SỐ 32 - THÁNG 11 NĂM 2006

 

Thư Tòa Soạn

Thơ

Chiều Hàng Châu
24 Vũ Hoàng Thư
Nửa
24
Trần Việt Bắc
Em là bóng đêm

23
Huỳnh Kim Khanh
Tôi biết anh mất Mẹ
21
Hoàng Du Thụy
Cao Tiệm Ly khóc Kinh Kha
21Trần Hoan Trinh
Chuyện tình mưa ngâu

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Nghe đời buồn hiu
18
Kim Thành
Về thăm chốn cũ
17Ngọc Trân
Gió thu lạc đường
17Maihoado
Vườn xưa
17Phan Thế Phiệt

Truyện ngắn, Tâm bút

Mưa trên phố suối Snoqualmie
14
Phan Thái Yên

Đoạn đường tù binh
14
Phạm Hồng Ân
Quan tòa
13
Nguyên Nhi

Màu hoa biển
14
Cỏ Biển

Thân phận người đàn bà
15
Võ Thị Đồng Minh

Vương tơ
8Song Thao

Trung Quốc mùa thu, Mây nước tiêu tương
8Vũ Hoàng Thư

Văn học, biên khảo

Nhà Trần khởi nghiệp (6)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (6)
4Ngô Văn Xuân
Hoa tàn
4Xuân Phương
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 19

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Vô tình cốc - Kỳ 26
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành (Kỳ 6)

 

Rimpoche Nawang Gehlek

(tiếp theo)

Nhận diện nguồn gốc cuả sự khổ đau

Nếu có một kẻ điên dại đánh bạn và la hét bạn, chả có lý do gì để bạn giận dữ người ấy. Một người điên là sựï điên loạn và ai cố gắng tranh thắng với kẻ điên thì chắc chắn hắn cũng là một người điên. Bạn không thể nóng giận một người điên, bởi vì người ấy chìm đắm trong ảo giác và không hành động theo chọn lựa.

Nếu ngón tay tôi bị phỏng lửa, tôi không thể nóng giận với lửa, điều ấy ngớ ngẩn, bởi vì bản chất của lửa là nóng và cháy. Như vậy, điều tôi cần làm là tránh đưa tay vào lửa chứ không phải là nóng giận với lửa.

Nếu một cung cách cư xử nào đó vừa xuất hiện, không đáng cho chúng ta nóng giận. Nó chỉ là một triệu chứng. Nếu có ai đốt một đống lửa lớn để bốc khói um lên, bạn đừng nóng giận với khói đang bay vào phòng mình. Chẳng đáng gì phải bực bội với triệu chứng. Mở toang các cửa sổ để khói bay ra là hành động dễ làm hơn so với lòng bực bội với khói.

Đầu tiên là hãy xác định nguồn gốc thực của sự kiện đã tạo nên sự khổ đau và ngăn trở niềm vui của bạn. Nếu bạn quánxét kỹ càng, bạn sẽ tìm ra thủ phạm thực, kẻ đã ăn cắp sự tự do và niềm vui và tạo ra những khổ đau cho bạn. Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta tìm thấy kẻ nội thù thực sự ấy? Chúng ta có nên giận dữ với kẻ thù đó không? Bạn có thể giận dữ với chính bạn và tự huỷ diệt mình, nhưng tại sao không làm một hành động gì đó với sự ảo tưởng?

Thắng vượt những khó khăn

Người Tây tạng coi lạc đà là dấu hiệu cuả giai đoạn khủng khiếp trong tuổi thoái hóa, cho nên họ trục xuất giống này ra khỏi Tây tạng. Người Mông cổ thì lại thích giống này vì họ có thể dùng nó trong sa mạc. Tương tự như thế, đôi khi trong đời mình chúng ta gặp phải những điều như có vẻ khó khăn trở ngại. Thay vì bối rối hoặc bác bỏ chúng, chúng ta nên chấp nhận và cố gắng sử dụng chúng để trung hoà yếu tố tiêu cực, để thực sự đổi thay những phản ứng tiêu cực ra thành tích cực.

