XUÂN KỶ SỬU SỐ 41 - THÁNG 1 NĂM 2009

 

Thơ

Mây
24Nguyên Anh
Quán không tên
24Vũ Hoàng Thư
Hạnh trắng
21Nguyễn Linh Khiếu
Đón xuân ở Chicago
18
Phạm Hồng Ân
Nhớ lại
18Trần Việt Bắc
Đóa hoa xưa
18Di Trương
Tình yêu đồng lõa
21
Huỳnh Kim Khanh
Về
21Ái Ưu Du
Nàng xuân trên đất Mỹ
21Hải Dương
Xuân trên đầu thác
24Đỗ Phong Châu
Cảm xuân xứ lạ
24Ngọc Trân
Rồi mùa xuân đến
21Tôn Thất Phú Sĩ
Trở trời
18
Kim Thành
Thương bác Trâu già
18Vinh Hồ
Mừng Sửu lên ngôi
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Tản mạn Tết Kỷ Sửu
14
Trương Thanh Diễm Thùy
Cà kê dê ngỗng truyện con trâu
14Vinh Hồ
Trâu trắng trâu đen
14Nguyên Bông
Sớ Táo Quân
14Hải Dương
Mùa xuân và cỏ
13
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển (2)
14
Phan Thái Yên
Ngựa biển
8Nguyễn Linh Khiếu
Chiếc lá trạng nguyên
8Cỏ Biển
Thoáng xuân
8Đỗ Trường
Tình nhẹ như mây
8Ái Ưu Du
Từ BĐII tới NAVOCS
8Nguyễn Chu Trương Dực
Truyện trong tiệm giặt
8Tầm Xuân
Đêm mơ
8Trần Hoài Thư
Eva
8Song Thao
Bóng nắng xuân
8Nguyên Bông
Con trâu cộ của cha tôi
8Vinh Hồ
Thang thuốc nam
8Trương Thanh Diễm Thùy
Về truyện ký của Phạm Tín An Ninh
8Đỗ Trường
CD Song Anh
8Vinh Hồ

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Thể thơ Đường luật bát cú
4Vinh Hồ

Sống thiện chết lành - Kết
4Ngô Văn Xuân
Tình yêu trong ca dao về Trâu
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 28
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (22, 23, 24)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (3)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Đàn kiếm giang hồ (1)

1Huỳnh Kim Khanh


 

Cà kê dê ngỗng chuyện con Trâu

 

Tôi tuổi chó không phải tuổi trâu, nhưng chó và trâu cũng có sự gắn bó với nhau qua câu tục ngữ:

- Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu

Thế nên vào giờ Giao Thừa tôi sẽ thức để mừng bác Trâu lên ngôi Vua trị vì năm Kỷ Sửu. Tôi có sưu tầm một số tài liệu có liên quan đến bác Trâu xin được kể ra đây cho vui trong ba ngày Tết:

1. Trong 12 con giáp: trâu được xếp thứ nhì và được nói đến nhiều nhất. Từ thời đi học ai chẳng thích nghe bài Em Bé Quê của Phạm Duy với những câu: "Ai bảo chăn trâu là khổ. Không, chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi mình trâu..." Ai chẳng hăm hở đi xem lễ hội mùa Xuân trong đó có chọi trâu. Xem tranh trâu khoái nhất là chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu thổi sáo, hai chân tréo ngoảy trông thật dễ thương. Và nghe những câu ca dao tục ngữ vẫn thường được nhắc đến thật là sâu sắc ý nhị:

- Trâu cột ghét trâu ăn, 
- Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
- Hút xách là chuyện chẳng lành
Trâu bò vườn ruộng hóa thành khói mây

-Chẻ lạt đứt tay, đi cày trâu húc
- Vợ bé nghé con

- Ruộng sâu trâu nái
           - Sai con toán bán con trâu
           - Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dốt
- Trăm năm còn có gì đâu
Miếng trầu liền với con trâu một vần
- Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,
Bò năm sáu tuổi đã tranh về già

Chứng tỏ hình ảnh con trâu đã in thật đậm trong đời sống, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của dân tộc VN.

2. Theo các nhà khoa học: Trâu sống thành bầy: có thủ lĩnh cầm bầy, thích hợp với đầm lầy ấm áp ở Đông Nam Á và Nam Á, nhiều nhất là ở các nước Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Việt Nam, Phi Luật Tân, v. và Trâu sống hoang dã còn xuất hiện ở phía bắc Australia. Trâu có 2 loại: đen và trắng. Trâu trắng còn gọi là trâu cò. Nhưng người VN thích nuôi trâu đen hơn. Trâu được chia làm 3 giống:
- Giống trâu hoang dã châu Á chỉ còn một số rất ít.
- Giống trâu song sống nhiều ở vùng Nam Á.
- Giống trâu đầm lầy (swamp buffalo) được nuôi nhiều ở vùng Đông Nam Á. Ở Ấn Độ có trâu Murrah sừng xoắn cho nhiều sữa nhất.

