XUÂN KỶ SỬU SỐ 41 - THÁNG 1 NĂM 2009

 

Thơ

Mây
24Nguyên Anh
Quán không tên
24Vũ Hoàng Thư
Hạnh trắng
21Nguyễn Linh Khiếu
Đón xuân ở Chicago
18
Phạm Hồng Ân
Nhớ lại
18Trần Việt Bắc
Đóa hoa xưa
18Di Trương
Tình yêu đồng lõa
21
Huỳnh Kim Khanh
Về
21Ái Ưu Du
Nàng xuân trên đất Mỹ
21Hải Dương
Xuân trên đầu thác
24Đỗ Phong Châu
Cảm xuân xứ lạ
24Ngọc Trân
Rồi mùa xuân đến
21Tôn Thất Phú Sĩ
Trở trời
18
Kim Thành
Thương bác Trâu già
18Vinh Hồ
Mừng Sửu lên ngôi
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Tản mạn Tết Kỷ Sửu
14
Trương Thanh Diễm Thùy
Cà kê dê ngỗng truyện con trâu
14Vinh Hồ
Trâu trắng trâu đen
14Nguyên Bông
Sớ Táo Quân
14Hải Dương
Mùa xuân và cỏ
13
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển (2)
14
Phan Thái Yên
Ngựa biển
8Nguyễn Linh Khiếu
Chiếc lá trạng nguyên
8Cỏ Biển
Thoáng xuân
8Đỗ Trường
Tình nhẹ như mây
8Ái Ưu Du
Từ BĐII tới NAVOCS
8Nguyễn Chu Trương Dực
Truyện trong tiệm giặt
8Tầm Xuân
Đêm mơ
8Trần Hoài Thư
Eva
8Song Thao
Bóng nắng xuân
8Nguyên Bông
Con trâu cộ của cha tôi
8Vinh Hồ
Thang thuốc nam
8Trương Thanh Diễm Thùy
Về truyện ký của Phạm Tín An Ninh
8Đỗ Trường
CD Song Anh
8Vinh Hồ

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Thể thơ Đường luật bát cú
4Vinh Hồ

Sống thiện chết lành - Kết
4Ngô Văn Xuân
Tình yêu trong ca dao về Trâu
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 28
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (22, 23, 24)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (3)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Đàn kiếm giang hồ (1)

1Huỳnh Kim Khanh


 

Thằng Nèm


  (tiếp theo)      

Từ lúc tháo băng, Thiếm Tư cảm thấy có một vài khác lạ cả trên khuôn mặt lẩn tâm tưởng. Phản chiếu trong gương vẫn là vóc dáng một con Mẫn khi xưa  nhưng chính khuôn mặt ấy bây giờ lại có những cái sao sao.., khó tả vì  Thiếm  chưa có được sự quen thuộc, sự gần gũi. Đôi khi Thiếm tự hỏi “ đúng hay sai “ trong chuyến đi nầy. Thiếm đã quen thuộc và chấp nhận nổi bất hạnh của mình   từ khi Thiếm  hiểu biết. Sự thay đổi Làm Thiếm không rõ ràng được ngày mai. Cứ mỗi lần ngang tấm gương là Thiếm lén nhìn vào khuôn mặt mình, cứ tưởng như người trong gương không hài lòng với cái nhìn soi mói của Thiếm. Nghỉ đến ngày ra bệnh viện trở về Mỹ An, cứ tưởng đến sự ngạc nhiên của hai đứa nhỏ, của những người thân trong gia đình và luôn của chòm xóm Thiếm thấy lòng mình vừa có chút hả hê, hãnh diện “ vốn dĩ con Mẫn nầy đâu đến nỗi xấu háy lắm đâu, chỉ vì... cái môi, dấu vết để lại của những mụt trái đó thôi “.

- Út à. Con tắt đèn nha ? Cũng tối rồi. Mà Út đã bôi thuốc lên môi Út chưa ?
- Có con nhắc thì Út mới nhớ là chưa. Ông bác sĩ dặn hễ bôi thường thì sau nầy không để thẹo nhưng mà mỗi lần bôi tao ớn quá đi. Lạnh điếng người.

Đẹp tay cầm chai ê te tay cầm que bông gòn. Mở nút nhúng que gòn vô ê te rồi đưa cho Thiếm Tư. đưa tay quẹt lên môi, Thiếm rùng mình vì lạnh. Đẹp thò tay lấy que gòn  bỏ vô thùng rác ở đầu giường. Đặt mình lên giường sau khi vói tắt ngọn đèn, Đẹp đưa tay kéo tấm chăn trùm đầu kín rồi lặng vào giấc ngủ. Thiếm Tư vẫn nằm đó,  ngổn ngang trăm mối.Lúc mới đến quanh quẩn chỉ lòng vòng trong chuyện nhà thương, mổ xẻ ; bây giờ đâu đã vào đó, ngày về chỉ là chuyện nay mai nhưng trong lòng Thiếm cái lo cái nghỉ  đã rối bời.

Buổi sáng vừa thức giấc, Thiếm đưa tay sờ lên môi. Cái lăn tăn, ê ê vẫn còn đó. Vói tay lên chiếc bàn con cầm lấy chai ê te,  cho que gòn vào xong Thiếm bôi lên môi. Cảm giác lạnh điếng làm Thiếm rung mình. Đẹp cũng đã thức, nhìn Thiếm Tư nói :

- Út nhớ nha. Hôm nay lối chín giờ sang là có người tới chỉ Thiếm cách bôi kem nuôi da và đánh phấn. Khỏng mười giờ thì bác sĩ tới thăm bệnh trước khi cho Út ra về.