Bồ tát Milarepa cuả Tây tạng là một trường hợp. Bị mẹ xúi dục, ông đã giết hại bà dì và ông chú tham lam và toàn thể những ai đến tham dự buổi lễ cứơi, bằng cách dùng năng lực huyền bí cuả mình làm đổ sập toàn bộ căn nhà. Ân hận về hành động cuả mình, ông tìm đến đại sư Marpa, người thu nhận ông làm người hầu và buộc ông phải chịu một cuộc huấn luyện rất khắt khe, trong đó có cả việc bắt ông phải lần lượt dựng những tháp không để ở—tròn, vuông, tam giác. Ngay sau khi dựng xong, Marpa buộc ông phải hạ xuống làm chiếc khác. Milarepa kiên trì với công việc trong hơn một thập niên. Ông không những chỉ chấp nhận trở ngại, mà còn lợi dụng cơ hội này cho việc trầm tư mặc tưởng, để tích công đức và thanh tẩy. Cuối cùng khi ông nhận được lời giáo huấn và hành thiền, ông trở thành một trong những vị đại sư tiên phong cuả Tây tạng.

Cha tôi thường nói, “Bất cứ khi nào có sự khổ đau đến, ngay cả những đau khỗ qúa lớn, đó cũng là do nghiệp cuả ta. Nếu ta không chịu trả, ai là người gánh vác?” Không ai khác đã tạo ra nên cũng không ai khác phải chịu hậu qủa cuả nó. Chỉ có niềm hi vọng hạnh phúc không phải cho chính mình, mà cho đất nước, cho toàn nhân loại, thì mới mong xóa tan nghiệp xấu của chúng ta.

Những khó khăn sẽ lại với bất cứ việc gì chúng ta làm. Một người thực hành tâm linh có thể lợi dụng đựơc những khó khăn đó. Bạn có thể xoay trở bất kỳ điều kiện tinh thần, vật chất, tài chính hoặc tình cảm trở thành hữu ích. Niềm vui hay sự khổ đau chỉ là vấn đề nhận thức cuả tinh thần (do tâm mà có). Bạn có biết phải làm gì khi khổ đau tới không? Nếu bạn biết nghĩ rằng, “Đây là nghiệp xấu cuả ta, và ta hi vọng, và cầu nguyện sự đau khổ này sẽ giải nghiệp cho ta.” Nếu bạn có thể suy nghĩ đựơc như thế, nghiệp xấu cuả bạn sẽ đựơc giải.

Bất kể từ đâu tới, bất kỳ khi nào chúng ta có khổ đau, điều quan trọng là cố gắng bảo vệ chúng ta khỏi sự đau đớn, nhưng chúng ta không thể thách thức và chống chọi lại với những điều bất khả. Nhân và duyên có thể nằm ngoài vòng kiểm soát cuả chúng ta khi chúng tới. Sự chống trả những đau khổ không thể thay đổi đựơc chỉ làm sự đau khổ to lớn hơn. Thay vì không chấp nhận, hãy để nó tới. Điều đó là thường tình. Đừng bối rối về nó hoặc chống chọi lại nó, và cũng đừng để nó làm cho bạn mất hạnh phúc. Chính điều ấy sẽ giảm trừ sự khổ đau.

Kiên nhẫn không những chỉ là chiến lựơc chiến thắng kẻ thù cuả bạn. Bạn có thể chẳng bao giờ chiến thắng đựơc kẻ thù cuả mình. Vấn đề là chiến thắng những khiếm khuyết trong tâm bạn. Nếu bạn quán chiếu điều ấy từ góc độ tâm linh và bạn cố gắng thắng vượt nỗi giận dữ, những nỗi đau đớn nhỏ hơn hiện tại sẽ thay thế cho khối đau đớn lớn trong tương lai. Có khá nhiều chuyện kể về Đức Phật nói về đề tài này. Chẳng hạn như, ngay cả một cơn nhức đầu vào buổi sáng có thể thay thế cho việc tái sinh trong địa ngục trong một thời gian dài.