3. Hữu ích: Trâu dùng để cày, kéo xe trâu, kéo súc, dở ruộng, đạp lúa, đạp che làm đường mía... Phân hoai bón ruộng, phân tươi dùng trét phên, trét cối xay lúa, trét ghe làm nước lót trước khi trét dầu rái.
   Các món ăn: thịt trâu luộc với nước cơm mẻ, phở trâu nghé, thịt trâu nghé nướng lá lốt, thịt trâu xào rau cần. Da trâu dùng để bịt trống. Sừng trâu dùng để chế đồ trang sức như lược, gọng kính... Sữa trâu dùng để chế biến thành bơ, pho-mát, có nhiều chất béo hơn sữa bò, nhưng thịt trâu lại ít mỡ hơn thịt bò.

4. Theo các nhà khảo cổ: Cách nay 6.000 năm, nghề trồng lúa ra đời, và con trâu cũng được thuần dưỡng mà bộ xương đã được tìm thấy trong các di chỉ đá mới và đồng thau ở Tràng Kênh (Hải Phòng), Tiên Hội (Hà Nội), Đồng Đậu (Phú Thọ).
Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá mài đã tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng, Hà Nội, có tuổi trên dưới 3.000 năm.    
Tượng trâu nghệ thuật bằng đất nung đã được tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu (Hà Nội) hơn 3.000 năm trước.
500 năm trước Tây Lịch, hàng trăm lưỡi cày đồng thuộc nền Văn hóa Đông Sơn đã được tìm thấy ở Cổ Loa.

5. Trâu qua lịch sử VN: Trong 15 bộ lạc hợp thành nước Văn Lang có một bộ lạc mang tên Trâu. 
Sách Giao Châu Ký (thế kỷ 3) ghi lại hình ảnh trẻ mục đồng VN thổi sáo trên lưng trâu.  
Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng ở Hoa Lư cỡi trâu rước cờ lau tập trận.
Lê Đại Hành lùa trâu đứng trên bờ sông Hoàng Long để đón chào sứ thần nhà Tống.
Những đoàn xe trâu của chúa Trịnh đi từ Quảng Bình tới Quảng Nam đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) tả trong sách Kiến Văn Tiểu Lục.

Hồ Tây, một thắng cảnh của Hà Nội, trước khi mang tên Hồ Sương Mù thời Lý, Tây Hồ thời Lê, đã từng mang tên Hồ Trâu, Hồ Trâu vàng. Hồ Trâu và dòng Kim Ngưu - một nhánh sông Tô Lịch chảy vòng quanh phía nam Hà Nội - có liên hệ đến một huyền tích thần kỳ còn ghi trong sách Lĩnh Nam Chích Quái.

Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước,hình ảnh lễ hội đâm trâu của người Việt cổ còn được khắc chạm trên trống đồng.
Seagame (Đại hội Thể thao Đông Nam Á) 2003 tổ chức tại Việt Nam lấy con trâu vàng làm biểu tượng.
Ở Hà Nội có con đường tên Kim Ngưu.
“Con Trâu là đầu cơ nghiệp” của nền văn minh trồng lúa nước VN đã được thu gọn qua hình ảnh:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa!

6. Trâu qua tập tục, tôn giáo:  Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng lưu truyền 4 câu ca dao:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Chọi trâu không chỉ đơn thuần hai con trâu chọi nhau mà đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng ở vùng biển Đồ Sơn.

Tục cúng vía trâu của người Thái Mường Lò, Văn Chấn, Yên Bái ngày 14-7 âm lịch hàng năm, lễ vật gồm gà, xôi, rượu, trầu cau và một bó cỏ non.
Tại Ninh Hòa, Khánh Hòa có lễ cúng Tết Trâu vào Tết Nguyên Đán.
Lễ chém trâu tế thần linh của người Chàm tại đền Pô Rum Păn vào tháng 4 Chăm lịch ở Lạc Tánh.
Lễ tế một con trâu trắng tại núi Đá Trắng của người Chàm Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Lễ đâm trâu của người M'nông ở Đắk Nông, Tây Nguyên diễn ra vào những ngày nông nhàn thường rơi vào tháng 3 hoặc đầu tháng 4 âm lịch
Lễ hội đâm trâu của người Cor ở Trà Bồng, Quảng Ngãi

