XUÂN KỶ SỬU SỐ 41 - THÁNG 1 NĂM 2009

 

Thơ

Mây
24Nguyên Anh
Quán không tên
24Vũ Hoàng Thư
Hạnh trắng
21Nguyễn Linh Khiếu
Đón xuân ở Chicago
18
Phạm Hồng Ân
Nhớ lại
18Trần Việt Bắc
Đóa hoa xưa
18Di Trương
Tình yêu đồng lõa
21
Huỳnh Kim Khanh
Về
21Ái Ưu Du
Nàng xuân trên đất Mỹ
21Hải Dương
Xuân trên đầu thác
24Đỗ Phong Châu
Cảm xuân xứ lạ
24Ngọc Trân
Rồi mùa xuân đến
21Tôn Thất Phú Sĩ
Trở trời
18
Kim Thành
Thương bác Trâu già
18Vinh Hồ
Mừng Sửu lên ngôi
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Tản mạn Tết Kỷ Sửu
14
Trương Thanh Diễm Thùy
Cà kê dê ngỗng truyện con trâu
14Vinh Hồ
Trâu trắng trâu đen
14Nguyên Bông
Sớ Táo Quân
14Hải Dương
Mùa xuân và cỏ
13
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển (2)
14
Phan Thái Yên
Ngựa biển
8Nguyễn Linh Khiếu
Chiếc lá trạng nguyên
8Cỏ Biển
Thoáng xuân
8Đỗ Trường
Tình nhẹ như mây
8Ái Ưu Du
Từ BĐII tới NAVOCS
8Nguyễn Chu Trương Dực
Truyện trong tiệm giặt
8Tầm Xuân
Đêm mơ
8Trần Hoài Thư
Eva
8Song Thao
Bóng nắng xuân
8Nguyên Bông
Con trâu cộ của cha tôi
8Vinh Hồ
Thang thuốc nam
8Trương Thanh Diễm Thùy
Về truyện ký của Phạm Tín An Ninh
8Đỗ Trường
CD Song Anh
8Vinh Hồ

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Thể thơ Đường luật bát cú
4Vinh Hồ

Sống thiện chết lành - Kết
4Ngô Văn Xuân
Tình yêu trong ca dao về Trâu
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 28
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (22, 23, 24)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (3)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Đàn kiếm giang hồ (1)

1Huỳnh Kim Khanh


 

Tình yêu lãng mạn trong CD nhạc phổ thơ:
"Em Là Nốt Nhạc Dễ Thương" của Song Anh

 

    I. Thi sĩ Pháp, Paul Valéry viết:
“Thơ chỉ là thơ, nếu được đọc lên, ngâm lên.”
Quan niệm này phù hợp với người Á Đông cho rằng ‘Thi trung hữu nhạc” nghĩa là trong thơ có nhạc. Trong thơ nhờ có vần, điệu, niêm, luật, sự thay đổi của âm, các bực độ cao thấp của thanh, những sự đều đặn nhịp nhàng của nhịp điệu, tiết tấu... khiến bài thơ đọc lên như một bản nhạc. Các nhà thơ cổ điển làm thơ cốt để đọc lên, ngâm lên.
Không những đọc thơ, ngâm thơ, người VN còn hát thơ qua các điệu: ru con, hát dặm, hát nam, hát ví, hát nói, hô bài chòi, hát đối đáp, hát quan họ, hát ca trù, hát chèo, hát ả đào… và ngày nay hát nhạc phổ thơ. Những bài thơ phổ nhạc rất nổi tiếng như “Chiều” của Hồ Dzuếnh, “Ngậm Ngùi” của Huy Cận, v.v… đã làm mê mẩn biết bao tâm hồn!
Thơ nhạc trở thành chủ đề hấp dẫn trong các chương trình thi nhạc giao duyên. Ngay trên đài VOA cũng có chương trình “Câu chuyện Thơ Nhạc” do Bích Huyền phụ trách thường xuyên giới thiệu những nhạc phẩm phổ thơ.
Vườn CD nhạc phổ thơ ngày càng nở rộ. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ mà tôi đã nhận được 3 CD gởi tặng từ các nhà thơ. Đây là một nỗ lực của các nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ muốn đem thơ-nhạc gởi đến mọi người.
Và trong các đêm Thơ Nhạc, sự hiện diện đông đảo của quý khán giả là một sự nâng đỡ tinh thần quý báu để các văn nghệ sĩ tiếp tục thực hiện hoài bão phục vụ thơ ca, âm nhạc và duy trì tiếng Việt ở hải ngoại không bị mai một theo thời gian. Trong các năm gần đây nhờ xem phim, nghe nhạc VN mà tuổi trẻ hải ngoại đã hát và nói tiếng Việt ngày một sõi hơn.