Bạn có làm được điều này hay không tùy thuộc vào động cơ bạn có. Bạn có thể xem việc trả thuế như là một việc làm khó khăn hay một hành động độ lượng. Nếu bạn coi số tiền đóng thuế cuả bạn là đóng góp vào sự cứu tế xã hội cho người khác, vậy thì ý tưởng này sẽ tạo nên cho bạn hạnh nghiệp. Mọi thứ đều tùy thuộc vào động cơ hành động - không phải điều bạn làm, mà là cách bạn làm. Đó không phải là điều bạn đau khổ; bạn đã xử sự với sự đau khổ như thế nào tạo nên những khác biệt to lớn.

Một nhà hiền triết Ấn độ vào thế kỷ thứ 7 đã nói, “Bạn có thể xem xét kỹ càng vào chính sự đau khổ để xem mình có thể sửa chữa đựơc nó hay không. Nếu được, hãy nỗ lực sửa chữa. Nếu không tại sao lại cảm thấy bất hạnh? Sự bất hạnh chỉ tăng thêm khổ đau cho nỗi khổ đau đang có.”

Nếu bạn phải đau khổ, hãy chấp nhận nó, nhưng đừng gia tăng thêm nỗi khổ một cách điên rồ. Đã có những người thích bị nhiễm bịnh và cảm thấy khoan khóai hơn khi bịnh trơ ûnên năng hơn bởi vì họ nghĩ rằng căn bịnh sẽ làm họ thanh sạch hơn ác nghiệp cuả họ. Họ không muốn chạy chữa vì họ tin rằng bịnh tật là một phần hành trong quá trình thanh tẩy. Một số người khác cảm thấy có tội khi kiếm đựơc một món tiền nhỏ và nghĩ rằng họ nên từ bỏ nó. Đó là những điều ngộ nhận. Chúng ta cần chăm sóc mình, không những chỉ về tinh thần, mà cả về vật chất, tài chánh nữa. Đúng như thế, khi có đau đớn, chúng ta có phương tiện để mà sử dụng. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta cần thêm một sự đau khổ nào khác nữa. Chúng ta đã có dư rồi.

Cuộc đời này đặc biệt cung cấp những cơ hội cơ bản để giải phóng chúng ta, một lần và mãi mãi, về những cảm tính tiêu cực, về sự tái sinh không đựơc kiểm soát. Thật là một lãng phí nếu chúng ta không biết trân qúi nó, chăm sóc nó và sử dụng nó một cách thích hợp. Cơ hội này không phải dễ dàng tái diễn hoặc đến thường xuyên như chúng ta nghĩ. Đó là sự hiếm qúi. Vậy điều quan trọng là hãy dùng một cách có lợi nhất cuộc đời cuả chúng ta. Đó là sự thực hành tâm linh, và nếu bạn không để tâm tới, bạn đang tiêu hủy những nền tảng căn cơ cho mọi sự cải thiện, về thể chất, về tinh thần, về cảm tính cuả bạn. Chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt về chất lượng trong cuộc sống cuả mình. Chúng ta có thể thành đạt một điều gì đó, hoặc về khoa học, về vật chất, về tinh thần, nếu chúng ta sẵn sàng đưa ra nhửng nỗ lực. Tại sao chúng ta lại cứ chấp nhận những cung cách cũ kỹ mãi?

