theo.  

Ba năm sau, duyên kỳ ngộ khiến Lý Tuyết Phi gặp lại Đoàn Tiên Sinh, người đàn ông trung niên bí mật nàng đã gặp trong một buổi tình cờ.  Đoàn Chính Thuần đưa Lý Tuyết Phi về cung làm tiểu thiếp, dưới danh Lý Tiểu Phi.

(Còn tiếp)