   II. CD nhạc do Song Anh, tức Thương Anh &Tố Anh thực hiện gồm 12 nhạc phẩm phổ thơ sau đây:
1- Từ thuở vắng anh, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
2- Khi nào em về, thơ Tố Anh, do Tố Anh & nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
       3- Đêm huyền diệu, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nam ca sĩ Hoàng Quân hát 
      4- Dáng thơ, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
      5- Phím tơ sầu, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Hương Giang hát
6- Vết buồn, thơ Tố Anh, nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
7- Em là nốt nhạc dễ thương, thơ Thương Anh, nhạc sĩ Nguyễn Túc & nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nam ca sĩ Thụy Long hát
  8- Xuân yêu thương, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Hồng Mơ hát
 9- Dẫm nát, thơ Tố Anh, do Tố Anh & nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
10- Ơn em, thơ Thương Anh, nữ nhạc sĩ Linh Phương phổ nhạc, nam ca sĩ Đức Minh hát
11- Tương lai về đâu?, thơ Thương Anh, nhạc sĩ Mai Châu phổ nhạc, nữ ca sĩ Diệu Hiền hát
12- Mẹ về trong mộng, thơ Thương Anh, nhạc sĩ Mã Đình Sơn phổ nhạc, nữ ca sĩ Quỳnh Lan hát
Bià CD do họa sĩ Vũ Đức Thanh trình bày rất ấn tượng.

Tôi đã nghe CD nhạc của Song Anh nhiều lần và quá đỗi ngạc nhiên vì những lời thơ trước đây tôi đã từng đọc nhưng hôm nay nghe lại (trong CD nhạc này) dưới dạng ca từ bỗng trở nên mới/lạ/đẹp hơn. Đúng là nhạc sĩ đã chấp cánh cho thơ, làm cho thơ càng thêm mượt mà rung cảm.
Tôi có thể mạnh dạn nói rằng đây là một CD nhạc phổ thơ có gía trị về các mặt hòa âm, giai điệu, lời ca, giọng hát. Tất cả quyện lấy nhau thành một chuỗi âm thanh hài hòa quyến rũ, nâng cao tâm hồn người thưởng lãm lên một cung bậc yêu thương đầy đê mê cảm xúc.
Tôi nghĩ đâylà 12 bài thơ phổ nhạc đắc ý nhất mà Song Anh đã tuyển lựa để trình bày trong CD của mình qua sự hòa âm phối khí công phu, sự thu âm có chọn lọc, những giọng ca thích hợp với từng loại nhạc và ngay cả phần hình thức trình bày bìa CD cũng rất công phu nghệ thuật… đã nói lên sự chu đáo của người thực hiện, chắc chắn sẽ không phụ lòng người ái mộ.
Lời nhạc thật trữ tình, lãng mạn qua tiếng hát nức nở, ngọt ngào của Quỳnh Lan trong bản mở đầu:Từ thuở vắng anh”:
“Từ buổi vắng anh, Đời em buồn như chiếc lá… trên cành đong đưa…nhạt nhòa… sau những cơn mưa…
    Ai có hay,  ai có hay (lời ca cao vút xé tim). Đời em có những đêm thâu…
Bên dương cầm hồn em  từng mảnh nát nhừ… gào thét trong thanh âm… như sóng dội ngoài xa khơi… những âm ba  vang vọng… những đau thương vật ngã em từ  đỉnh cao… Lặng câm (nhạc cao vút)  mà lòng bão tố… Đau thương và hạnh phúc… không còn biên giới nữa… và bên kia đời hạnh phúc vẫn cuốn trôi…Giờ đây em, còn lại những gì, giòng sầu nước cuốn trôi đời em đi…là từ thuở vắng anh.” 

   Tiếp theo là bản “Khi nào em về”:
 “Mưa không rơi vì không có em… (cả lời mở đầu 7 chữ đều cao vút đầy thảng thốt như tiếng réo gọi của người tình xa làm tái tê nức nở con tim đang đói khát tình yêu)
Nắng chưa lên vì em đi vắng… Bao giờ em về để mưa được rơi… Khi nào em về để nắng được lên…
 Mưa vẫn bay… nắng không lên… không hôn làn tóc rối…Gió không về chim chẳng hót véo von… Môi không tươi vì em vắng xa…Mắt không khô không nhòa nhung nhớ… Em có còn yêu ta?…”