Chấm dứt nổi giận

Khi bạn đang thích thú với những cảm tính tiêu cực chẳng hạn như nóng giận, trừ khi và cho tới lúc bạn biết rằng bạn đang bị những cảm tính tiêu cực này kiểm soát, bạn đang dành thêm khoảng trống để cho cảm tính tiêu cực này sinh sôi nẩy nở. Nhưng ngay khi bạn nhìn ra hành động cuả mình là hung dữ, khủng khiếp, rằng nó không phải là thái độ thường ngày cuả bạn, rồi bạn nghi ngờ rằng thực ra bạn không có làm điều ấy, rằng chính những cảm tính tiêu cực đã thúc đẩy bạn làm. Vậy hãy kiểm tra. Phương cách để kiểm tra là bạn hãy tự hỏi, ”Đây có phải là cung cách cư xử thường xuyên cuả ta hay là sự bất bình thường? Nếu là bất bình thường thì tại sao ta lại làm điều ấy? Bởi vì ta nóng giận, thương tổn nên ta muốn gây rắc rối cho người khác.” Điều này xác định đó là sự nổi giận cuả bạn chứ không phải bạn. Đó là lúc bạn phải ra tay. Và khi bạn xác định đựơc đây là cảm tính tiêu cực cuả sự nóng giận, vậy thì công việc, trách nhiệm cuả bạn là phải quyết định không để cho bạn rơi vào vòng cương tỏa cuả bất kỳ tình cảm tính tiêu cực nào. Và rồi bạn quyết định, “Tôi phải dứt bỏ ra khỏi những nanh vuốt cuả sự nóng giận khủng khiếp này. Tôi cầu nguyện được chở che thoát khỏi sự nóng giận. Tôi vứt bỏ sự nóng giận, hãy giúp tôi vứt bỏ nó, xin hãy ban cho tôi ân phứơc để đoạn tuyệt mãi mãi mọi nhân duyên tạo ra cơn giận dữ.”

Phải dứt khóat một lần ( Bite off what you can chew ). Khi bạn đã quyết định vào ngày thứ 6 rằng bạn sẽ không tiếp đãi qủy dữ ( Dr Frankenstein ) (1) cho đến thứ 2, thì bạn sẽ thấy bạn nôn nao trông đợi nó vào ngày thứ 7, rồi bạn cầu nguyện. Hãy tửơng tượng ra ánh sáng và lưu chất đến từ các vị giác ngộ, khỏa đầy cơ thể mình, tẩy rửa mọi cảm tính tiêu cực nói chung, và sự căm ghét, nóng giận, khó chịu nói riêng. Tự nhủ rằng, tất cả đã đựơc gột sạch và thân xác bạn đã trở nên tinh khiết, rằng tinh thần bạn đầy những phúc lạc, bao dung, và thông tuệ. Các vị đại sư và những vị thực hành tâm linh đã sử dụng sự tưởng tượng này từõ rất lâu để giúp họ và người khác vượt qua đựơc các cơn giận dữ.

Nhận thức đựơc điều mình đã hòan thành

Đừng thất vọng nếu bạn chưa áp dụng ngay được sự kiên nhẫn. Ngay cả sau nhiều năm thực tập, bạn có thể nôn nóng. Không sao. Nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sức mạnh cuả sự nóng giận đã yếu đi nhiều, rằng nếu có xẩy ra thì cũng không kéo lâu, và cũng không biến thành sự căm ghét.

Nhìn lại và lượng giá là quan trọng. Sự thành công cuả chính bạn là nguồn cảm hứng cuả bạn. Khi bạn thấy bạn đã đạt đựơc điều gì, nó sẽ là nguồn gốc sức mạnh đáng tin cậy.

Sự ràng buộc và tình yêu đích thực

Cung cách cuả sự ràng buộc hoạt động trong mỗi cá nhân rất khác kiểu với nỗi giận dữ. Giận dữ chiếm hữu bạn. Nó nóng nẩy, bạn có thể cảm nhận đựơc, và cũng có thể nhìn ra khi nó tới. Sự ràng buộc thì êm ả, nhẹ nhàng. Nó giống như nhúng miếng giấy vào dầu. Khi miếng giấy tiếp xúc với dầu, dù bạn chỉ nhúng có một góc miếng giấy, một vết dầu lớn sẽ loang nhanh thẩm thấu vào miếng giấy. Và nó rất khó gột rửa. Tương tự như thế, sự ràng buộc lan tỏa, bao trùm. Nó đến bất ngờ, đoạt quyền kiểm soát cuả tất cả, thể xác, tinh thần và ngay cả chính lời nói mà chúng ta vẫn không hay biết. Đó là sự khác biệt, nóng giận thì bạo tợn, ràng buộc thì nhẹ nhàng êm ái. Cho đến khi ta biết đựơc thì ta đả bị nhận chìm trong đó rồi.Trong thập niên 1700, tại vùng Amdo, một khu vực thuộc Tây tạng, có vị sư già, một người bị trói buộc vào việc dùng bơ trong món trà bơ cuả người Tây tạng. Oâng muốn gom góp để tái sử dụng. Bơ đựơc tái chế gọi là Zhah.