Nghe đến ra về, lòng Thiếm chộn rộn liền khi. Cái náo nức, cái mong chờ gặp lại những gì quen thuộc trong quá khứ làm Thiếm cảm thấy có chút lo âu.

Đến chín giờ thì có cô y tá dến hướng dẫn như đã tính trước. Thiếm theo dõi một cách hời hợt gượng gạo. Lòng nói thầm “ hà huống gì chút thẹo mờ; nhiều hơn nữa kìa tui còn chẳng kể, dăm ba cái lẻ tẻ chẳng chết thằng Tây  nào “. Đẹp ở kế bên, ghi nhận không sót một điểm nào. Thực ra nó cũng muốn học cho chính bản thân vì biết đâu rồi có lúc cần đến. Chẳng những theo dõi kỷ, Đẹp còn hỏi rõ là phải tìm mua ở đâu, giá chừng bao nhiêu. Tất cả được nhớ kỷ cho mai sau. Đúng mười giờ thì bác sĩ đến cùng lúc với giáo Hoạch và ông bà chủ ruộng. Giáo Hoạch bước vào để thong dịch trong khi ông bà chủ ruộng tới lui chờ ở bên ngoài. Nhìn Thiếm Tư bác sĩ  Louis hỏi :

- Bà có thắc mắc, cần hỏi điều gì không.

Sau khi giáo Hoạch dịch sang tiếng Việt,Thiếm Tư lắc đầu :

- Ông giáo nói giùm là tôi rất cảm ơn ông đã giúp đỡ tui một cách tận tình.

Đợi cho dịch xong bác sĩ nói với giáo Hoạch ;

- Lớp da hãy còn mới, có đôi chút khó chịu nhưng vài ngày sau sẽ quen. Nhớ tránh đừng ra ngoài quá sớm, quan trọng là nhớ bôi ê te thường để tránh bị thẹo. chiều nay có thể xuất viện rồi.

 Giáo hoạch gật đầu đồng ý và dịch lại cho Thiếm Tư rõ. Nhìn thấy vẻ hớn hở trên mặt mọi người, bác sĩ Louis đưa tay bắt giáo Hoạch rồi khẻ chào mọi người trước khi bước ra khỏi phòng. Ông bà chủ Ruộng tuy qua lại bên ngoài nhưng vẫn luôn theo dõi, thấy bác sĩ đã ra về cả hai vội vã vừa bước vào vừa hỏi :

- Hoạch ! mọi việc đều tốt đẹp cả phải không ?
- Dạ. Đúng vậy. Bác sĩ dã cho phép xuất viện chiều nay.

 Thiếm Tư nóng nảy lên tiếng :

- Vậy là sáng mai mình có thể về Mỹ An rồi.

Ông chủ Ruộng ngắt lời :

- Năm thuở mười thì mới có dịp lên Thầy Gòn. Ngày mai theo tao nghỉ là để giáo Hoạch dẫn hết mọi người đi đây đi đó cho biết ; chứ chẳng lẻ lên đây rồi trớt lớt hết.

Giáo Hoạch tiếp ;

- Thiếm đừng quá nóng ruột. Cho tui một ngày để tận tình địa chủ chớ. Với lại tui cũng muốn mua sắm chút quà cho thằng Nèm  cho Út Lép nữa. Đi xa dìa có quà cáp mấy đứa nhỏ nó vui.

Mọi người nói vậy Thiếm Tư đành phải xuôi theo. Giáo Hoạch ngó ông bà chủ Ruộng

- Bà cô, ông dượng  hay là mình ghé mua vé xe đò. Cũng gần tới giờ ăn của Thiếm rồi.

Bà chủ Ruộng gật gật đầu :

- Bây nói phải đó giáo Hoạch. Tiện đường mình ghé vô chợ mua nầy nọ dìa nấu nướng ăn bữa cơm nhà. Cơm hàng cháo chợ miết không biết ai sao chớ tao ớn lên tới mũi  vả lại mấy hôm rày con Mẫn chắc cũng nuốt cơm Tây đã đời rồi.

Đẹp cũng xen vô :

- Bà mua đồ dìa cho con nấu canh chua, cá khô tộ ăn. Coi vậy chớ mấy món đó dễ ăn lắm. Chờ cho mọi người đi khỏi, Thiếm Tư dặn Đẹp nhớ kiếm mua cho Thiếm cái nón lá vì bác sĩ biểu nên tránh ra nắng sớm. Sau đó Thiếm lo sắp cái nầy sắp cái nọ chuẩn bị sau khi ăn trưa là lo trở về nhà của giáo Hoạch.

Ngồi trên đò, Thiếm Tư đầu quấn cái khăn chằng, còn thêm cái nón lá lụp xụp  nên khó có ai nhận ra được Thiếm. Mặc dù bao cả chiếc đò nhưng những cái lỉnh kỉnh cũng chiếm chật chỗ. Giáo Hoạch bận việc làm nên hẹn sẽ xuống Mỹ An khi có dịp. Đò càng gần tới Mỹ An chừng nào Thiếm Tư lại cảm thấy trong dạ lo âu chừng nấy. Thiếm chợt nhớ lại ngày xưa có lần cũng với tâm trạng tương tự  bụng  mang dạ chửa Thiếm, tía thằng Nèm  có cả má của Thiếm  ngồi đò đợi chờ cho mau tới  Mỹ An.

(còn tiếp)
Trần Phú Mỹ