   Tiếng hát Hương Giang thật rõ ràng, tha thiết qua bài “Phím tơ sầu”:
   “ Ai đang trên phím tơ sầu…Lời như xoáy tận niềm đau… Đôi tay lướt nhẹ trên cung… Đưa hồn tôi lạc vào vùng xót xa…Ai đang trên phím tơ ngà… Lời người tiềm ẩn niềm đau…Nắng nghiêng chiếc bóng u sầu…Cho đêm xuống vội uá màu buồn dâng…Yêu nào không để vết hằn…Môi nào không có một lần trao ai…(chữ “lần” xuống thật trầm làm đê mê lòng người) Nét son nào chẳng nhạt phai… Tình nào không đổ giọt dài đau thương… (chữ “đau” xuống trầm ngang chữ “dài” hát nối, nghe dễ thương quá!)… Ai đang nắn nót cung đàn… Giọt sầu cứ mãi rơi tuôn…”
Đến phút này, tâm hồn tôi chơi vơi, buông trôi trên dòng nhạc “Vết buồn”:
   “Ta thấy ta buồn như áng mây… Hồn treo lơ lững giữa tháng ngày… Nỗi buồn man mác nhưng dai dẳng… Chẳng hiểu từ đâu ghé đến đây…
   Ta thấy ta buồn như nhánh khô…Ước mơ nào nữa cũng hư vô…Tình yêu ai đốt hoang như cỏ…Cháy rụi hồn ta quỵ dưới mồ…
   Ta thấy ta buồn như như nước trôi… Dòng sông lặng lẽ chảy qua đời…Mang theo phiền muộn xuôi ra biển…Thành một nỗi sầu giữa bể khơi…(nhạc cao vút)
   Ta thấy ta buồn như chớm thu…Khung trời hoang vắng khói sương mờ…Hồn ta như lá buồn trên ngọn…Như phím tơ sầu bỗng đứt giây…”

   Thi/nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đã chọn bài thơ có lời rất mới lạ của Tố Anh trên đây để phổ thành ca khúc rất thành công khi trầm buồn, khi cao vút, khi du dương êm đềm.
Còn nữ nhạc sĩ dương cầm Linh Phương tài hoa đã chọn những bài thơ đầy tình tứ lãng mạn như: Từ thuở vắng anh, Khi nào em về, Dẫm nát… và bằng những giai điệu vừa quyến rũ, vừa sang trọng thiết tha, dòng nhạc luôn biến đổi diệu kỳ qua các thể điệu từ Slow chậm buồn, Tango sang trọng, Valse lả lướt… đến bài “Xuân yêu thương” thì cung bậc hoàn toàn đổi mới: vui tươi, rộn ràng, đúng là một bản nhạc Xuân tràn đầy nhựa sống thật ăn khớp với ý thơ!

   Tố Anh chỉ có 3 bài nhưng đều xuất sắc: Khi nào em về , Vết buồn, Dẫm nát.
Thương Anh có những bài: Dáng thơ, Em là nốt nhạc dễ thương, Xuân yêu thương, Mẹ về trong mộng… riêng Từ thuở vắng anh, Đêm huyền diệu, Phím tơ sầu, Tương lai về đâu, tôi tâm đắc cả lời lẫn nhạc.
Còn nhiều bản có lời và nhạc độc đáo nhưng vì thời gian có hạn nên rất tiếc phải tạm ngưng trích dẫn nơi đây.

  III. Đưa thơ vào nhạc một cách hài hòa để thơ và nhạc hòa quyện với nhau làm một, không phải là chuyện dễ dàng. Những vần thơ tình tứ, ướt át, lãng mạn, đầy khao khát, đam mê của tình yêu đôi lứa… được âm nhạc chắp cho những đôi cánh trắng dịu dàng nhè nhẹ bay vào hồn người thưởng lãm và rung lên những niềm xúc động ngọt ngào, ngây ngất, mới lạ….
Một CD thơ phổ nhạc đầy ắp tình yêu muôn thuở lãng mạn như vừa nói, thật xứng đáng trao vào tay những lứa tuổi còn Xuân, những cặp tình nhân son trẻ đang yêu nhau.
Chúng ta hãy mở CD ra để cùng nghe, cùng yêu nhau hơn và cùng thấy rằng chân lý cuối cùng trên cõi đời này vẫn là tình yêu, “Yêu là còn sống và còn sống là còn yêu” như văn hào Pháp Voltaire đã nói.
Nhạc đã chấm dứt, nhưng hồn tôi vẫn còn miên man suy nghĩ về những vần thơ tình óng ả của Thương Anh, Tố Anh mà mình vừa nghe trong thế giới âm thanh…Tôi thấy ở đó không có gì khác ngoài một tình yêu tràn đầy nỗi khao khát đắm say như lời hát của ai còn in trong tiềm thức son trẻ của tôi ngày nào:
   “Môi nào hãy còn thơm,cho ta phơi cuộc tình…
Tóc nào hãy còn xanh,cho ta chút hồn nhiên…”

Vinh Hồ
24/11/2008
*Bài này được tác giả đọc trong đêm Ra mắt CD nhạc phổ thơ “Em Là Nốt Nhạc Dễ Thương” của Song Anh, ngày 29/11/2008 tại Peacock Restaurant, Orlando