Ông lâm bịnh, nhưng vẫn cứ cố gắng đến tu viện mỗi ngày vào buổi sáng để gom góp bơ sau khi trà bơ được dùng xong còn sót lại. Ít lâu sau, ông không đủ sức để mang ly đi nữa, nên ông làm một cái giá (cái muôi) bỏ trong một cái túi đeo trứơc ngực. Đến khi ông không đi nổi, ông nhờ 2 vị saĩ nhỏ đỡ và dìu ông đi lượm bơ. Ông qúa bịnh, mọi người đều ngạc nhiên sao ông không chết cho rồi.

Một vị đại sư có tiếng thời đó là ngài Gungtang Jampelyang, nghe chuyện, quyết định đến xem sự thể ra sao.“ Ngài có khoẻ không? “GungTang hỏi vị sư già.
“ À, Ờ, Tôi bịnh, “ sư già trả lời, “ Nhưng tôi không bỏ lỡ cuộc họp mặt vào buổi sáng nào—Tôi thích trà lắm.”
“ Ồ,Thế thì tốt!” .” Thế nhưng tại sao ngài lại thu lượm khá nhiều bơ tái chế thế?” Gungtang hỏi lại.
Sư già trả lời: “Vâng! Tôi đã thu lượm khá nhiều bơ tái chế.”
Rôi Gungtang nói, “Ngài biết không, Tôi có nghe nói ở vùng Pure land ở Tushita, bơ ở đó ngon hơn bơ cuả chúng ta nhiều, và họ cũng sẽ cho ông nhiều nữa.”
“ Ông có chắc điều đó không? “
“ Chắc, các thầy tôi nói thế mà.”
Vị sư già bảo, “Đúng, vì do ông nói nên chắc là phải đúng,” và hai ngày sau đó ông chết.

Tình yêu hay sự ràng buộc?

Ràng buộc là một đặc trưng tình cảm. Bạn nhìn thấy cái gì. Bạn ham thích nó, bạn bị nó ám ảnh, và không muốn rời xa nó. Cảm giác rất mạnh đến nỗi trí óc bạn hoàn tòan bị gắn chặt vào nó. Bạn muốn sở hữu, muốn biến nó thành cuả bạn, cuả riêng một mình bạn thôi. Bạn chẳng thể nghĩ một điều gì khác, chẳng thể làm đựơc điều gì khác, và không thể làm đựơc điều gì mà không cần có nó, bạn bị đóng dính cứng vào nó rồi.

Từ attachment trong tiếng Anh có lẽ không chuyển tải hết ý nghiã mà tôi muốn diễn đạt ở đây—Sự ràng buộc như thể là một ham muốn sắc bén, nhắm vào một đối tượng, một sự ám ảnh. Bạn gắn vận mạng cuả mình với đối vật ràng buộc, như thể bạn cảm nhận bản ngã cuả bạn hoàn toàn lệ thuộc vào một con người, công việc, mối quan hệ nào đó. Ý tưởng bị chia cắt với đối tượng ràng buộc khiến bạn cảm thấy như đau đớn ngay trong con tim mình.

Một vài loại tình yêu thực sự là đẹp đẽ, tuyệt vời. Có những loại khác là đáng thương, rất tệ hại. Bạn hãy soi rọi vào tâm tư mình để cố gắng phân biệt tốt xấu: Cái gì là phần đẹp đẽ cuả tình yêu, và phần nào là phần tệ hại? Đại thể ta có thể nói rằng một tình yêu trong sáng là tuyệt diệu, đó là tình yêu phổ quát, sự tử tế, sự thông cảm. Nếu tình yêu cuả bạn là trong sáng, bạn luôn mong muốn người khác được hạnh phúc, sung sướng. Bạn mong muốn cuộc đời cuả họ được thay đổi tốt hơn, dù bạn có là một thành phần trong đó hay không, cho ngay cả điều tốt đẹp nhất cuả họ có thể mâu thuẫn với sư tốt đẹp nhất cho bạn. Chà! Điều ấy thật tuyệt vời, và thực sự đựơc giải thoát. Nhưng chúng ta cũng có những tình yêu ô uế, một thứ tình yêu trong cảm nghĩ, “Nó phải là cuả tôi và duy nhất cho tôi. Nếu tôi không có nó, tôi sẽ làm bằng được để không ai có thể có nó!” Đó là phần tệ hại trong tình yêu.