7. Trâu qua văn học nghệ thuật: Con trâu có một vị trí to lớn gần gũi trong đời sống tinh thần của người VN, là nguồn cảm hứng vô tận của văn học nghệ thuật.
Trên lưng trâu có trò chơi tao nhã của mục đồng như đọc sách, thổi sáo, thả diều.
“Thập mục ngưu đồ" là mười bức tranh trâu nổi tiếng của Thiền tông.
Con Trâu hiện diện trong tranh dân gian và điêu khắc gỗ đình làng VN vào thế kỷ 17, 18.
Tranh Tết dân gian vẽ trâu phản ảnh đời sống tinh thần của người VN rất ý nhị, hiện thực và nhân bản được trân trọng trong ba ngày Tết.
Bức tranh tứ bình “Ngư Tiều Canh Mục” đặc sắc với hình trẻ mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo.
Trâu còn được chạm khắc trên bề mặt của trống đồng Vĩnh Hùng.
Trong bài ca dao:
Thằng Bờm có cái quạt mo
           Phú ông xin đổi ba bò chín trâu...

con trâu được dùng làm thước đo về  sự giàu sang trong xã hội.
Trong một xã hội đầy bon chen giành giật, kẻ chậm chạp, thật thà thường thua thiệt:
          - Trâu chậm uống nước dơ
            Trâu ngơ ăn cỏ héo
           -Trâu chậm uống nước đục

Kịch liệt chống lại những cái võ hình thức phù phiếm, đạo đức giả:
          - Trâu, dê lúc chết tế ruồi
            Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơn

Có một lời răn dạy tự ngàn xưa nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
          - Trâu chết để da, người ta chết để tiếng 

Một quan niệm mới mẻ, nhân bản đã đặt con người cao hơn của cải vật chất:
 - Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng

Cảnh thế thái nhân tình thời nào cũng vậy:
- Trâu buộc thì ghét trâu ăn
           Quan võ thì ghét quan văn dài quần
       Sẽ còn tiếp tục tranh cãi dài dài về hai quan niệm sống sau đây:
          - Trâu ta ăn cỏ đồng ta
            Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm
- Nước giữa dòng chê trong chê đục
      Vũng trâu nằm hì hục khen ngon

Sáu câu ca dao sau đây thuộc hàng tuyệt bút là lời thiết tha đầy tình sâu nghĩa nặng của bác nông dân gởi đến người bạn đồng hành cơ cực của mình:
               Trâu ơi ta bảo trâu này
              Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
              Cấy cày vốn nghiệp nông gia
              Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
              Bao giờ cây lúa còn bông
              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Còn biết bao nụ cười dí dỏm trào phúng qua những câu:
- Của chua ai thấy cũng thèm
              Em cho chị mượn chồng em vài ngày
              Chồng em đâu phải trâu cày
              Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm 
      - Đêm qua kẻ trộm vào nhà
        Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu
        Nằm đây chớ có ngủ đâu
        Vậy mà vẫn mất cả trâu lẫn bò
- Chăn trâu chả biết mặt trâu
        Trâu về cầu Cậy biết đâu mà tìm

Trong tình yêu đôi lứa, những câu ca dao sau đây thật tình tứ lãng mạn:
            Số giàu lấy khổ cũng giàu
            Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo
            Phải duyên phải kiếp thì theo
            Khuyên em chớ nghĩ giàu nghèo làm chi
            Em ơi chữ vị là vì
            Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo
            Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
            Thất bát song cũng lội, cửu thập đèo cũng qua

Con trâu cũng là nguồn sáng tạo của bao thế hệ cầm bút trong văn chương bác học:

Thơ Nguyễn Khuyến:
             Trâu già gốc bụi phì hơi nắng

Thơ Bà Huyện Thanh Quan:
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Nhà văn Trần Tiêu có cuốn tiểu thuyết mang tên Con Trâu.
Vân vân...

8. Kết luận:  Tóm lại, chẳng có con vật nào được người VN đặt hết tinh thần, tình cảm, tâm linh và sống đầy yêu thương, gần gũi thân thiết như con trâu. Để kết luận, tôi xin trích dẫn một bài ca dao dưới đây mà tôi cho là một trong những bài ca dao hay nhất mô tả hai hình ảnh điển hình trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước VN qua bốn nghìn năm lịch sử, là bức tranh quê vừa sống động vừa đậm đà nhân bản, cũng là tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn kêu gọi con người hãy mở rộng trái tim yêu thương, hãy nhớ nguồn cội và không vong ân bội nghĩa:
          Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Vinh Hồ
sưu tầm
9/1/2009