SỐ 22 - THÁNG 4 NĂM 2004

 

Thư tòa soạn

Thơ
Thuở nào
Trần Việt Bắc
Ra đi
Hà Phú Đức
Tháng 3 Paris
Tôn Thất Phú Sĩ
Thơ chữ Hán
Huỳnh Kim Khanh
Muộn màng
Hoàng Mai Phi
Những lá thư ngày cũ
Tóc Tím
Nhớ đêm 29
Đường Sơn
30-4
Ngọc Trân
Xin khất
Song Châu Diễm Ngọc Nhân
Freeway 101
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Người lính thủy năm nao
Trần Việt Bắc
Hồi ký 30-4
Nguyễn Hồng Quang
Nhiều khi muốn quay về
Phan Thái Yên
Bữa ăn tối
Nguyên Nhi
Nàng Xuân trên đảo Phú Quốc
Phạm Hồng Ân
Chân mang giầy số 6
Song Thao
Đứa con nuôi
Phong Nhĩ Dị Nhân
Ngoại ô đỏ lửa
Cỏ Biển
Hồi ký bạn tù
Hoàng Quốc Việt
Lá thư không gửi - kỳ 8
Trương Thanh Diễm Thùy-Bảo Lộc
Hoa mai
Xuân Phương & HMP
Tháng 4 dục lòng quật khởi
Phạm Văn Thanh
Giang Nam du ký
Trần Ngọc Giang
Một thoáng ngoài kia
Ảnh: Ngô Văn Sơn
Thơ: Vũ Hoàng Thư

Tiểu luận, Biên khảo
Lời với gió chiều
Vũ Hoàng Thư
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - kỳ 9
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - kỳ 16
Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam (9)

 

Biên khảo văn học
Tác giả: Hoàng Thiếu Khanh


3.2.4. Kiều mắc họa Hoạn Thư

Thời gian thắm thoát trôi qua, Kiều ở Thanh Lâu đã được ba năm. Thế rồi một hôm, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi nho nhã:

Khách du bỗng có một người
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương

Người này từ huyện Tích, châu Thường, theo cha mở gian hàng ở Lâm Truy, nghe tiếng Kiều cũng đến tìm chơi cho biết:

Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi
Thiệp hồng tìm đến, hương khuê gửi vào
Trướng tô giáp mặt hoa đào
Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa
Hải đường mơn mởn đào tơ
Ngày Xuân càng gió càng mưa càng nồng
Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng
Đêm Xuân ai dễ cầm lòng cho chăng

Thế rồi hai người đắm mình trong cuộc truy hoan. Trước còn là tình trăng gió, dần đà hai bên cảm mến nhau và một thứ tình dan díu bắt đầu nẩy nở:

Sớm đào tối mận lân la
Trước còn trăng gió sau ra đá vàng
...
Khi gió gác, khi trăng sân
Bàu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ
Khi hương sớm, khi trà trưa
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn
Miệt mài trong cuộc truy hoan
Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình

Một buổi trưa hè oi bức, Kiều buông màn, tẩm nước hoa, khỏa thân tắm. Thúc Sinh nhìn vẻ đẹp hồn nhiên, nổi hung làm một bài thơ Đường, rồi bảo Kiều phụ họa

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rũ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên

Kiều xin lỗi, thoái thác là vì nàng đang nhớ quê hương:

Lòng còn gửi áng mây hang
Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay

Câu đầu là do tích Địch Nhân Kiệt đi chinh chiến phương xa, chỉ đám mây ở núi Thái Hàng mà bảo rằng: " Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây kia". Thúc Sinh không khỏi ngạc nhiên, vì chàng cứ đinh ninh Kiều là con gái Tú Bà. Lúc bấy giờ, Thúy Kiều mới buồn bã, kể lể sự tình:

Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm ngậm vành mà chơi
Chúa Xuân đành đã có nơi
Ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi!