Sự ràng buộc làm cho bạn cảm thấy thỏai mái, dù rằng nó thực sự không. Nó làm cho bạn hân hoan thích thú, dù rằng thực sự nó không phải là niềm vui thực bởi vì nó kéo dài không lâu và mang đến cho bạn những hiệu ứng phụ. Khi sự ràng buộc đạt đựơc, đôi lúc chúng ta cảm thấy chúng ta đã thành đạt, đã chiến thắng, nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn, mọi việc có thể thay đổi, và điều chúng ta nghĩ rằng chúng ta có khởi sự vượt ra khỏi tầm tay. Chúng ta đã không có thành quảgì, chẳng chiến thắng ai. Ngược lại chúng ta đã bị mất mát nhiều, đã bị đánh bại. Rồi thì lúc ấy sự đau đớn sẽ lớn hơn nhiều so với niềm hoan lạc từng có.

Giữa sự ràng buộc và tình yêu có sự khác biệt rất tinh tế. Lằn vạch ngăn chia giữa chúng rất mong manh và khó nhận. Tình yêu đi chung với ràng buộc; ràng buộc đi chung với tình yêu. Với mọi tình yêu chúng ta đang có, bằng một cách nào đó, cũng có sự ràng buộc chen chân vào. Bạn có thể tự nhủ một cách dễ dàng rằng bạn đang mong ước điều tốt đẹp nhất, trong khi thực ra bạn đang mong muốn một sự chế ngự. Và đó là lý do tại sao, bất kể chúng ta cố gắng bao nhiêu và bằng cách nào, tình yêu vẫn có một chút khó khăn. Nhưng bạn đừng thất vọng vì tình yêu đi kèm với ràng buộc. Ràng buộc rất khó đối phó. Nó là một thứ keo dán dính chúng ta vào vòng luân hồi sinh tử.

Một cách để nhận biết xem điều bạn đang làm có sự ràng buộc hay không là xem điều ấy ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Nó làm bạn cảm nhận như thế nào, cư sử ra sao, và nó khuấy động tinh thần bạn ra sao?
Đầu tiên, sự ràng buộc có thể mang đến vài sự kích thích và hoan lạc. Nhưng trong sự hoan lạc kích thích ấy, nếu chúng ta chiêm nghiệm kỹ, chúng ta sẽ thấy những nhu cầu dục vọng rất lớn, một mong muốn đựơc biện minh bằng cảm giác cuả sự sở hữu, lệ thuộc. Ta trở thành chính sự sở hữu. Vì vậy tôi muốn nó phải là chính điều tôi mong muốn nó như thế chứ không phải theo cách thế cuả nó. Tôi muốn nó là cuả tôi, không ai khác.

Dĩ nhiên trong giai đoạn đầu cuả sự ràng buộc, không có những đường nét rõ ràng dễ nhận ra. Khi quyền sở hữu bắt đầu, lúc đó nó mới ló dạng. Ràng buộc mang đến sự ghen tuông đố kỵ và giận dữ. Mọi nút nhấn trong chúng ta đều được bật lên, mọi bóng đèn được bật sáng: xanh, đỏ, vàng, tất cả. Nó giống như con cọp thức giấc bởi trò đùa cuả con khỉ. Được kích động thêm bởi tiếng ồn cuả đám đông gần đó; nó gầm rú, rồi tấn công. Đó sẽ là hồi kết cuả sự thanh thản tâm hồn cuả bạn.

ngô văn xuân - chuyển ngữ

(1) Dr Frankenstein :Một loại qủy dữ thoát khỏi sự kiểm soát của đấng Toàn năng, phá huỷ mọi sự tạo dựng,có hình dạng con người.