Thúc Sinh tỏ ý muốn lấy Kiều làm vợ lẽ. Kiều tỏ ra áy náy cho danh giá chàng, phân tích hoàn cảnh đôi bên:

Vẽ chi chút phận bèo mây
Làm cho bể ái khi đầy khi vơi
Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho

Hơn nữa:

Thế trong dù lớn hơn ngoài
Trước hàm sư tử gửi người đằng la
Cúi đầu luồn xuống mái nhà
Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng

Mấy câu này ý nói dù được cưng chiều cho lắm thì phận lẽ mọn cũng phải luồn cúi, còn khổ hơn ở thanh lâu. Nhưng Kiều cũng kết thúc bằng hai câu:

Thương sao cho vẹn thì thương
Tinh sao cho trọn mọi đường thì vâng

Thế là Thúc Sinh cho dàn xếp chuộc Kiều ra khỏi thanh lâu.

Rõ ràng của dẫn tay trao
Hòa lương một thiếp, thân vào cửa công
Công tư đôi lẽ vừa xong
Gót tiên thoắt đã thoát vòng trần ai

Thúc Sinh đem Kiều về tá túc một nơi kín đáo vì sợ cha hay biết. Ăn ở được chừng nửa năm, một hôm Thúc ông đến thăm, và biết Kiều vốn từ lầu xanh, ông nổi giận đùng đùng, bắt Thúc Sinh phải trà Kiều về chốn buôn hương bán phấn cũ. Kiều bậm gan ra lời nài nỉ. Thúc Ông cho giải ra quan đường để định số phận Kiều. Sau một hồi xỉ vả uyên náo, quan phán rằng Kiều phải chọn một trong hai hình phạt; Một là gia hình ( bị tra tấn, đánh đập) hai là trở lại lầu xanh. Kiều đành chọn giải pháp thứ nhất:

Dạy rằng cứ phép gia hình
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn
Phận đành chi dám kêu oan
Đào nhăn nhíu má, liễu tan tác mày

Thúc Sinh khóc lóc xin tòa tha tội, thố lộ rằng Kiều khi xưa cũng là giòng giỏi có học thức. Quan tòa phán rằng Kiều thử làm bài thơ biểu diễn. Kiều bèn vâng lệnh làm thơ. Xem xong, quan tấm tắc khen rằng:

...Giá hợp Thịnh Đường
Tài này sắc ấy nhìn vàng chưa cân

Sau đó chẳng những được tha, Kiều còn được phép gá duyên cùng họ Thúc.

Thương vì hạnh, trọng vì tài
Thúc Ông thôi cũng dẹp lời phong ba
Huệ lan sực nức một nhà
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa

Ăn ở nhau được chừng một năm, không thấy Thúc Sinh về thăm nhà, Kiều nhân lúc thuận tiện, tìm lời khuyên chàng nên thăm dò tình thế về quê thăm vợ.

Xin chàng liệu kịp lại nhà
Trước người đẹp ý, sau ta biết tình
Ví bằng giữ mực giấu quanh
Rày lần mai lửa như hình chưa thông

Thúc Sinh nghe xuôi tai, đành khăn gói lên đường. Buổi tiễn đưa, Kiều căn dặn người yêu:

Thương nhau xin nhớ lời nhau
Năm chày cũng nhãng đi đâu mà chầy
Chén đưa nhớ bữa hôm nay
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau

Cảnh tiễn đưa buồn vời vợi, trời đã chuyển sang thu, rừng phong đã ú màu ly biệt:

Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh

Trong Tây Sương Ký có câu:

Thu lai thùy nhiễm phong lâm thúy
(Mùa thu đến, ai đem nhuộm mất màu xanh của rừng phong?)

Quan san là núi và cửa ải. Màu quan san là màu ly biệt, phân chia. Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đặng Trần Côn có hai câu:

Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
(Nhìn nhau cùng chẳng thấy
Xanh xanh mấy ngàn dâu )

Thúc Sinh thì lên đường muôn dậm; Thúy Kiều thì một mình ở lại, chiếc bóng bên trời:

Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vàng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Chỉ với bốn câu thơ mà Nguyễn Du đã gói ghém được nỗi cô đơn đau khổ của kẻ đi người ở. Hai câu đầu đối nhau để mô tả vẻ tương phản của hai hình ành cô đơn, xa cách. Hai câu sau bao hàm nỗi buồn lặng lẽ với hình ảnh một vầng trăng lạnh lẽo, cô liêu, với hai cảnh huống khác nhau "gối chiếc, dặm trường".

( Còn tiếp)